Di tích Đền Cửa Ông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 25 - 28)

Cùng với Yên Tử , đền An Sinh, đền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Đông Bắc. Ngày xưa đền chỉ là am thảo cỏ nhỏ bé dựng ben bờ Cửa Suốt, đến đầu thế kỷ XX khi cảng Cửa Ông được xây dựng, dân cư trở nên đông đúc thì đền Cửa Ông mới được xây dựng ỏ vị trí như hiện nay.

Ngôi đền có 3 khu gồm đền Hạ, đền Trung và dền Thượng phân bố theo chiều cao dần, tạo thành một quần thể kiến trúc hình chân vạc, trông ra vịnh Bái Tử Long. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta của đế quốc Mỹ, khu đền Hạ và đền Trung bị phá huỷ hoàn toàn, chỉ còn lại đền Thượng. Trải qua nhiều lần tu bổ, nhất là từ năm 1994 đến nay, đền Cửa Ông trở thành một quần thể kiến trúc khang trang chia làm 3 khu: đền Thượng, đền Hạ và khu tượng đài Trần Quốc Tảng.

Khu đền Thƣơ ̣ng : Bao gồm đền Thượng, lăng mộ Trần Quốc Tảng, đền thờ Quan Chánh, đền Quan Châu.

- Đền Thượng: Đền quay hướng chính Đông , kiến trúc kiểu chữ Đinh

(J), gồm 3 gian tiền đường, 2 gian hậu cung. (Hai bên đầu hồi bái đường có 2 gian để tiếp khách và kho lưu giữ hiê ̣n vâ ̣t thờ cúng trong đền ). Cửa kiểu bức bàn, làm bằng chất l iê ̣u gỗ. Kích thước gian giữa là 3m, gian phía bên trái là 2,7m, cử a lách là 85cm, lòng ngang 5m. Kết cấu kiến trúc bái đường theo kiểu chồng diêm. Đầu dư chạm hình đầu rồng. Câu đầu kết nỗi hai cô ̣t cái. Xà dọc hình vuông đặt trên các đấu chạm hình hoa sen. Bái đường có 3 hàng cột, phi cô ̣t cái là 95cm. Tiền đường được phục chế (gần như xây mới). Riêng hai bức tường bên và phía sau đền Thượng vẫn được giữ nguyên với các bức trạm trổ sinh động cổ kính từ đầu thế kỷ 20 theo phong cách triều Nguyễn . Hệ thống vì kèo cột gỗ kiểu giá chiêng chồng rường, bào trơn đóng bén đơn giản, hầu như không chạm trổ.

- Đền thờ Quan Chánh nằm ở phía bên phải đền Thượng (hướng quay

vào hâ ̣u cung đền Thượng) quay về hướng Đông. Đền được thiết kế theo kiểu chữ nhất (-), gồm 3 gian. Cửa kiểu bức bàn , chất liê ̣u bằng gỗ . Mái đền lợp ngói mũi . Phía bên trái (hướng nhìn vào đền ) có một gian nhỏ cho người trông coi đền ở. Kết cấu kiến trúc của đền kiểu chồng diêm, có 4 vì kèo.

- Khu lăng, mộ Trần Quốc Tảng: Lăng đức Ông được xây phía sau khu đền Thượng. Diện tích lăng cũng khá nhỏ , mỗi ca ̣nh 2,7m, kiến trúc phương đình, hai tầng, tám mái, mái lợp ngói mũi. Phía trước lăng là bia mộ. Chân đế của Mô ̣ hình bát giác, mỗi ca ̣nh dài 1,8m. Chân Mô ̣ dài 1m, cao 1,25m. Phía trước Mô ̣ là tấm bia ghi tên, năm sinh, năm mất của Trần Quốc Tảng.

- Đền Quan Châu: đền nằm phía bên trái đền Thượng. Đền có diện tích nhỏ, xây theo kiểu chữ Nhấ t nằm do ̣c (-). Chiều dài Đền là 25m, rô ̣ng 6,75m. Kết cấu đền theo kiểu chồng diêm, có 2 gian, 3 vì kèo. Mái lợp ngói mũi. Đền có 3 hàng cột, đầu bẩy được đă ̣t trên tường.

Khu tƣơ ̣ng đài Trần Quốc Tảng

Khu vực tượng đài Trần Quốc Tảng được xây trên một khuôn viên rộng

gần 1000m2

. Nơi đây có tượng Trần Quốc Tảng. Phía tay trái (hướng quay mặt về tượng Trần Quốc Tảng) là bức tường bằng đá điêu khắc diễn tả lại trận chiến chống giặc Nguyên Mông của quân dân nhà Trần trên sông Bạch Đằng.

Trước bức tượng là một hồ phun nước và quảng trường . Tượng Trần Quốc

Tảng cao hơn 4m (chưa tính phần chân đế ), bằng chất liệu đồng . Về phương diê ̣n ta ̣o hình , tượng được ta ̣o trong tư thế đứng hiên ngang , tay phải cầm kiếm, tay trái nắm chặt. Vị dũng tướng có khuôn mặt chữ điền, đôi mắt mở to nhìn ra xa lột tả thần thái bình thản mà vẫn toát lên sự uy dũng.

Khu đền Ha ̣

Khu vực đền Hạ có tổng diện tích 2942.7m. Phía trước là khoảng sân rộng, nơi có gác chuông , kiến trúc kiểu phương đình , bốn mái. Chuông cao khoảng 1m hình trụ dài. Trên chuông có 4 chữ Hán “Mẫu Ha ̣ Linh Từ” và ghi tên những người công đức. Chuông mới đúc năm Quý Mùi (1993). Trước cửa đền là cổng tam quan , nhìn về hướng Tây . Phía tay trái đền Hạ là nhà sắp lễ . Phía tay phải là nhà làm viê ̣c của Ban quản lý di tích . Hai nhà này được thiết kế đơn giản theo kiểu chữ nhất, gồm 3 gian. Đền Hạ được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Nhi ̣ (=), gồm Tiền đường 3 gian, hâ ̣u cung 3 gian, đều có kích thước bằng nhau: 9,9m x 3m, cửa được làm theo kiểu bức bàn.

Điều làm nên giá trị trong kiến trúc của đền Cửa Ông chính là bố cục mă ̣t bằng tổng thể và kết cấu kiến trúc . Tuy di tích gồm nhiều đơn nguyên kiến trúc ghép lại và được chia làm 3 khu chính, khoảng cách giữa các khu khoảng 150m, nhưng không thấy sự rời rạc trong quy mô tổng thể kiến trúc. Bố cục kiến trúc hình chân vạc tạo nên sự khỏe khoắn, tính gắn kết của di tích. Kết cấu đa dạng của các đơn nguyên như kiểu chữ đinh (J), chữ nhất (-), chữ nhi ̣ (=)…phá đi sự đơn điệu và tạo nên sự mới lạ đối với du khách khi

vãn cảnh đền. Đặc điểm này tạo nên sự khác biệt của di tích so với những di tích văn hóa, lịch sử khác, đó cũng là một trong những điều hấp dẫn khách du lịch. Chính vì vậy có thể nói bố cục mă ̣t bằng tổng thể và kết cấu kiến trúc của đền Cửa Ông là một điểm nhấn trong việc chọn điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 25 - 28)