Trần tại Quảng Ninh
*Phát triển các tuyến, điểm du lịch
Trong Chương trình phát triển Du lịch giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2015, Quảng Ninh rất chú trọng đến công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật và các cơ sở dịch vụ, phát triển các sản phẩm du lịch mới, mở rộng không gian du lịch tới các trung tâm du lịch trọng điểm để hình thành các tuyến, điểm du lịch: Hạ Long - khu du lịch biển, tham quan di sản, du lịch hội nghị và vui chơi giải trí; Đông Triều - Uông Bí - Yên Hưng - khu du lịch văn hoá, lễ hội, tâm linh; Vân Đồn - khu du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng; Móng Cái - khu du lịch thương mại, du lịch biển và du lịch văn hoá.
Cùng với trung tâm du lịch vịnh Hạ Long, các khu du lịch trọng điểm nói trên sẽ tạo nên một loạt các tuyến, điểm du lịch mới. Trong đó, điển hình là quần thể di tích, danh thắng Yên Tử, khu du lịch Bãi Dài, Quan Lạn - Minh Châu, Ngọc Vừng, Vườn quốc gia Bái Tử Long, quần thể di tích Bạch Đằng, khu di tích lịch sử - văn hóa nhà Trần tại Đông Triều…
Để thực hiện mục tiêu này, các địa phương có liên quan cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh và ngành du lịch đang khẩn trương triển khai quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tổ chức khai thác.
*Đa dạng các sản phẩm du lịch
Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, du lịch đã trở thành một phần quan trọng của nhiều người dân, mà thiếu vắng nó, cuộc sống sẽ trở nên buồn tẻ. Mỗi địa phương đều có những điểm du lịch của mình và lấy đó
làm thế mạnh. Quảng Ninh là một tỉnh giàu tài nguyên để phát triển du lịch. Hiện tại, ngành du lịch Quảng Ninh đang làm tốt công việc của mình, đó là khai thác các tiềm năng sẵn có của tình nhà để phát triển du lịch. Có thể nhắc đến vịnh Hạ Long - di sản thiên thiên thế giới, trong những năm qua đã thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến với Quảng Ninh.
Tuy nhiên, Quảng Ninh không chỉ có vịnh Hạ Long, có những bãi biển đẹp và thơ mộng, mà nơi đây còn một nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú, đó là các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội…, trong đó chiếm số lượng lớn và có giá trị nhất là các di tích lịch sử triều Trần.
Vì vậy, trong thời gian tới công việc cần được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa của ngành du lịch Quảng Ninh đó là gắn các di tích lịch sử - văn hóa với các hoạt động du lịch. Trong thời gian qua, một số các di tích như khu di tích và danh thắng Yên Tử, đền Cửa Ông, đình, đền Quan Lạn… đã phần nào được khai thác phục vụ mục đích du lịch. Nhưng như thế là chưa tương xứng với những giá trị vốn có của các di tích này. Đó là phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch hơn nữa, trong đó tận dụng thế mạnh về tài nguyên nhân văn để phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, hoặc kết hợp du lịch văn hóa - sinh thái…
Hiện nay, các tour du lịch đến với Quảng Ninh, Yên Tử là điểm đến được quan tâm nhiều nhất mình khi đến với Quan Lạn, bởi nơi đây cũng có chùa, đình, miếu, nghè… mang đặc trưng nông thôn, làng xã Việt Nam. Tới đây họ có cơ hội thưởng thức những món ăn hải sản hấp dẫn. Tính hấp dẫn của du lịch Quan Lạn thể hiện ở chỗ trên cùng một lớp không gian, du lịch Quan Lạn bao hàm cả du lịch biển và du lịch văn hóa.
Khách đến Quan Lạn không chỉ mong muốn được tắm biển, thưởng thức hải sản của vùng biển mà còn mong muốn được tìm hiểu các giá trị văn
hóa của đảo Quan Lạn. Muốn khách lưu trú dài ngày, thì sản phẩm du lịch càng phải đa dạng và phong phú. Do đó, các giá trị văn hóa đóng một vai trò rất to lớn trong quá trình tạo nên các chương trình du lịch gắn với biển Quan Lạn.
Các nhà quản lý và tổ chức du lịch địa phương cần khai thác tiềm năng du lịch một cách hợp lý, có kế hoạch phát triển các loại hình sẵn có của tỉnh như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch thể thao, câu cá… và phát triển thêm các loại hình du lịch như tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, nghiên cứu theo các chủ đề: lễ hội, làng nghề, cổ vật…
Thử nghiệm thiết kế tour du lịch sinh thái - văn hóa:
Tour du lịch là sản phẩm đặc thù của ngành du lịch. Tổ chức một chương trình du lịch là công việc phức tạp và mất nhiều thời gian. Ý thích của du khách chỉ là một trong những nguyên tắc khi xây dựng chương trình du lịch. Bên cạnh việc quan tâm tới ý thức của du khách, người thiết kế còn phải quan tâm tới thời gian và khả năng thanh toán của du khách, sức khỏe, nguồn tài nguyên du lịch và mạng lưới giao thông vận tải.
Khi thiết kế tour du lịch sinh thái - văn hóa, cần phải chú ý đến vai trò của hướng dẫn viên. Hiện nay, vai trò của hướng dẫn viên trong các tour du lịch biển là thứ yếu. Họ chỉ là người chỉ đường, đưa khách tới điểm du lịch và đảm nhiệm vai trò thuê phòng, ăn uống cho khách. Song khi kết hợp các chương trình có điểm đến là những di sản văn hóa, vai trò của người hướng dẫn viên cần phải thay đổi. Vì các chương trình du lịch bảo gồm cả du lịch văn hóa, là sự kết hợp giữa tham quan di tích lịch sử, công trình kiến trúc với danh lam thắng cảnh nên hướng dẫn viên phải là người có hiểu biết sâu sắc. Có như vậy, chất lượng chương trình mới đạt hiệu quả cao.
Một chương trình du lịch được cấu thành bởi 4 yếu tố: hệ thống các tuyến điểm du lịch, hệ thống phụ cận, bản thuyết minh và hệ thống giá cả. Không có các điểm du lịch, sẽ không có chương trình du lịch. Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến điểm du lịch.
Cụ thể, để tạo tour du lịch văn hóa trên đảo Quan Lạn, cần phải có sự tham gia của các điểm du lịch. Ngoài các điểm du lịch ở Quan Lạn như cụm di tích lịch sử văn hóa (đình, chùa, miếu gắn với lễ hội chính), miếu Cao Sơn, chùa Lấm, thương cảng Vân Đồn,… còn có các điểm di tích lịch sử phụ cận trên đường từ đất liền ra đảo như Cống Đông, Cống Cái,… Những điểm du lịch phụ cận này có ý nghĩa trong việc thiết kế tour du lịch đến đảo Quan Lạn. Xa hơn nữa nếu xuất phát từ Hà Nội thì các điểm du lịch phụ cận là vịnh Hạ Long, đền Cửa Ông,…
*Đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung
Sản phẩm du lịch còn là sự đa dạng hóa những dịch vụ và nâng cao không ngừng chất lượng các dịch vụ phục vụ và chăm sóc khách hàng, làm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của khách du lịch như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng tiện lợi, dịch vụ ghi dấu và lưu giữ hình ảnh, âm thanh của du khách.v.v… Tất cả những dịch vụ đó sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho du khách và cũng là yếu tố quyết định doanh thu của các điểm du lịch.