Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 37 - 42)

* Cơ sở lƣu trú: Huyện Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Đông Triều 40 50 63 71 82 Uông Bí 96 100 114 120 131 Quảng yên 12 15 17 20 32 Hạ Long 429 468 472 484 489 Cẩm phả 25 30 32 45 50 Vân Đồn 42 50 53 72 96

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2011)

Qua bảng tổng hợp số liệu sơ sở lưu tại các các địa phương Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn trong giai đoạn 2007- 2011 cho thấy đều có sự tăng trưởng về số lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tuy nhiên sự phát triển cả về số lượng và chất lượng lại không đồng đều giữa các địa phương, tập trung chủ yếu ở các trung tâm du lịch lớn như Hạ Long, Uông Bí.

* Dịch vụ ăn uống

Tại các điểm di tích lớn và có vị trí thuận lợi như Yên Tử, cụm di tích núi Bài Thơ, đền Cửa Ông, cụm di tích lịch sử kiến trúc văn hóa nghệ thuật trên đảo Quan Lạn dịch vụ ăn uống khá đa dạng, phục vụ từ nhu cầu cao cấp tới bình dân. Không chỉ có các nhà hàng trên bờ mà tại Hạ Long và Vân Đồn còn có các nhà hàng đặc sản nổi trên biển phục vụ các món ẩm thực địa phương rất thu hút du khách. tại các điểm di tích tiêu biểu Triều Trần còn hạn chế.

Tuy nhiên tại các điểm di tích khác hệ thống nhà hàng còn hạn chế về số lượng và chất lượng phục vụ du khách. Phần lớn các du khách đi lễ mang theo đồ để tự phục vụ.

Giá cả dịch vụ ăn uống cũng là một vấn đề nổi cộm tại các điểm di tích. Giá cả không ổn định, tăng bất thường vào những dịp lễ hội. Đây là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển du lịch tại các điểm di tích.

* Dịch vụ vận chuyển

Trong những năm gần đây tại các điểm di tích lớn như Yên Tử, Cửa Ông, Vân Đồn hệ thống giao thông đã được đầu tư.

Tại Yên Tử, hệ thống đường giao thông từ ngã ba Dốc Đỏ vào đến Yên Tử được mở rộng khang trang hơn, ngoài bãi đỗ xe chính, các điểm đỗ xe phụ cũng được gia cố nhằm tránh ùn tắc cục bộ những ngày cao điểm lễ hội. Hệ thống cáp treo từ chân núi lên đến Hoa Yên và từ Hoa Yên lên An Kỳ Sinh được đầu tư khá tiện nghi đã góp phần giảm tải cho hệ thống đường hành hương bộ, đồng thời giúp cho chặng đường hành hương của du khách nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Trước mùa lễ hội 2012, Uông Bí đã đề nghị các đơn vị chức năng sửa chữa, nâng cấp một số đoạn đường từ đường 18A vào Yên Tử và trên dọc đường hành hương để đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu đi lại của khách hành hương như đường từ An Kỳ Sinh lên chùa Đồng, sửa chữa ta-luy đường đoạn chùa Suối Tắm và bãi đỗ xe chùa Suối Tắm; nạo vét các khu vực sạt lở, làm các hốc cứu nạn tại dốc Quàng Hái; chỉnh trang, đổ sân bê tông khu vực đầu đường từ đường 18A rẽ vào Yên Tử; đẩy nhanh dự án mở rộng đường từ ngã tư Nam Mẫu đến khu vực chùa Lân; lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng tuyến đường hành hương từ An Kỳ Sinh lên chùa Đồng v.v...

Tại Vân Đồn dịch vụ vận chuyển bao gồm đường bộ và đường thủy đang dần được đầu tư đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện và khách du lịch.

Đường bộ: Hệ thống các đơn vị vận chuyển khách chủ yếu mới là để phục vụ dân sinh hầu hết chưa đủ tiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch. Năm

2007, tuyến xe buýt số 01 nối liền trung tâm du lịch Bãi Cháy với khu du lịch Bãi Dài đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa đón, thu hút du khách giữa trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh về với Vân Đồn. Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển khác như các tuyến xe liên tỉnh, các hãng taxi, tàu ra các tuyến đảo cũng đã thực hiện tốt hơn. Các tuyến xe liên tỉnh xuất phát từ Vân Đồn gồm: Vân Đồn - Hà Nội (14 chuyến/ngày), Vân Đồn - Nam Định (04 chuyến/ngày), Vân Đồn - Thái Bình (03 chuyến /ngày), Vân Đồn - Ninh Bình (02 chuyến/ngày), Vân Đồn - Hải Phòng (02 chuyến/ngày),…Ngoài ra, có 2 tuyến nội tỉnh là: Vân Đồn - Hòn Gai; Cái Rồng - Liên Vị (huyện Yên Hưng) cứ 15 phút một chuyến (từ 5h00 - 17h00). Việc đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ cho du khách, số lượng, số chuyến được đưa vào sử dụng cũng không ngừng được tăng lên.

Tại các xã đảo của Vân Đồn, người ta còn sử dụng xe Lam, có thể chở được 8 người/chuyến, là phương tiện để đón và phục vụ nhu cầu du lịch quanh đảo của du khách. Hiện nay, toàn huyện có 115 phương tiện. Tuy nhiên, vấn đề an toàn của các phương tiện này thì hầu như chưa được chính quyền địa phương quan tâm. Ngoài ra, một phương tiện được rất nhiều du khách yêu thích đó là xe đạp. Hiện toàn huyện có 350 phương tiện phục vụ nhu cầu thăm quan của du khách. Do chi phí thuê thấp và có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường nên loại phương tiện này đang ngày càng được du khách sử dụng và số lượng phương tiện tăng lên nhanh chóng trong vài năm gần đây.

Đường thủy: Ngoài các phương tiện vận chuyển khách trên bộ như ô tô, taxi, Vân Đồn còn có một đội tàu phục vụ du lịch chuyên chở khách tham quan khu vực vịnh Bái Tử Long và tham quan các đảo. Tuy nhiên, về chất lượng vận chuyển thì vẫn còn nhiều bất cập, các vấn đề về an toàn, sức chứa hầu như chưa được chính quyền địa phương kiểm tra giám sát.

Tại điểm di tích cụm di tích lịch sử và danh thắng núi Bài Thơ, đền Cửa Ông do vị trí thuận lợi ở trung tâm thành phố và nằm sát trục đường giao thông nên giao thông đi lại rất thuận lợi.

Tuy nhiên, bên cạnh đó tại các điểm di tích khác như lăng mộ vua Trần, khu di tích lịch sử Bạch Đằng …dịch vụ vận chuyển chưa được đầu tư, chưa có các phương tiện vận chuyển công cộng phục vụ du khách, phần lớn du khách phải tự túc phương tiện khi đến thăm quan các điểm di tích này.

Hệ thống bãi đỗ xe chưa được đầu tư đồng bộ duy chỉ có di tích Yên Tử đã được đầu tư bãi đỗ xe to rộng còn các điểm di tích còn lại chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

2.2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch cả nước nói chung, Quảng Ninh nói riêng và đặc biệt là việc khai thác các giá trị lịch sử triều Trần phục vụ phát triển du lịch của tỉnh.

Trong cụm di tích lịch sử triều Trần chỉ có di tích lịch sử và danh thắng yên Tử và di tích đền Cửa Ông đã có ban quản lý. Về trình độ của đội ngũ cán bộ trong ban quản lý cũng còn rất nhiều hạn chế. Tại di tích Yên Tử đội ngũ cán bộ quản lý di tích lên tới 89 người song chỉ có 1/3 đội ngũ cán bộ được đào tạo từ trung cấp trở lên và số lượng đó tập trung trong đội ngũ lãnh đạo. Còn lại các điểm di tích khác như Lăng mộ Vua trần ở Đông Triều, đền đức ông Trần Quốc Nghiễn – Chùa Long Tiên, đình, đền Quan Lạn… chưa có ban quản lý di tích, việc trông coi các di tích đều do dân địa phương quản lý. Trong Ban quản lý di tích Yên Tử đội ngũ thuyết mình viên có một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu, tuyên truyền quảng bá về di tích và cũng là đội ngũ có số lượng khá đông 20/89 người. Tuy nhiên chỉ có 11 thuyết minh viên đã được đào tạo về nghiệp vụ. Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới, việc nâng cao trình độ của đội ngũ thuyết minh tại các điểm di tích là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 37 - 42)