Tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá các hoạt động nghiên cứu phát triển trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị nghiên cứu và phát triển (Trang 64 - 67)

- Năng lực nghiên cứu phát triển tập trung một cách thái quá trong các trường đại học Nghiên cứu trùng lặp.

1. 3 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp

1.4- Tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá các hoạt động nghiên cứu phát triển trong doanh nghiệp

cứu- phát triển trong doanh nghiệp

Các hoạt động nghiên cứu- phát triển được tổ chức thực hiện dưới hình thức các dự án nghiên cứu.

Việc tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu- phát triển bao gồm 3 mảng chức năng chủ yếu là:

- Tổ chức đảm bảo các điều kiện, các yếu tố đầu vào để thực hiện các hoạt động nghiên cứu- phát triển.

Các điều kiện, nhu cầu về các yếu tố đầu vào được xác định khi xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu. Nó được xác định trên cơ sở các hoạt động cần triển khai và số lần thực hiện các hoạt động này, loại và số cán bộ mỗi loại cần huy động, các phương tiện, dụng cụ, nguyên vật liệu cần sử dụng để thực hiện từng hoạt động. Nhu cầu về các điều kiện và các yếu tố đầu vào cho từng hoạt động sẽ được tổng hợp thành nhu cầu chung của doanh nghiệp (hoặc bộ phận doanh nghiệp) về các điều kiện và các yếu tố đầu vào cần đảm bảo.

Ví dụ: Công ty Bánh kẹo Hải Hà dự kiến sẽ nghiên cứu, thử nghiệm để đưa ra thị trường 3 loại kẹo và 2 loại bánh mới để bán vào dịp Tết nguyên đán. Công ty sẽ tiến hành 1) phân tích thị hiếu của người tiêu dùng Hà Nội (với một mẫu khoảng 50 người); 2) thử nghiệm mỗi loại sản phẩm (cả kẹo và bánh) theo 9 công thức pha chế và 2 mẫu tạo dáng; 3) bán thử thăm dò phản ứng của thị trường ở 10 điểm trong thời gian khoảng 3 tháng trước Tết. Trên cơ sở kết quả thăm dò thị trường, Công ty sẽ quyết định đưa sản phẩm nào vào dây chuyền sản xuất chính thức.

Như vậy, công ty sẽ cần 2 chuyên gia/ cán bộ nghiên cứu thị hiếu khách hàng; một số nguyên liệu để sản xuất thử (do bộ phận thí nghiệm hoặc cán bộ được giao thí nghiệm xác định), một số khuôn mẫu để tạo hình bánh kẹo. Công ty cũng phải lựa chọn và quyết định chọn địa điểm nào để bán thử, hỗ trợ những gì cho các bộ phận này và yêu cầu họ cung cấp những thông tin gì phục vụ cho đánh giá nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

- Thiết lập và vận hành cơ chế phối hợp/ hiệp tác giữa các chủ thể tham gia các hoạt động nghiên cứu- phát triển.

Hộp 2. 3- Chiếc máy tính điện tử đầu tiên của Liên Xô

Hơn 60 năm trước - đã xuất hiện một tài liệu đăng ký công khai về việc Liên Xô bắt đầu công việc chế tạo chiếc máy tính điện tử đầu tiên của mình. Thành công của chiếc máy tính điện tử này - dù được thiết kế và lắp ráp trong những điều kiện hết sức khó khăn - đã cho thấy tài năng và nghị lực của các nhà khoa học Xôviết thời đó...

Mốc son đầu tiên của ngành công nghiệp chế tạo máy tính điện tử Liên Xô đã chính thức được ghi nhận vào ngày 4/12/1948, khi tấm bằng chứng nhận sáng chế mang số 10245 về phát minh ra chiếc máy tính số tự động được cấp phát. Người Mỹ lúc đó thật ra đã bắt đầu đi trước một bước. Ngay từ năm 1946, họ đã phát minh ra chiếc máy ENIAC, có "bộ não" bao gồm 18.000 chiếc đèn điện tử được kết nối với nhau bằng hàng chục kilômét dây dẫn. Còn tại Liên Xô cũng đã xuất hiện những nhà khoa học tài năng có thể làm được kỳ công tương tự. Một trong số đó là Viện sĩ Isaak Bruk, lãnh đạo một phòng thí nghiệm bí mật tại Viện Nghiên cứu năng lượng thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Người thứ hai là Bashir Rameev, một kỹ sư cũng làm việc trong phòng thí nghiệm này.

Dù chỉ chính thức bắt đầu hợp tác từ tháng 5/1948, nhưng chỉ sau 3 tháng, Bruk và Rameev đã hoàn thành thiết kế ban đầu về một chiếc máy tính điện tử tự động. Tiếp đó trong vòng một năm, cả hai tiếp tục gửi cho Ủy ban sáng chế hơn 50 đơn đề nghị xin chứng nhận phát minh nhiều phần khác nhau của máy tính điện tử. Có điều những nghiên cứu mang tính đột phá của họ trong lĩnh vực này thường bị từ chối hay nhìn nhận dưới quan điểm hoài nghi. Nguyên nhân là trong thành phần của Ủy ban Sáng chế khi đó chưa hề có một chuyên gia nào về kỹ thuật máy tính, nên dự án nghiên cứu chế tạo một chiếc "máy thông minh" trong tương lai được đánh giá theo chuyên môn chẳng khác gì những động cơ điện thông thường.

Việc nghiên cứu chế tạo chiếc máy tính điện tử đầu tiên của Liên Xô (có ký hiệu là M-1) sau đó đã bị kéo dài trong suốt 3 năm tại Viện Nghiên cứu năng lượng. Một phần tình trạng này là do rắc rối liên quan đến Bashir Rameev, khi viên kỹ sư này được xác định người cha trước đây là thành phần phản cách mạng.

Nhà bác học trẻ tài năng này nhanh chóng bị loại bỏ khỏi dự án M-1. Đầu năm 1949, Rameev bất ngờ bị gọi nhập ngũ, đưa tới một khu vực xa xôi tận Viễn Đông. Viện sĩ Bruk đã phải nhờ đến sự tác động của một số nhà lãnh đạo Viện Hàn lâm, cũng như Bộ trưởng Chế tạo máy Parshin, người đã đích thân viết một lá thư tới Cơ quan An ninh cam kết chịu trách nhiệm. Nhờ đó Rameev được trở lại Moskva. Khi đó M-1 mới được chính thức hoàn thành vào tháng 12/1951.

Dù M-1 là chiếc máy tính điện tử đầu tiên được cấp bằng sáng chế, nhưng một "người anh em" của nó là chiếc máy tính điện tử MASM-1 (do nhóm nghiên cứu của Sergey Lebedev

chế tạo) mới chính là sản phẩm đầu tiên thuộc loại này của Liên Xô. MASM-1 được chính thức ra mắt trước M-1 chỉ vỏn vẹn có hai tuần.

Kỳ công kỹ thuật này của Liên Xô được lắp ráp tại một địa điểm có vẻ chẳng thích hợp chút nào: tại một gian phòng rộng trong một khu tu viện cũ ở gần Kiev, khi đó đang được sử dụng làm... bệnh viện tâm thần. Nguyên nhân là do trong cơ quan nghiên cứu tại Ukraina, Lebedev không thể tìm ra một gian phòng thích hợp cho "đứa con" của mình.

Đơn giản là do chiếc máy tính này có kích thước tới 14m chiều dài và 2,5m chiều cao, khó có thể kiếm được một căn phòng nào chứa được nó. Bên trong các khối điện tử của máy là khoảng 6.000 bóng đèn (nhiều chiếc có kích thước tới 10cm). Tất nhiên dù với kích thước khổng lồ như vậy, chiếc MASM-1 ban đầu chỉ thực thi được những phép tính số học đơn giản với tốc độ 100 phép tính/giây - con số vào thời điểm đầu những năm 50 được coi là một kỳ tích.

So với chiếc MASM-1 của Lebedev, chiếc máy tính được làm "giấy khai sinh" đầu tiên M-1 có kích cỡ khiêm tốn hơn nhiều. Máy có thể đặt trong một phòng tương đối rộng, có tổng cộng 730 bóng đèn và tốc độ xử lý 20 phép tính/giây. Cả hai chiếc máy tính điện tử đầu tiên của Liên Xô đều được chế tạo đúng một phiên bản duy nhất.

MASM-1 được triển khai hoạt động trong gần một năm, đảm trách các tính toán kỹ thuật liên quan đến nghiên cứu kỹ thuật tên lửa. M-1 cũng được đem ra phục vụ tại một trong những lĩnh vực thiết yếu nhất của khoa học Xôviết - giải các bài toán nhận được từ ban nghiên cứu của nhà khoa học Korolev (chuyên gia tên lửa hàng đầu của Liên Xô) và từ các chuyên gia nghiên cứu hạt nhân tại Viện Kurchatov.

Cũng vì những ứng dụng rất hiệu quả của mình, hai chiếc máy tính điện tử đầu tiên của Liên Xô đã có "tuổi thọ" không cao. Viện sĩ Bruk ngay từ năm 1952 đã thiết kế một phiên bản hoàn thiện hơn M-2 cho chiếc máy tính của mình, có sử dụng lại một số môđun và chi tiết từ máy tính cũ.

Còn đối với chiếc MASM-1, sau 10 tháng làm việc cật lực, nó được cho nghỉ hưu hoàn toàn sau 10 tháng làm việc, đưa vào phòng trưng bày, sau khi được thay thế bằng phiên bản mới hơn. Hiện tại còn rất nhiều tài liệu và hình ảnh liên quan đến lịch sử hình thành các máy tính điện tử đầu tiên của Liên Xô được trưng bày tại Viện Bảo tàng Kỹ thuật tổng hợp, tại văn phòng các quỹ khoa học mang tên Bruk và Rameev.

Linh Nga (tổng hợp)- An ninh thế giới on line- 12- 9- 2009

Từ một cách tiếp cận khác, Jeff Butler (Institute of Innovation Research thuộc Trường kinh doanh, Đại học Manchester, Anh) đã phân tích và mô tả quá trình hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý nghiên cứu- phát triển trên thế giới theo 8 giai đoạn (xem biểu 2.1)11.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị nghiên cứu và phát triển (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w