Sự khác biệt giữa nghiên cứu phát triển trên lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và nghiên cứu phát triển trên lĩnh vực kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị nghiên cứu và phát triển (Trang 34 - 36)

- Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam năm 1999: 50/ 58 quốc gia, năm 2000: 53/ 58 quốc gia.

1.4-Sự khác biệt giữa nghiên cứu phát triển trên lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và nghiên cứu phát triển trên lĩnh vực kinh tế xã hộ

nghệ và nghiên cứu- phát triển trên lĩnh vực kinh tế- xã hội

Ở những mức độ khác nhau, các doanh nghiệp đều phải tổ chức các hoạt động nghiên cứu- phát triển cả trên lĩnh vực kỹ thuật- công nghệ lẫn kinh tế- xã hội. Khi tổ chức các hoạt động nghiên cứu- phát triển trên các lĩnh vực này, cần lưu ý tới những khác biệt chủ yếu sau đây giữa chúng:

- Thứ nhất, nghiên cứu kỹ thuật- công nghệ thường là những nghiên cứu chính xác trên cơ sở thực nghiệm và có kết quả đúng- sai rõ ràng, còn các nghiên cứu về kinh tế- xã hội, do phạm vi, quy mô và tính chất của các quan hệ xã hội, thường khó chính xác, khó có thể dựa trên cơ sở thực nghiệm mà thường dựa trên cơ sở thực chứng, những kết quả nghiên cứu nhiều khi

không thể kết luận chính xác là đúng hay sai (mà là hợp lý, phù hợp hay không).

- Các kết quả nghiên cứu- phát triển về kỹ thuật- công nghệ có thể dễ dàng chuyển giao, ứng dụng cho các đơn vị, tổ chức có điều kiện tương đương, trong khi các kết quả nghiên cứu kinh tế- xã hội khó có thể chuyển giao, ứng dụng ở các đơn vị khác, kể cả khi xác định được rằng điều kiện của các đơn vị, tổ chức này là tương tự. Nguyên nhân là các yếu tố môi trường kỹ thuật- công nghệ thường dễ xác định đầy đủ, còn các nhân tố tác động về mặt kinh tế- xã hội lại khó có thể xác định được đầy đủ. Hơn nữa, tác động của các nhân tố kinh tế- xã hội tới các tổ chức, đơn vị khác nhau, ngay cả khi bối cảnh môi trường tương tự nhau, cũng có thể có sự khác biệt rất quan trọng và cơ bản (tác động của các yếu tố chủ quan). Mặt khác, các hiện tượng kinh tế- xã hội thường có tác động qua lại với nhau, có những tác động toàn diện mà cả các cán bộ nghiên cứu lẫn các tổ chức thẩm định, đánh giá cũng như tiếp nhận kết quả nghiên cứu có trình độ và kinh nghiệm cũng khó nhận ra hoặc không nhận biết đầy đủ.

- Tác động của các giải pháp kinh tế- công nghệ có thể được nhận biết một cách nhanh chóng và trực tiếp, trong khi kết quả của các nghiên cứu kinh tế- xã hội thường khó nhận biết, có khi diễn ra khá chậm (độ trễ về mặt thời gian dài) và nhiều khi chỉ có thể nhận biết một cách gián tiếp.

- Kết quả của việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu- phát triển về mặt kỹ thuật- công nghệ có thể lượng hoá dễ dàng hơn kết quả ứng dụng các giải pháp kinh tế- xã hội. Trong khi các phương tiện và thiết bị phục vụ đo lường và lượng hóa các kết quả nghiên cứu- phát triển về mặt kỹ thuật- công nghệ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn thì các phương tiện và công cụ lượng hóa các kết quả nghiên cứu về mặt kinh tế- xã hội và ứng

dụng chúng vào thực tiễn (hiện thường dùng các bộ chỉ số) vẫn luôn là đối tượng cần được nghiên cứu và hoàn thiện.

- Những rủi ro trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu- phát triển về kỹ thuật- công nghệ có thể nhận biết rõ ràng và đầy đủ hơn so với các nghiên cứu về mặt kinh tế- xã hội.

Hộp 1. 6: Cuộc chơi đổi mới - Những nguyên tắc mới trong R&D (Đọc thêm)

Bài viết dưới đây được dịch từ mục Cập nhật Xu hướng Quản trị của Harvard Business Online. Đây là một chuyên đề tháng nhằm giúp các nhà quản trị, điều hành xây dựng được những ý tưởng mới, giới thiệu các xu hướng quản trị và tìm cách giải quyết các vấn đề quản trị hiện tại của từng doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu những bài viết hay và phù hợp của mục này tới độc giả Việt Nam.

“Thành công ngày hôm nay phụ thuộc vào việc vay mượn ý tưởng của các doanh nghiệp

khác – và chỉ cho họ cách sử dụng ý tưởng của bạn” - Henry W. Chesbrough

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị nghiên cứu và phát triển (Trang 34 - 36)