Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Triều Trần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 36 - 37)

hóa Triều Trần

2.2.1.Thực trạng về công tác quản lý

Công tác tổ chức quản lý tại các di tích đã được quan tâm khá tốt dần đi vào nề nếp và có nhiều dấu hiệu tích cực. Trong giai đoạn vừa qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý các di tích trọng điểm và ban quản lý tại các di tích đã có nhiều động thái tích cực nhằm tác động làm tăng cường hiệu quả hoạt động du lịch tại các điểm di tích cụ thể trong những năm qua, chính phủ, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có các văn bản về tổ chức quản lý nhà nước như: “Nâng cấp rừng đặc dụng Yên Tử thành rừng quốc gia (Văn bản số 537/TTg-KTN ngày 18/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số 4903/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh V/v phê duyệt kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh); kéo dài khoảng 20km theo hướng Bắc Nam, từ Quốc lộ 18A (Chùa Trình) đến đỉnh núi Yên Tử (Chùa Đồng). Quyết định số 1608/QĐ – UBND,

ngày 28/4/2010 của tỉnh về phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình tu bổ tôn tạo di tích chùa Ngọa Vân, Quyết định số 1031/QĐ/UBND, ngày 06/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê

duyệt dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích Thái Lăng. Năm 2009, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh kết hợp cùng với phòng Văn hóa Thông tin huyện tiến hành dự án chống mối mọt tại đình, chùa, miếu, nghè Quan Lạn. Năm 2011, dự án xây lại nghè Trần Khánh Dư được thực hiện, dự tính hoàn thành đầu năm 2013.

Ngoài ra, công tác quản lý tại các điểm di tích đối với các các vấn đề như tăng bất thường đối với giá cả dịch vụ, vệ sinh môi trường, tình trạng chặn xe, ép khách được xử lý nghiêm, hoạt động cờ bạc, xóc thẻ, bói toán, bán hàng dược liệu giả được giảm thiểu, ngăn ngừa, an ninh trật tự đảm bảo tốt hơn…

Tuy nhiên công tác quản lý tại các điểm di tích còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Tại các di tích Yên Tử, Cửa Ông bộ máy quản lý chưa đồng bộ thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức về du lịch còn hạn chế, công tác bảo tồn và phát huy phục vụ du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch còn chậm. Công tác thống kê về du lịch còn yếu và chưa thực sự hiệu quả. Công tác quy hoạch du lịch cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Tạo các điểm di tích như khu lăng mộ vua Trần, đền An Sinh, chùa Long Tiên, cụm di tích đình, chùa, miếu, nghè Quan Lạn ...chưa có ban quản lý di tích, hầu hết là do chính quyền và nhân dân địa phương tự quản lý.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước là điều kiện quyết định đảm bảo cho công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử triều Trần tại Quảng Ninh phát triển đúng hướng, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh và của cả nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)