6 Giải pháp bảo tồn di sản trong du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 75 - 84)

Đưa di sản thành thương hiệu du lịch, thu hút sự quan tâm của công chúng chính là cách bảo tồn và phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả nhất. Song chúng ta vẫn còn chưa có cơ sở hạ tầng, chưa huy động được tối đa sự tham gia của cộng đồng vào việc kết nối du lịch với di sản. Ngoài Huế, Hội An, chúng ta vẫn còn quá ít địa chỉ du lịch di sản trên bản đồ du lịch quốc tế.

Nhưng ngược la ̣i , du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên văn hoá bởi thông qua các hoạt động du lịch, các giá trị của di sản có điều kiện đến được với công chúng và được quảng bá rộng rãi. Qua hoạt động du lịch, du khách có cơ hội không chỉ được tận mắt nhìn thấy trong thực tế, được hiểu về giá trị di sản và văn hóa nơi mình tham quan mà còn có được những trải nghiệm đặc biệt, sống động.

Nhận thức được vai trò của việc phát huy các giá trị văn hoá trong phát triển du lịch, Nhà nước Việt Nam luôn xác định phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu tạo bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá góp phần phát triển bền vững. Tư tưởng này đã được cụ thể hoá trong nội dung của Pháp lệnh Du lịch, 1999, theo đó: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, …” ; đồng thời “… bảo đảm phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam” cũng như trong Luật Du lịch, 2005, theo đó một trong những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch là “phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, …..bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch”.

Dựa trên quan điểm về phát triển bền vững và kế thừa những tư tưởng và kết quả đạt được từ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001- 2010, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đưa ra một số quan điểm phát triển trong đó quan điểm về “Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc… tôn trọng văn hoá trong mối quan hệ với cộng đồng điểm đến…”; “Phát triển du lịch gắn với giảm nghèo..” được nhấn mạnh.

Trong quy hoạch phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, UBND tỉnh Quảng Ninh cần lồng ghép các tư tưởng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, theo đó cần lưu ý tới một số giải pháp cụ thể sau :

- Quy hoạch tổ chức không gian du lịch phải phù hợp với Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và các quy định pháp lý được quy định trong các Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch và các luật có liên quan; - Quản lý “sức chứa” phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên và môi trường du lịch và quản lý tác động của hoạt động du lịch căn cứ báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch tại các khu vực di tích, đặc biệt là di sản thế giới;

- Đóng góp từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, theo đó cần quy định cụ thể tỷ lệ đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo tồn các giá trị di sản từ thu nhập du lịch. Để thực hiện vấn đề này cần có sự phối hợp của các ngành có liên quan, đặc biệt là ngành Tài chính;

- Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động du lịch, theo đó cần có sự hỗ trợ vật chất từ thu nhập du lịch để cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng được tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch tại các khu di sản. Điều này sẽ góp phần hạn chế đáng kể “sức ép” của cộng đồng lên các giá trị di sản đồng thời sẽ khuyến khích họ trở thành chủ nhân thực sự đóng góp vào nỗ lực chung bảo tồn và phát huy các giá trị di sản ở Việt Nam.

Ưu tiên đầu tư xây dựng thương hiệu, xây dựng điểm dừng chân cho du khách, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, khách sạn, nhà hàng ăn uống… là những giải pháp đã được ngành du lịch đề ra. Bên cạnh đó, muốn phát huy giá trị di sản trong phát triển du lịch cần phải đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt, việc đào tạo đội ngũ thuyết minh tại các khu vực có di tích cần

được đẩy mạnh. Một hướng đi hiệu quả để bổ sung nguồn hướng dẫn viên du lịch là tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ du lịch trong cộng đồng, phấn đấu để mỗi người dân tham gia vào hoạt động phục vụ du lịch đều được hướng dẫn về văn hóa du lịch, có thái độ ứng xử đúng mực với du khách.

Chọn chủ đề cho năm du lịch quốc gia 2012 là Du lịch Di sản không chỉ là đưa di sản vào phát triển du lịch mà còn là cách thu hút cộng đồng vào bảo vệ di sản. Có "đi bằng hai chân" như vậy thì du lịch di sản mới phát triển và bền vững.

Công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động thu thập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo, v.v. bên cạnh những yêu cầu về kinh nghiệm, về đội ngũ, về trình độ khoa học công nghệ, v.v. trong lĩnh vực bảo tồn. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa từ ngân sách nhà nước và hợp tác quốc tế thường rất hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo tồn văn hoá. Trong bối cảnh trên, nguồn thu từ du lịch sẽ là đóng góp quan trọng cho hoạt động bảo tồn của chính những giá trị văn hoá.

- Việc kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, du lịch và các dự án phát triển kinh tế xã hội khác, hoàn thiện quy hoạch bảo tồn và du lịch tại khu vực có di sản là điều hết sức cần thiết. Đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo đội ngũ thuyết minh tại các khu vực có di tích. Tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ du lịch trong cộng đồng, phấn đấu để mỗi người dân tham gia vào hoạt động phục vụ du lịch đều được hướng dẫn về văn hóa du lịch, có thái độ ứng xử đúng mực với khách tham quan du lịch.

- Hiện nay, một trong những hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam là thiếu các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ

ưu tiên khắc phục hạn chế này. Trong trường hợp này, bản thân các di sản văn hoá, đặc biệt là các di sản thế giới là những tài nguyên du lịch có giá trị. Vấn đề là cần có quy hoạch và đầu tư hợp lý để biến những giá trị di sản văn hoá thành sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch. Sự tăng trưởng về khách du lịch đến các điểm di sản sẽ đồng nghĩa với việc những giá trị di sản này sẽ càng được phát huy.

- Cộng đồng là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, trong nhiều trường hợp cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Chính vì vậy phát triển du lịch di sản không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực di sản và lợi ích có được từ du lịch di sản phải được chia sẻ với cộng đồng. Trong trường hợp này, cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên quê hương của họ.

Bên cạnh ý nghĩa trên, phát triển du lịch văn hoá gắn với cộng đồng sẽ còn khai thác được những giá trị văn hoá bản địa góp phần làm đa dạng và phong phú hơn sản phẩm du lịch điểm đến, làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh du lịch.

- Để phát huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là các di sản thế giới, hoạt động xúc tiến du lịch văn hóa thông qua sự hợp tác với các nước trong khu vực sẽ có ý nghĩa quan trọng. Sự hợp tác này trước hết sẽ tạo ra các tuyến du lịch văn hoá có tính liên vùng và khu vực như tuyến du lịch di sản miền Trung, tuyến du lịch di sản Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), tuyến du lịch di sản Hành lang Đông Tây (WEC), v.v. Để các ý tưởng gắn kết du lịch di sản văn hoá, cần thiết phải có liên kết phát triển du lịch giữa các vùng du lịch; giữa du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực thông quan một số chương trình cụ thể. Việc quảng bá và phát triển các chương trình này chính là phương thức phát huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.

Như vậy có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa bảo tồn với phát huy di sản văn hóa và giữa bảo tồn, phát huy di sản với hoạt động phát triển du lịch. Đây là những mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Nhận thức được giá trị và cơ hội phát triển du lịch từ tài nguyên di sản văn hóa, chúng ta sẽ có định hướng đúng đắn nhằm quy hoạch một cách phù hợp trên nguyên tắc vừa bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc trong văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng được các nhu cầu của du khách. Việc làm đó vừa phát huy được những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng thời góp phần phát triển du lịch, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ thực tế phát triển du lịch của Quảng Ninh hiện nay có nhiều lợi thế song cũng không ít những khó khăn trước mắt và lâu dài. Bên cạnh những thay đổi trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước thì sự chủ động thay đổi tư duy và đa dạng sản phẩm du lịch của những người làm nghề cũng rất quan trọng.

Quảng Ninh được biết đến là địa phương có giàu tài nguyên du lịch, trong đó hệ thống di tích lịch sử - văn hóa nhà Trần có giá trị đặc biệt quan trọng.

Vì vậy, để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên này phục vụ phát triển du lịch tỉnh nhà thì việc đề ra những định hướng, chính sách và giải pháp đúng đắn, đồng bộ là vấn đề cấp thiết đặt ra.

Cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự nỗ lực của những cán bộ nhân viên ngành du lịch và nhân dân Quảng Ninh chắc chắn trong thời gian tới ngành du lịch tỉnh nhà sẽ có những bước tiến mạnh mẽ, trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và trong khu vực.

KẾT LUẬN

Quảng Ninh - điểm bắt đầu vẽ lên hình dáng đất nước ở miền Đông bắc, nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nơi đây được ví như hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ. Sự đa dạng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên được minh chứng rõ nhất trong nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh. Với hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và quốc tế, du lịch Quảng Ninh có vị trí quan trọng trong ngành Du lịch Việt Nam . Di sản văn hóa của Quảng Ninh được trải dài theo cả thời gian từ khi con người đặt chân đến nơi đây từ giai đoạn đồ đá, đồ đồng (cách ngày nay hàng trăm ngàn năm) đến các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ.

Với vị trí là vùng đất phên dâ ̣u ở miền Đông bắc Tổ quốc , Quảng Ninh được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng. Đồng thời những yếu tố độc đáo về thiên nhiên và quan trọng về vị trí địa lý của Quảng Ninh, với những sự kiện địa lý dồn dập và sự nổ rộ về văn hóa. Những trận đại thắng chống giặc ngoại xâm mang tầm vóc thời đại đã đưa bao địa danh của Quảng Ninh vào lịch sử, thành niềm tự hào của dân tộc qua nhiều thề hệ. Nổi bật trong số đó là trận đại thắng quân Mông - Nguyên năm 1288 dưới thời Trần. Và ngày nay những dấu ấn của vua tôi nhà Trần được kết tinh trong những di tích lịch sử - văn hóa, được phân bổ từ huyện Đông Triều đến vùng biển Vân Đồn, trở thành nguồn tài nguyên du lịch có giá trị của tỉnh nhà.

Nhìn thấy được giá trị to lớn của các di tích triều Trần trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, ngành du lịch Quảng Ninh đang từng bước quy hoạch, đầu tư và khai thác nguồn tài nguyên này. Bước đầu đã đạt những hiệu quả và thành công nhất định. Nhưng không thể tránh được những khó khăn và hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, để khai thác có hiệu quả hơn nữa, từng bước

khắc phục những khó khăn và hạn chế, để đa dạng sản phẩm du lịch của tỉnh nhà phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước thì không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục, vươn lên của bản thân cán bộ, nhân viên ngành du lịch Quảng Ninh mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền các cấp và các ngành có liên quan.

Về phía ngành du lịch Quảng Ninh, không chỉ tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, đầu từ cơ sở hạ tầng… mà còn phải tăng cường đội ngũ nguồn nhân lực, nâng cao trình độ để đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Về phía các Bộ, Ngành Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh

và các ngành liên quan, cần tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Quảng Ninh triển khai các giải pháp trên, để từng bước đưa ngành du lịch tỉnh nhà trở thành trung tâm du lịch của cả nước và khu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)