D. Nobelius: Project Management Volvo Car Corporation Gothenburg, 2003.
1. 2 Mục đích, yêu cầu đối với công tác quản trị nghiên cứu phát triển trong doanh nghiệp
trong doanh nghiệp
Công tác nghiên cứu- phát triển trong mỗi doanh nghiệp thường theo đuổi các mục tiêu cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, các mục tiêu chung mà các doanh nghiệp thường đặt ra cho công tác quản trị nghiên cứu- phát triển là:
- Đảm bảo cho các hoạt động nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp bám sát các định hướng phát triển, phục vụ tốt các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp;
- Đảm bảo cho công tác nghiên cứu- phát triển được thực hiện một cách có hiệu quả;
- Phát triển được năng lực nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp với chi phí tối thiểu và khai thác năng lực này một cách có hiệu quả;
- Đảm bảo cho công tác nghiên cứu- phát triển diễn ra một cách nhất quán, được tổ chức một cách khoa học, có đủ các nguồn lực cần thiết một cách kịp thời;
- Đảm bảo cho các kết quả nghiên cứu được kịp thời chuyển giao và ứng dụng với hiệu quả cao nhất.
Những mục tiêu trên được thể hiện qua các nhiệm vụ cụ thể của công tác quản trị nghiên cứu- phát triển trong doanh nghiệp như sau:
- Hoạch định, xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển năng lực nghiên cứu- phát triển cũng như các mục tiêu của công tác nghiên cứu- phát triển.
- Xây dựng và theo dõi, hỗ trợ thực hiện các chính sách về nghiên cứu- phát triển, bao gồm cả các chính sách chi phí cho nghiên cứu- phát triển, chính sách về nghĩa vụ/ nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp, chính sách thù lao và động viên- khuyến khích đối với các hoạt động nghiên cứu- phát triển.
- Hoạch định chiến lược và xây dựng các kế hoạch và triển khai các hoạt động nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp. Để làm việc này, doanh nghiệp cần tổ chức bộ phận chức năng/ tham mưu về nghiên cứu- phát triển, nhưng cũng cần thu hút tối đa lực lượng của mình vào việc hoạch định chiến lược, kế hoạch nghiên cứu- phát triển cũng như thực hiện các chiến lược và kế hoạch này. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp ít tổ chức các “phong trào” nghiên cứu- ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, mà tập trung nhiều hơn vào hoạt động của lực lượng khoa học- kỹ thuật chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ cũng không quên tập hợp các sáng kiến của toàn bộ lực lượng lao động trong doanh nghiệp, từ đó đánh giá hiệu quả cũng như tính khả thi của chúng để tiếp tục phát triển chúng thành các giải pháp hữu ích hoặc các sáng chế, thiết kế mới.
- Tổ chức, điều hành, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện các chiến lược, kế hoạch nghiên cứu- phát triển trong toàn doanh nghiệp, bao gồm cả việc tổ chức sự phối hợp/ kết hợp các hoạt động nghiên cứu- phát triển giữa các bộ phận của doanh nghiệp.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các quan hệ hợp tác nghiên cứu- phát triển với các cơ sở khác. Nhiệm vụ này càng ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp do quy mô ngày càng lớn và tính chất chuyên môn hoá ngày càng sâu của bản thân các hoạt động khoa học- công nghệ cũng như nghiên cứu- phát triển. Năng lực nghiên cứu- phát triển nội bộ của mỗi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong toàn bộ năng lực nghiên cứu- phát triển mà bản thân nó khai thác, sử dụng. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới hiện nay, tuy vẫn duy trì lực lượng nghiên cứu- phát triển của riêng mình, nhưng đã không ngừng mở rộng mạng lưới hợp tác, phát triển của mình và sử dụng lực lượng nghiên cứu- phát triển bên ngoài phục vụ cho mục tiêu của mình9.
Để thực hiện các mục tiêu trên, công tác quản trị nghiên cứu- phát triển phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Các hoạt động nghiên cứu- phát triển phải bám sát các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Yêu cầu này xuất phát từ mục đích chung của công tác nghiên cứu- phát triển- tạo ra những tri thức, những giải pháp mới để giúp doanh nghiệp kinh doanh và phát triển tốt hơn. Do không được thành lập để nghiên cứu cơ bản hoặc kinh doanh 9 Thay vì tự tổ chức nghiên cứu và duy trì đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hầu hết các tập đoàn đa quốc gia hiện nay đang tăng cường áp dụng hình thức cấp học bổng, tài trợ cho các nhà khoa học nghiên cứu đề tài của chính các nhà khoa học này nếu chúng phù hợp với hướng ưu tiên của tập đoàn. Các nhà khoa học cũng được mời thực hiện các nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn, sử dụng miễn phí cơ sở vật chất của các tập đoàn này để nghiên cứu. Đương nhiên, các kết quả nghiên cứu sẽ được chia xẻ, các nhà khoa học vẫn được đảm bảo bản quyền với các sáng chế và giải pháp hữu ích của họ. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn tiết kiệm được chi phí và thời gian nghiên cứu.
các sản phẩm tri thức, các hoạt động nghiên cứu của các doanh nghiệp đều không vì mục đích tự thân, mà đều nhằm thực hiện những yêu cầu mà sản xuất kinh doanh đặt ra. Như vậy, muốn phát triển được các hoạt động nghiên cứu- phát triển, cần xác định được nhu cầu bên trong của chính doanh nghiệp về ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ. Mỗi nhiệm vụ nghiên cứu- phát triển đều phải xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của một đơn vị cụ thể trong doanh nghiệp (nghiên cứu theo yêu cầu của một địa chỉ cụ thể) và định hướng ưu tiên của doanh nghiệp.
- Công tác quản trị nghiên cứu- phát triển phải được tổ chức một cách khoa học, thực hiện với hiệu quả cao. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần lựa chọn hệ thống các tiêu chí để tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Tính khoa học của công tác quản trị nghiên cứu- phát triển tuỳ thuộc vào đặc điểm và tính chất của lĩnh vực khoa học- công nghệ mà hệ thống sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào cũng như tính khoa học của công tác quản lý nói chung. Một số chỉ tiêu thường dùng có liên quan tới quy mô, hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu- phát triển là ngân sách dành cho nghiên cứu- phát triển, tỷ lệ kinh phí dành cho nghiên cứu- phát triển so với doanh thu, với ngân sách hoạt động, với tổng chi phí hoặc so với tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực ra, những chỉ tiêu này không hoàn toàn phản ánh hiệu quả của công tác nghiên cứu- phát triển. Chỉ tiêu sát thực nhất chính là lợi nhuận do các hoạt động/ dự án nghiên cứu phát triển tạo ra so với chi phí dành cho nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp. Tiêu chí này sẽ phụ thuộc vào 1) hiệu quả của từng hoạt động/ dự án nghiên cứu- phát triển riêng rẽ và 2) tỷ trọng của các hoạt động/ dự án nghiên cứu- phát triển trong tổng số các hoạt động/ dự án nghiên cứu- phát triển.