di tích
Tại các di tích lịch sử văn hóa triều Trần hiện đang có 3 loại hình du lịch đó là: du lịch tham quan các di tích lịch sử, du lịch lễ hội và du lịch nghỉ dưỡng. Trong đó, loại hình du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa diễn ra quanh năm. Du lịch lễ hội chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định song lại là sản phẩm thu hút đông khách nhất.
Điểm dừng chân đầu tiên của du khách khi đến tham quan các di tích lịch sử triều Trần của Quảng Ninh là đền An Sinh và các lăng mộ các vua Trần. Đền và khu lăng mộ nhà Trần nằm rải rác trong một khu đất rộng có bán kính 20km có các di tích lịch sử để thờ “Bát vị Hoàng Đế Trần Triều” được xây dựng từ thời Trần, được trùng tu ở thời Hậu Lê và thời Nguyễn bao gồm một ngôi đền với 8 lăng mộ. Khu đền Sinh thuộc thôn Nghĩa Hưng là nơi thờ chung 8 vị vua Trần và lăng mộ của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Giản Định Đế. Lăng mộ Trần Anh Tông ở khu Trại Lốc, lăng Trần Minh Tông ở khu Khe Gạch, lăng Trần Hiến Tông ở khu Ao Bèo, lăng Trần Dụ Tông ở khu Đống Tròn, lăng Trần Nghệ Tông ở khu Khe Nghệ. Ngoài ra còn có nhiều toà điện miếu lớn để làm nơi tế lễ bái yết. Toàn bộ khu vực này đã trở thành một thánh địa tôn nghiêm qua các triều Trần, Lê, Nguyễn và là một di tích lịch sử có giá trị to lớn trong lịch sử Việt Nam. Đến tham quan khu di tích du khách sẽ hiểu rõ hơn về một triều đại huy hoàng trong lịch sử phong kiến Việt Nam về những công lao to lớn đối với đất nước của các vị vua Trần. Mặc dù giá trị của di tích rất lớn song do công tác bảo tồn yếu nên nhiều lăng mộ đã bị xâm phạm nghiêm trọng. Hơn nữa, do công tác tuyên truyền, quảng bá kém nên lượng khách đến tham quan các di tích rất ít.
Tiếp theo hành trình dọc quốc lộ 18, du khách sẽ đến tham quan di tích quan trọng nhất trong cụm di tích lịch sử triều Trần dó là di tich lịch sử Yên
Tử. Yên Tử vốn được gọi như "Đất tổ của phật giáo Việt Nam" .Không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng, Yên Tử còn là một danh thắng đẹp được các du khách trong và ngoài nước yêu thích. Đến nơi đây, khách du lịch sẽ được tận mắt trải nghiệm những tác phẩm của thiên nhiên. Du khách sẽ được đi bộ hoặc đi cáp treo để ngắm nhìn cảnh non nước yên tử. Từ chân núi lên đến đỉnh chùa Đồng là khoảng 6000m đi bộ. Khách du lịch đến đây thường đi cáp treo lên chùa Hoa Yên rồi thong thả đi tiếp đoạn đường còn lại để cảm giác được vẻ đẹp của Yên Tử. Cũng có những khách du lịch thích ngắm Yên Tử từ trên cao, có thể đi cáp treo lên đến chùa Đồng, nơi cao nhất Yên Tử. Yên Tử có chùa Hoa Yên, suối Giải Oan, chùa Đồng là những địa điểm thú vị nơi khách du lịch thường tạm dừng lại để chiêm nghiệm, tham quan.
Mỗi năm, vào các dịp lễ khách du lịch lại đến đây rất đông đảo. Họ đi thăm thú cảnh thiên nhiên, đi lễ đền chùa hay đơn giản là đi nghỉ ngơi cùng bạn bè. Trong hệ thống các di tích lịch sử triều Trần, Yên Tử là di tích có công tác tổ chức quản lý chặt chẽ, tuyên truyền, quảng bá tốt vì vậy đây là điểm du lịch văn hóa thu hút đông khách du lịch nhất của tỉnh Quảng Ninh.
Cách Yên Tử không xa du khách lại được đến tham quan cụm di tích lịch sử Bạch Đằng. Đây là các di tích lịch sử quan trọng gắn liền với trận chiến Bạch Đằng năm 1288. Đến nơi đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những trang sử sống về một chiến thắng hào hùng của dân tộc qua các hiện vật bãi cọc Bạch Đằng, cây lim Giếng Rừng và các di tích miếu vua Bà, đến thờ Trần Hưng Đạo lượng khách đến với các di tích này cũng rất ít, chủ yếu tập trung vào mùa lễ hội.
Dọc theo quốc lội 18, tới trung tâm thành phố Hạ Long, du khách sẽ đến với cụm di tích núi Bài Thơ với cụm di tích đền thờ Trần Quốc Ngiễn và chùa Long Tiên. Do vị trí thuận lợi và đặc địa, lưng tựa núi Bài Thơ và hướng ra vịnh Hạ Long, đền thờ Trần Quốc Nghiễn đang trở thành điểm thu hút du
khách. Nằm cạnh đền là chùa Long Tiên, trung tâm Phật giáo lớn của người dân thành phố Hạ Long. Mặc dù quy mô không lớn song chùa Long Tiên là điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút khá đông du khách đặc biệt trong những tháng đầu năm và mùa lễ hội.
Từ thành phố Hạ Long đi theo quốc lộ 18 khoảng 30km rẽ phải vào khoảng 300m là tới đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi tại thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh). Người dân ở đây nói: Đền Cửa Ông xưa chỉ là một thảo am (am cỏ) dựng dưới gốc cây cổ thụ, bên Cửa Suốt. Thế nhưng ngay từ thuở ấy, đền đã có tiếng là linh thiêng, thu hút khách thập phương đến thắp hương bày tỏ lòng biết ơn người đã có công giữ yên bờ cõi trước quân xâm lược Nguyên - Mông. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cảng than Cửa Ông được xây dựng, dân cư đông đúc, đền được xây cất lại bằng gạch với ba khu Hạ, Trung, Thượng theo chiều lên cao dần của ngọn đồi tạo thành một quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra Vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Lưng đền Cửa Ông tựa vào dãy núi trùng điệp chạy dài từ Cẩm Phả đến Mông Dương. Từ chân đền, bước theo những bậc tam cấp vững chãi, đặt chân đến tam quan đền Thượng, du khách có thể "thu vào tầm mắt" toàn cảnh Cửa Ông với Vịnh Bái Tử Long với nhiều hòn đảo lớn nhỏ, bao la một màu xanh tít tắp tận chân trời. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, đền Hạ và đền Trung đã bị phá hủy. Ngày nay, đền Cửa Ông chỉ còn lại khu đền Thượng gồm đền thờ Trần Quốc Tảng, đền thờ Thánh Mẫu; lăng Trần Quốc Tảng và chùa thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ nép mình dưới tán sum suê của những cây cổ thụ
Nếu như các đền, miếu khác thường chỉ thờ một vị thánh duy nhất thì tại đền Của Ông, không chỉ thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng mà ở đây còn có một quần thể hàng chục pho tượng lớn nhỏ tạc hình Đức thánh Trần cùng gia đình và các gia nô, gia tướng như Trần Quốc Tảng, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phụ Trần, Đỗ Khắc Chung...
Những pho tượng này đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình. Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay.
Đền Cửa Ông không chỉ hút khách bởi sự linh thiêng mà còn bởi khi mùa xuân về (từ ngày mùng 2 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch), đền lại mở hội với nhiều hoạt động văn hóa phong phú. Bắt đầu là lễ dâng hương, sau đó là lễ rước. Người ta kính cẩn rước bài vị Hưng Nhượng Vương từ đền vi hành ra miếu (tương truyền xưa là vườn nhãn, nơi Đức Ông hóa) ở xã Trác Chân rồi lại rước về đền. Lễ rước bài vị này mô phỏng những cuộc tuần du bảo vệ bờ cõi vùng biển Đông Bắc của Hưng Nhượng Vương; Mang ý nghĩa ghi nhớ công đức của ngài trong sự nghiệp bảo vệ biên cương tổ quốc. Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có hoạt động văn hóa như múa rồng, thi soạn dâng lễ vật lên Đức Ông, nấu cơm, têm trầu, bày mâm quả, cùng với những trò chơi dân gian như cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy. Đến với đền Cửa Ông, du khách không chỉ được thưởng lãm cảnh đẹp vùng biển Đông Bắc, thắp một nén nhang tưởng nhớ vị anh hùng Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng mà còn dược tìm hiểu những nét đẹp về bản sắc văn hóa dân tộc.
Tiếp theo hành trình, du khách sẽ đến với đảo Quan Lạn một xã đảo nằm cách xa trung tâm Vân Đồn khoảng 2 tiếng đi tàu. Một hòn đảo mang nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển du lịch. Đến với Quan Lạn du khách sẽ được đắm mình trong làn nước biển trong xanh với những bát cát trắng mịn màng, trải dài mang vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Đặc biệt, du khách còn được thăm quan một quần thể kiến trúc đình, đền gắn liền với vị tướng Trần Khánh Dư và trận chiến hào hùng vào thế kỷ XII của dân tộc.
Thăm quan ngôi đình Quan Lạn - công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật lớn nhất vùng biển đảo này, du khách sẽ thấy được sự tài hoa của các nghệ nhân qua những bức phù điêu được chạm trổ tinh tế, đạt đến đỉnh cao của
nghệ thuật điêu gỗ mọc trên đảo Ba Mùn - một hòn đảo cách Quan Lạn không xa. Đến thăm quan công trình kiến trúc lớn nhất vùng biển đảo này, du khách sẽ khó có thể tưởng tượng được công cuộc chuyển ngôi đình làng của người dân Quan Lạn từ làng cũ Cái Làng sang vị trí bây giờ. Điều đó đã chứng minh sự tài giỏi, nghị lực của những cư dân nơi đây.
Rời ngôi đình cổ kính, du khách sẽ đến thăm đền Trần Khánh Dư - một di tích nổi tiếng linh thiêng trong đời đống tâm linh của cộng đồng cư dân nơi đây.
Quần thể kiến trúc văn hóa nghệ thuật đình, đền là quần thể kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của cư dân vùng biển đảo này, có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, văn hóa. Song hiện nay, các di tích đang dần bị xuống cấp, do việc trùng tu trước đây hoàn toàn do cư dân địa phương công đức và xây dựng nên kiến trúc không đúng theo kiến trúc truyền thống, nghệ thuật điêu khắc đơn giản, không có sự độc đáo, ngoại trừ ngôi đình làng. Chính vì vậy, du khách đến với điểm du lịch văn hóa này chưa nhiều và cũng chưa tạo được sức hấp dẫn với du khách.
Bên cạnh loại hình du lịch văn hóa tâm linh và du lịch lễ hội, tại các điểm di tích có vị trí thuận lợi như cụm di tích lịch sử và danh thắng núi Bài Thơ và cụm di tích đình, chùa, miếu, nghè Quan Lạn còn phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Tới thăm các điểm di tích ngày du khách không chỉ được thăm quan, tìm hiểu những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu độc đáo của di tích mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, hòa mình trong cái nắng, cái gió và đắm mình trong làn nước biển trong xanh của Vịnh.
Một số chƣơng trình du lịch tiêu biểu :
- Hải Phòng - Chùa Long Tiên (TP.Hạ Long) - đền Cửa Ông (TX. Cẩm
- Hải Phòng - đền Cửa Ông (TX. Cẩm Phả) - chùa Long Tiên (TP.Hạ Long) - vịnh Hạ Long (TP.Hạ Long) - Hải Phòng;
- Đền Cửa Ông (TX. Cẩm Phả) - Tuần Châu (TP.Hạ Long) - Yên Tử (TP. Uông Bí);
- Hà Nội - Yên Tử (TP. Uông Bí) - đền Cửa Ông (TX. Cẩm Phả) - Cô bé Cửa Suốt (TX. Cẩm Phả) - Hà Nội;
- Hà Nội - Yên Tử (TP. Uông Bí) - chùa Long Tiên (TP.Hạ Long) - đền Cửa Ông (TX. Cẩm Phả) - Hà Nội;
- Hà Nội - chùa Long Tiên (TP.Hạ Long) - đền Cửa Ông (TX. Cẩm Phả) - Yên Tử (TP. Uông Bí) - Côn Sơn (Hải Dương) - Kiếp Bạc (Hải Dương) - Hà Nội;
- Hà Nội - đền Cửa Ông (TX. Cẩm Phả) - Trà Cổ (Móng Cái) - Đông Hưng (Trung Quốc) - Hà Nội;
- Hà Nội - đền Cửa Ông (TX. Cẩm Phả) - Tuần Châu (TP.Hạ Long) - Yên Tử (TP. Uông Bí) - Hà Nội;
- Hà Nội - đền Cửa Ông (TX. Cẩm Phả) - Bãi Dài (huyện Vân Đồn) - vịnh Bái Tử Long (huyện Vân Đồn) - Hà Nội.
- Hạ Long- Cửa Ông – Vân Đồn – Hạ Long (01 ngày)
- Hạ Long – Ngọc Vừng – Quan Lạn – Minh Châu – Vườn Quốc gia Bái Tử Long - Hạ Long (3 ngày 2 đêm)
- Cái Rồng – Soi Nhụ - Minh Châu – Cái Lim – Cái Rồng ( 01 ngày) - Cái Rồng – Trà Thần – Trạm Kiểm Lâm Cái Lim – áng Cái Lim – Cái Đé – Minh Châu – Quan Lạn - Cái Rồng (2 ngày, 1 đêm)
- Cái Rồng – Trà Thần – Cái Lim – Cái Đé – Minh Châu – Quan Lạn – Soi Nhụ - Cái Rồng (2 ngày 1 đêm)
- Cái Rồng – Minh Châu – bãi rùa biển – Đầm Lác – Đầu Cào – Quan
Lạn – Ba Mùn - Cái Lim – Cái Đé – Trà Thần – Soi Nhụ - Cái Rồng (2 ngày, 1 đêm)
- Hạ Long – Quan Lạn – Minh Châu – Cái Lim – Cái Đé – Trà Thần – Soi Nhụ - Hạ Long (2 ngày 1 đêm)
Hiện nay, du khách khi đến thăm các di tích tiêu biểu triều Trần chủ yếu với mục đích tâm linh, tưởng nhớ vị thần chủ và tướng lĩnh nhà Trần. Thời gian du khách lưu lại di tích rất ngắn, trung bình 1 đến 2 tiếng hoặc nửa ngày. Sau khi tham quan di tích, đại đa số khách lên đường tiếp tục chương trình du lịch đã định hoặc tham quan điểm du lịch khác. Do các mặt hàng lưu niệm ở đây còn nghèo nàn nên chi trả cho hoạt động mua sắm rất thấp. Ngoài việc mua đồ lễ, sử dụng dịch vụ tại khu di tích là rất hãn hữu.
Quan sát các chương trình du lịch này, chúng ta thấy các công ty du lịch mới chỉ khai thác các tuyến du lịch ngắn ngày. Nội dung chương trình bao gồm: du lịch lễ hội, du lịch văn hóa tâm linh - tín ngưỡng và du lịch văn hóa kết hợp du lịch sinh thái. Nhưng trên thực tế, có thể tạo ra các tour du lịch dài ngày hơn, những chương trình du lịch theo chủ đề. Vì vậy việc nghiên cứu xây dựng các tour du lịch mới với lịch trình dài ngày hơn và có nội dung phong phú cần được tiến hành trong thời gian tới