Di tích chiến thắng Bạch Đằng (1288)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 28 - 30)

Khu di tích nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là địa điểm ghi dấu sự kiện quân và dân nhà Trần đã lập nên chiến thắng lẫy lừng - Chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nguyên Mông ngày 09/4 (8/3 - Âm lịch) năm 1288.

Di tích Chiến thắng Bạch Đằng 1288 là một tổng thể gồm có Bãi cọc Bạch Đằng (Bãi cọc ở đầm xã Yên Giang); và khu tưởng niệm nhân vật lịch sử làm nên chiến thắng của trận Bạch Đằng đó là đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu vua Bà. Đây là nơi nói lên sự tham gia đóng góp của nhân dân địa phương vào chiến trận.

Di tích bãi cọc Bạch Đằng

Bãi cọc nằm trong khu đầm nước, nằm cạnh ngã ba sông Chanh và sông Bạch Đằng. Đây là nơi ghi dấu chiến thuật trọng yếu của trận địa do Trần Quốc Tuấn xây dựng để chặn đánh giặc Nguyên Mông, làm nên chiến thắng Bạch Đằng 1288 lịch sử. Di tích bãi cọc Bạch Đằng đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử nhân kỷ niệm 700 năm chiến thắng Bạch Đằng. Bãi cọc Bạch Đằng tồn tại cùng thời gian là chứng tích lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nơi ghi dấu thiên tài quân sự của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn ở thế kỷ 13.

Bãi cọc Yên Giang: nằm ở cửa sông Chanh, dài khoảng 118m, rộng 20m. Đa phần những cọc được tìm thấy ở khu vực này đều được làm từ thân cây lim hoặc táu, còn để nguyên vỏ. Chiều dài thân cọc từ 2,6m đến 2,8m, phần cọc được đẽo nhọn để cắm xuống lòng sông dài từ 0,5m đến 1m. Hiện

nay, bãi cọc Yên Giang đã được khoanh vùng bảo vệ, xây kè xung quanh, dựng bia giới thiệu di tích.

Bãi cọc đồng Vạn Muối: nằm ở cửa sông Rút. Trong quá trình canh tác, đào ao thả cá, nhân dân đã phát hiện được nhiều cọc gỗ cắm đứng và cắm xiên trong khu vực đồng Vạn Muối. Một số cọc đã được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Bạch Đằng, Bảo tàng Hải quân, Bảo tàng Hải Phòng. Hiện nay, bãi cọc nằm trong khu vực đầm nuôi thủy sản và ruộng canh tác của phường Nam Hòa.

Bãi cọc đồng Má Ngựa: nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1km về hướng Nam, thuộc khu Hưng Học, phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên. Bãi cọc có quy mô khoảng 2100m2, trải dài 70m theo chiều Đông - Tây và rộng 30m theo chiều Bắc - Nam. Mật độ phân bố và độ sâu của cọc không đồng đều.

Đền thờ Trần Hƣng Đạo

Đền thờ Trần Hưng Đạo ở xã Yên Giang, huyện Yên Hưng , nơi đã từng diễn ra trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 1288 của quân dan ta chống quân Nguyên Mông . Để nghi nhớ công lao củ Trần Hưng Đạo, dân làng An Hưng dã lạp nghè và sau đó là đền thờ ông.

Đền gồm ba gian tiền đường và 1 gian hậu cung. Kiến trúc của đền hiện nay mang phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ XX. Trong đền có tượng Trần Hưng Đạo ngồi trên ngai, đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay đặt lên đùi. Ngoài ra, trong đền hiện còn lưu giữ các sắc phong của một số đời vua triều Nguyễn. Đền thờ Trần Hưng Đạo còn có câu đối xác định vị thế của ngôi đền và ca ngợi công đức của Trần Hưng Đạo.

Miếu vua Bà

Miếu tọa lạc tại bến Rừng, cạnh đền thờ Trần Hưng Đạo. Tương truyền miếu được dựng từ thời Trần, song qua năm tháng miếu cũ không còn. Miếu vua Bà nay đã được làm mới từ năm 1989, sau đó đã có thêm 2 lần tôn tạo.

Ngôi miếu thờ một bà hàng nước bên bến đò Rừng. Năm 1288, khi đi thị sát địa hình để chuẩn bị cho trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, qua bến đò An Hưng, Trần Hưng Đạo đa gặp một bà hàng nước. Ông đã hỏi bà về lịch con nước và địa hình dòng sông Bạch Đằng. Bà hàng nước đã nói tỉ mỉ về lịch con nước thủy triều lên xuống, địa thế dòng sông .

Trần Hưng Đạo đã cho quân vào rừng chặt gỗ vót cọc, bí mật đóng xuống dòng sông Bạch Đằng, dựa vào lịch triều lên xuống để chặn đường rút chạy của quân thù. Với tài thao lược của Trần Hưng Đạo, ngày 9/4/1288 quân dân nhà Trần đã đánh bại quân giặc. Cuộc kháng chiến quân Nguyên Mông lần thứ 3 của quân dân Đại Việt thắng lợi hoàn toàn. Sau khi thắng trận, Trần Hưng Đạo đã trở lại bến đò tìm bà hàng nước để tạ ơn nhưng không thấy bà đâu nữa. Ông đã xin vua Trần phong cho bà là “Vua bà” và cho quân sỹ lập đền thờ ngay tại bến đò năm xưa.

Di tích chiến thắng Bạch Đằng với các truyền thuyết dân gian, các đền miếu tưởng niệm giúp chúng ta thấy khí phách hào hùng chống giặc ngoại xâm, ý trí quật cường, bất khuất và tinh thần đoàn kết dân tộc thời bấy giờ. Cùng với đó là tinh thần đoàn kết tham gia chiến đấu của nhân dân quanh vùng, sự chung sức cùng nhau đánh thắng kẻ thù xâm lược.

Bên cạnh ý nghĩa lịch sử, Di tích chiến thắng Bạch Đằng còn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục truyền thống mọi thế hệ Việt Nam bằng sức thuyết phục mạnh mẽ của các di tích, di vật gốc. Truyền thống Bạch Đằng quật cường với sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân đã được phát huy cao. Công cuộc chống giặc ngoại xâm để giữ gìn đất nước, xây dự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 28 - 30)