2 Vai trò của công tác nghiên cứu phát triển đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị nghiên cứu và phát triển (Trang 29 - 34)

III- Vai trò của công tác nghiên cứu phát triển đối với các hoạt động kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp

3.2 Vai trò của công tác nghiên cứu phát triển đối với sự phát triển của doanh nghiệp

kinh doanh là yêu cầu đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp. Mục tiêu này có thể đạt được thông qua nhiều hướng tác động/ giải pháp khác nhau, từ tái cấu trúc doanh nghiệp, tổ chức lại sản xuất, đổi mới kỹ thuật và công nghệ, đổi mới sản phẩm và cơ cấu sản phẩm, … Nghiên cứu- phát triển là nhân tố tác động tới tất cả các giải pháp trên: Nó giúp tìm ra các phương án và giải pháp thực hiện các phương án tổ chức lại lao động, tổ chức lại sản xuất, tái cấu trúc doanh nghiệp, thiết kế, sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ có giá trị và tỷ lệ lợi nhuận cao, thiết kế, chế tạo các thiết bị kỹ thuật cũng như công nghệ có năng suất cao, cho phép cung cấp hàng hoá và dịch vụ với những mức chất lượng khác nhau tuỳ theo nhu cầu của khách hàng một cách ổn định. Những công nghệ mới được phát hiện, thiết kế và đưa vào sử dụng cho phép các doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, vừa giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, vừa cho phép họ giảm bớt giá bán để gia tăng lợi ích cho khách hàng.

Những tác động trên đây của các hoạt động nghiên cứu- phát triển cũng như năng lực nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp luôn ở dạng tiềm năng. Việc khai thác chúng đến đâu và hiệu quả như thế nào tuỳ thuộc nhiều vào nhận thức/ chủ trương của lãnh đạo doanh nghiệp, vào năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp và vào môi trường mà doanh nghiệp hoạt động trong đó.

3. 2- Vai trò của công tác nghiên cứu- phát triển đối với sự phát triển của doanh nghiệp doanh nghiệp

Đối với nền kinh tế nói chung, lịch sử đã ghi nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa các chu kỳ tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ với sự phát triển sản xuất. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng tiến bộ khoa học- công nghệ là một

động lực và một nhân tố thúc đẩy sự phát triển nói chung, sự phát triển kinh tế- xã hội nói riêng. Hơn nữa, trong những giai đoạn có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học- công nghệ, người ta cũng ghi nhận được sự gia tăng nhanh chóng của số lượng các doanh nghiệp. Nghiên cứu các doanh nghiệp riêng rẽ, người ta cũng thấy rằng các tập đoàn lớn thường có sự phát triển mạnh mẽ khi hệ thống nghiên cứu của nó đưa vào sử dụng được những công nghệ mới, kỹ thuật mới và các sản phẩm, dịch vụ mới.

Đối với sự phát triển của doanh nghiệp, công tác nghiên cứu- phát triển có những vai trò sau:

- Cho phép doanh nghiệp khắc phục hoặc hạn chế ảnh hưởng của những khó khăn, hạn chế. Nguồn lực khan hiếm và không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng luôn là thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp. Chỉ khi vượt qua những khó khăn này, doanh nghiệp mới có được sự phát triển và tạo cơ sở cho sự phát triển một cách bền vững. Cho tới nay, chưa có doanh nghiệp nào tạo ra cho mình khả năng và phương án phát triển mà không lệ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu- phát triển được tổ chức một cách định hướng sẽ cho phép doanh nghiệp khắc phục vấn đề và khó khăn cụ thể tại từng thời kỳ cụ thể. Chẳng hạn, nó giúp doanh nghiệp tìm kiếm các công nghệ cho phép thay thế các nguồn lực khan hiếm, đắt đỏ bằng những nguồn lực dễ kiếm, rẻ tiền hơn. Những nghiên cứu về công nghệ cũng có thể giúp doanh nghiệp ứng dụng được những công nghệ tiên tiến để khai thác được những tài nguyên mà trước đây nó chưa khai thác được (vì lý do kỹ thuật hay kinh tế- tổ chức).

- Cho phép doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi chiến lược và định hướng kinh doanh. Chuyển đổi chiến lược và định hướng kinh doanh là những nội dung không thể thực hiện được trong một thời gian ngắn, mà

thường đòi hỏi phải được thực hiện trong một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều bước, nhiều giai đoạn được gắn kết với nhau một cách lô gíc và khoa học. Nó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu có hệ thống về môi trường và năng lực của doanh nghiệp, bao gồm cả việc dự báo sự biến động trong tương lai, những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể khai thác hoặc phải vượt qua. Bản thân những nghiên cứu, dự báo này là kết quả của công tác nghiên cứu mà doanh nghiệp có thể tự thực hiện hoặc phải thuê các tổ chức nghiên cứu bên ngoài. Trong trường hợp doanh nghiệp chuyển hướng kinh doanh hoặc mở rộng lĩnh vực kinh doanh, năng lực nghiên cứu- phát triển nội bộ sẽ là một yếu tố quan trọng bởi nó cho phép doanh nghiệp có thể chuẩn bị dần những điều kiện cần thiết- chuẩn bị các sản phẩm và dịch vụ mới, chuẩn bị nguồn nhân lực với cơ cấu nghề nghiệp và trình độ thích hợp (thông qua công tác đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ), xây dựng các phương án, kịch bản cũng như những giải pháp tiếp thị, quảng bá, … Những nghiên cứu về công nghệ, tổ chức và những giải pháp do các nghiên cứu này đề xuất cũng tạo dựng cơ sở khoa học cho các cán bộ quản lý có những quyết định thích hợp (về đổi mới tổ chức, cơ chế và phương pháp quản lý, về đổi mới và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật- công nghệ, …). - Cho phép doanh nghiệp xây dựng, củng cố, phát triển và khai thác những

lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những lợi thế cạnh tranh ngắn hạn và dài hạn, có tính tác nghiệp và có tính chiến lược. Những lợi thế này có thể do doanh nghiệp tự tạo ra, cũng có thể xuất hiện một cách khách quan do sự biến động ngẫu nhiên của môi trường. Để phát triển một cách bền vững, doanh nghiệp cần phải tạo lập và duy trì cho mình những lợi thế cạnh tranh dài hạn và phải tìm cách khai thác tốt những lợi thế cạnh tranh ngắn hạn xuất hiện trên thị trường. Công tác nghiên cứu- phát triển giúp các doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu này thông

qua việc tìm tòi các giải pháp, tạo ra những phương pháp, phương tiện và công cụ thích hợp. Như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản đã phát hiện, từ những dự báo về nguồn năng lượng hoá thạch hạn chế, cơ hội kinh doanh các dòng xe tiết kiệm xăng. Họ đã đầu tư nhiều tiền của và con người để thiết kế các loại động cơ, các phương pháp đốt nhiên liệu, các phương án kết hợp sử dụng xăng và điện, … tạo thế mạnh vượt trội so với các dòng xe của đối thủ cạnh tranh Âu- Mỹ. Về phần mình, các hãng xe Đức lại phát triển lợi thế cạnh tranh về mặt an toàn, độ ổn định của xe. Trong khi đó, một số hãng xe của Mỹ cố gắng củng cố và phát huy lợi thế vốn có về độ tiện dụng, tiện nghi, sang trọng cho sản phẩm của mình. Ngược lại, một số hãng khác của Mỹ lại chú trọng tới lợi thế về tính phổ cập của các loại xe do mình cung cấp cho khách hàng, … Tất cả những lợi thế cạnh tranh có tính chiến lược này là kết quả của hàng loạt các chương trình nghiên cứu- phát triển cả về sản phẩm, kỹ thuật và công nghệ. Gần đây, những nghiên cứu về vật liệu mới cũng có những đóng góp quan trọng vào việc đổi mới và cải tiến sản phẩm và dịch vụ.

- Cho phép doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng với những thay đổi trên thị trường để có thể phát triển một cách bền vững. Khả năng này sẽ tuỳ thuộc vào 1) việc hệ thống nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều phương án khả thi, phù hợp với yêu cầu để doanh nghiệp lựa chọn hay không và 2) năng lực của hệ thống trong việc thực thi các phương án đổi mới mà doanh nghiệp lựa chọn. Đương nhiên, năng lực nghiên cứu- phát triển của một doanh nghiệp càng lớn thì khả năng thích ứng của nó càng cao.

- Cho phép doanh nghiệp thu hút và tập hợp thêm năng lực nghiên cứu- phát triển từ bên ngoài và sử dụng chúng một cách có hiệu quả để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp. Thực tế là không một doanh nghiệp nào có đủ

nguồn lực, kể cả năng lực nghiên cứu- phát triển, để đáp ứng toàn bộ các nhu cầu, đòi hỏi của mình. Vì vậy, việc thu hút thêm các nguồn lực từ bên ngoài là cần thiết. Ở đây, có 2 yếu tố cần cân nhắc: Một là, doanh nghiệp phải có năng lực cần thiết để đánh giá được các tổ chức bên ngoài và dịch vụ mà họ cung cấp. Hai là, doanh nghiệp cũng phải có năng lực nhất định mới có thể tiếp nhận được. Hiển nhiên, năng lực nghiên cứu- phát triển càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng thuận tiện để thu hút và khai thác, sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài.

- Tạo cho doanh nghiệp lợi thế dẫn dắt thị trường và định hướng nhu cầu. Những sản phẩm mới hoặc công nghệ mới thường tạo ra hoặc góp phần tạo ra những nhu cầu mới, thậm chí cả những xu hướng tiêu dùng mới. Doanh nghiệp nào đưa những sản phẩm, công nghệ mới ra thị trường sớm nhất thường có lợi thế của “người dẫn đầu” thị trường, có thể áp đặt những tiêu chuẩn của mình cho thị trường theo hướng có lợi cho họ. Khi doanh nghiệp có tiềm lực đủ lớn và có chiến lược thích hợp, lợi thế này có thể được chuyển hoá thành lợi thế độc quyền tương đối.

Hộp 1. 5: Vai trò của nghiên cứu và phát triển (R&D) đối với Nhà nước và Doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của nhà nước thể hiện bởi tốc độ tăng trưởng GDP bền vững (tốc độ khá cao, duy trì trong khoảng thời gian dài, năng suất tổng hợp của nền kinh tế cao, bảo vệ và phát triển môi trường, giảm bất bình đẳng và nghèo khổ). Các Quốc gia không chỉ dựa trên lợi thế so sánh tương đối (tĩnh) (Comparative Advantage) để có được vị thế cạnh tranh toàn cầu tốt, vì các lợi thế về nhân công giá rẻ, nguồn tài nguyên, vv....không còn có tính quyết định khi mà các nhân tố này được lưu chuyển ngày càng dễ dàng hơn trong kinh doanh Quốc tế, các lợi thế so sánh này chỉ đem lại lợi thế cạnh tranh tĩnh (Static Competitive Advantage) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần then chốt vào năng lực cạnh tranh quốc gia, và cũng không chỉ dựa vào lợi thế cạnh tranh tĩnh trong dài hạn (nhân công rẻ và dồi dào, sở hữu một vài nguồn nguyên liệu,..).

Vậy điều gì sẽ đem đến năng lực cạnh tranh bền vữngcho cả quốc gia và doanh nghiệp?

Theo nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu (UNDP, WEF, Porter, OHKAWA) đó là lợi thế cạnh tranh động (Dynamic Competitive Advantage): điều gì đem lại lợi thế cạnh tranh động? Đó chính là khả năng luôn cải tiến và đổi mới không ngừng (Continuous Innovation and

phát triển không ngừng và theo đó là năng lực cạnh tranh động.

Các bạn sẽ thấy rằng yếu tố đưa năng suất của một doanh nghiệp hoặc năng suất tổng hợp của một nền kinh tế ngày càng cao, không gì khác hơn là công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản trị công và quản trị doanh nghiệp, cũng như phát triển con người. R&D đã được tập trung và đầu tư rất cao ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới (NICs)- các con rồng châu Á.

- Cụ thể, Hoa kỳ và Nhật Bản đã đầu tư cho hoạt động R&D lên tới 3% GDP, Đức và Pháp từ 2-3% GDP, Hàn quốc 5% GDP, Singapore 1,1% GDP, các nước trong khu vực Đông từ 2-3% GDP, Hàn quốc 5% GDP, Singapore 1,1% GDP, các nước trong khu vực Đông Nam Á đầu tư khoảng 2% GDP cho R&D.

- Còn tại Việt Nam? Ngân sách đầu tư cho R&D chỉ khoảng 0.4% GDP, một con số quá khiêm tốn, và phần chi tiêu cho R&D của các doanh nghiệp còn thấp hơn! khiêm tốn, và phần chi tiêu cho R&D của các doanh nghiệp còn thấp hơn!

Đối chiếu với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay:

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị nghiên cứu và phát triển (Trang 29 - 34)