Những nguyên tắc quản trị nghiên cứu phát triển

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị nghiên cứu và phát triển (Trang 72 - 73)

3. 1- Những nguyên tắc chi phối việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp triển của doanh nghiệp

Việc tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi phải quán triệt những nguyên tắc sau:

- Các hoạt động nghiên cứu- phát triển phải bám sát các kế hoạch, chương trình nghiên cứu- phát triển. Điều này đảm bảo cho các hoạt động nghiên cứu- phát triển được thực hiện một cách có chủ đích, các kết quả của chúng có thể được ứng dụng một cách nhanh chóng và thuận lợi. Nó cũng giúp cho việc đảm bảo hậu cần và phối hợp hoạt động trong nghiên cứu- phát triển có thể được thực hiện một cách thuận lợi hơn.

- Việc tổ chức nghiên cứu phải đảm bảo sự sáng tạo của các cán bộ thực hiện. Điều này đòi hỏi phải tránh sự can thiệp hành chính hoặc áp đặt quan điểm, ý kiến (đặc biệt là về mặt chuyên môn) đối với các cán bộ nghiên cứu dưới mọi hình thức. Nó cũng đòi hỏi phải hạn chế đến mức tối đa các hình thức gò ép các hoạt động nghiên cứu- phát triển vào các khuôn mẫu, mô hình định trước một cách chủ quan.

- Cần đảm bảo khả năng thu hút rộng rãi các nguồn lực nhiều nguồn và tạo ra sự hợp tác chặt chẽ giữa các chủ thể có liên quan tới công tác nghiên cứu- phát triển.

- Cần đảm bảo tính kế thừa trong nghiên cứu- phát triển. Các hoạt động nghiên cứu- phát triển cần được gắn kết với nhau để đảm bảo sự liên tục và sự phát triển trong nghiên cứu. Tuy nhiên, sự kế thừa không được làm giảm tính độc lập trong nghiên cứu- phát triển.

- Các kết quả nghiên cứu- phát triển cần được đối chiếu, kiểm định để đảm bảo tính chính xác.

3. 2- Những nguyên tắc chi phối việc quản lý các hoạt động nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp phát triển của doanh nghiệp

Những nguyên tắc chủ yếu chi phối công tác quản lý các hoạt động nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp là:

- Các hoạt động nghiên cứu- phát triển của doanh nghiệp phải bám sát chiến lược và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

- Các chương trình, dự án nghiên cứu- phát triển phải được thực hiện một cách có hiệu quả.

- Các kết quả nghiên cứu- triển khai cần sớm được chuyển giao và ứng dụng vào thực tiễn.

- Các chương trình, dự án, đề án nghiên cứu- phát triển phải góp phần nâng cao năng lực khoa học- công nghệ của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong việc thích ứng với môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị nghiên cứu và phát triển (Trang 72 - 73)