Đánh giá hoạt động du lịch văn tại các điểm di tích triều Trần tại Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 51 - 58)

Quảng Ninh

2.2.7.1. Những thuận lợi và khó khăn

Cụm di tích lịch sử triều Trần tại Quảng Ninh với các giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu và độc đáo gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của một triều đại phong kiến huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Đó là điều kiện thuận lợi để Vân Đồn phát triển loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá - lịch sử.

Hơn thế nữa, Quảng Ninh một tỉnh với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú và đa dạng và hiện nay tỉnh đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đó là những điều kiện thuận lợi để khai thác và phát huy các di tích lịch sử nhằm phát triển du lịch.

Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đang được dần đầu tư. Nhiều dự án du lịch lớn đã đưa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu của du khách.

Nguồn lao động trong ngành du lịch tuy còn thiếu và yếu nhưng đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành du lịch trẻ, năng động đáp ứng nhu cầu công việc.

Hơn thế nữa, các điểm di tích lịch sử còn được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong công tác đầu tư phát triển, trùng tu tôn tạo nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của địa phương.

Ngoài ra, nhu cầu du lịch tăng mạnh, trào lưu du lịch văn hóa đang thịnh hành. Đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch nội địa tăng nhanh cùng là một thuận lợi cho du lịch văn hóa của Quảng Ninh phát triển.

Tóm lại, bên cạnh các loại hình du lịch có tiềm năng phát triển của Quảng Ninh như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển đảo, du lịch sinh thái...thì loại hình du lịch văn hóa cũng là thế mạnh của ngành du lịch Quảng Ninh. Đánh thức được những tiềm năng đó, du lịch Quảng Ninh sẽ có bước phát triển nhảy vọt.

Bên cạnh những thuận lợi, sự phát triển du lịch văn hóa tại các điểm di tích cũng vấp phải nhiều khó khăn như:

- Nhiều di tích lịch sử văn hóa, lịch sử bị mai một và xuống cấp nghiêm trọng như khu lăng mộ vua Trần, nghè Trần khánh Dư, bãi cọc Bạch Đằng…

- Công tác trùng tu tôn tạo còn chưa được quan tâm đúng mức.

- Nhiều dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn dở dang hoặc có đầu tư nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Ví dụ như tại Vân Đồn cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều hạn chế như: thiếu nguồn nước sạch trong sinh hoạt, các tuyến đảo xa không có điện lưới, hệ thống thông tin liên lạc còn thiếu và yếu.

- Đời sống kinh tế - xã hội của dân còn nghèo, đặc biệt đời sống nhân dân các các xã đảo xa còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Trình độ dân trí và nhận thức của người dân địa phương về giá trị, bảo tồn di tích và phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.

- - Hệ thống giao thông và phương tiện vạn chuyển tại một số điểm di tích như: khu di tích lăng mộ nhà Trần, cụm di tích lịch sử Bạch Đằng, cụm di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật trên đảo Quan Lạn còn nhiều hạn chế.

- Ngoài ra, trong những năm gần đây, một số sự kiện chính trị, xã hội, các dịch bệnh, xảy ra trên thế giới như dịch cúm gia cầm, H5N1…và tình hình lạm phát kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ tới cầu du lịch và khả năng thu hút đầu tư đến với du lịch Quảng Ninh.

2.2.7.2 Những thành tựu và hạn chế

* Những thành tựu đạt được trong hoạt động du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2007 – 2011.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến đầu tư về du lịch

Được sự quan tâm của TW, UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở VH, TT và DL tỉnh Quảng Ninh công tác quảng bá, xúc tiến đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt, ngày càng có nhiều sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và cơ quan chức năng trong công tác quảng bá hình ảnh của du lịch Quảng Ninh, thu hút nhiều sự chú ý của du khách trong và ngoài nước; Tổ chức Tuần lễ du lịch Hạ Long hàng năm vào dịp 30/4, 1/5; Tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại quốc tế tổ chức tại Móng Cái và thành phố Hạ Long giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của các địa phương; Tổ chức liên hoan văn hóa ẩm thực Tuần du lịch Hạ Long hàng năm; Tuyên truyền vận động tốt các ngành tham gia bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường du lịch. Tuyên truyền giới thiệu tới nhân dân địa phương và du khách về các giá trị tiêu biểu độc đáo của các điểm di tích lịch sử văn hóa….

- Công tác chỉ đạo hoạt động du lịch

Thời gian qua, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh và Ban quản lý các di tích trọng điểm đã có những chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ trong công tác quản lý các di tích và hoạt động kinh doanh du lịch nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực trong hoạt động du lịch tại các điểm di tích giai đoạn 2007 -

2011. Các cơ quan đã có những văn bản chỉ đạo tới các ban quản lý di tích, chính quyền địa phương và các đơn vị kinh doanh trong công tác quản lý, bảo tồn các giá trị của di tích, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; tăng cường công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản tại các điểm di tích; Thực hiện công tác thẩm định điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn; Triển khai làm tốt công tác quản lý, hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đúng theo quy dịnh của nhà nước về kinh doanh theo tiêu chuẩn, an toàn phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, báo cáo lưu trú, vệ sinh an toàn thực phẩm, vận chuyển khách an toàn….

- Phát triển nguồn nhân lực

Trong 5 năm qua, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh và Ban quản lý các di tích trọng điểm Quảng Ninh đã có hoạt động thiết thực trong công tác phát triển nguồn nhân lực tại các điểm di tích như: Triển khai hội nghị tập huấn du lịch tại các xã, thị trấn cho các đơn vị kinh doanh về Luật Du lịch, Nghị định 92, Thông tư 88 quy định về lưu trú du lịch; Triển khai quy chế về quản lý, khai thác các điểm di tích nhằm đảm bảo công tác quản lý và kinh doanh du lịch theo đúng quy định của pháp luật và từng bước nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ trên địa bàn các địa phương. Tổ chức các lớp bồi dưỡng đào tạo về nghiệp vụ buồng, bàn, lễ tân, bếp cho các nhà hàng, khách sạn tại các điểm du lịch….

- Tập trung công tác quy hoạch và đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các điểm di tích trọng điểm, tạo ra các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù, có sức hấp dẫn.

Trong thời gian qua, bên cạnh việc ban hành những chính sách về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di tích, Quảng Ninh còn đặc biệt chú trọng đến công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

+ Về hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông đang dần được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đén với các điểm di tích như tuyến đường từ Dốc Đỏ tới Yên Tử, hệ thống cáp treo Yên Tử, Tại Vân Đồn, hệ thống tàu gỗ du lịch và tàu cao tốc ngày càng được nâng cấp, đầu tư đảm bảo an toàn phục vụ du khách. Đường bộ dài nhất (đường tỉnh lộ 334) xuyên suốt đảo Cái Bầu nối liền với Cửa Ông hiện đang được đầu tư nâng cấp. Đường nội bộ các xã trong huyện hầu hết đã được bê tông hóa các tuyến chính. Tại cụm di tích núi Bài Tho, con đường bao biển chạy vòng qua chân núi Bài Thơ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến thăm quan, tìm hiểu cụm di tích.

+ Công tác trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử.

Trong những năm qua, ngành văn hóa đã có nhiều cố gắng trong công tác chống xuống cấp và trùng tu di tích. Tại di tích Yên Tử đã cho dựng tượng vua Trần Nhân Tông trên núi, trùng tu lại các di tích chùa do thời gian Năm 2011, dự án xây lại nghè Trần Khánh Dư được thực hiện, dự tính hoàn thành đầu năm 2013. Năm 2010, trùng tu lại đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn …

* Những hạn chế trong hoạt động du lịch của Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 – 2011.

Bên cạnh những thành tựu đạt được ngành du lịch Quảng Ninh vẫn còn

có rất nhiều hạn chế như:

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tuy đã được cải thiện nhiều nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn không thể hiện được nét đặc trưng độc đáo của địa phương.

- Đội ngũ lao động trong ngành văn hóa và du lịch tuy đã được củng cố tăng cường song số lượng vẫn còn quá ít, vẫn rất thiếu những cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn.

- Công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch còn hạn chế chưa theo kịp yêu cầu phát triển chung của ngành.

Nguyên nhân cơ bản nhất của những hạn chế trên là do vấn đề nhận thức về vị trí, vai trò, triển vọng phát triển du lịch. Những chuyển biến trong nhận thức và khả năng nắm bắt thời cơ, xoay chuyển tình thế của các cấp lãnh đạo, quản lý văn hóa và du lịch ở địa phương còn chậm, còn lúng túng và bị động trong việc định hướng và triển khai các kế hoạch cụ thể.

- Sự đầu tư của Nhà nước và sự huy động các nguồn vốn phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các điểm di tích phục phát triển du lịch chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.

- Bộ máy quản lý chưa tương xứng với nhu cầu phát triển. Quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp liên ngành, thiếu các cơ sở pháp lý cụ thể để kiểm soát sự phát triển du lịch. Công tác thống kê du lịch còn hạn chế gây khó khăn trong việc định hướng, dự báo nhu cầu phát triển.

- Công tác lập quy hoạch chi tiết phát triển du lịch còn chậm. Công tác kiểm tra, kiểm soát xây dựng theo qui hoạch tại các điểm di tích còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng phá vỡ quy hoạch được duyệt và phá vỡ cảnh quan chung.

- Nguồn nhân lực còn chưa được đào tạo chính quy bài bản, thiếu cán bộ có chuyên môn sâu ở nhiều lĩnh vực hoạt động du lịch.

- Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch còn hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

- Hệ thống hạ tầng kĩ thuật còn chưa hoàn thiện. Đặc biệt hệ thống cấp thoát nước và sử lý nước thải còn yếu kém gây nhiều tác động xấu đến chất lượng của môi trường du lịch kinh tế xã hội chưa thực sự góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch.

Tiểu kết chƣơng 2

Cụm di tích lịch sử văn hóa Triều Trần với các giá trị văn hóa lịch sử tiêu biểu và độc đáo hội tụ các điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch lễ hội, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng…Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành kinh tế du lịch Quảng Ninh phát triển, đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, nâng cao đời sống kinh tế và hiểu biết xã hội.

Song trên thực tế, ngành kinh tế du lịch Quảng Ninh chưa tận dụng và khai thác triệt để những tiềm năng và thế mạnh vốn có của tài nguyên nhân văn địa phương. Du lịch Quảng Ninh mới chỉ tập trung khai thác mạnh các tài nguyên du lịch tự nhiên với các loại hình du lịch như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái… Lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh hàng năm có tăng lên song thời gian lưu trú ngắn. Lượng khách đến với các điểm di tích không, chủ yếu tập trung tại các di tích như Yên Tử, Cửa Ông; thời gian lưu lại các di tích ngắn khách và chi tiêu của khách tại các điểm di tích chưa nhiều. Nguyên nhân cơ bản là do sản phẩm du lịch văn hóa còn nghèo nàn, đơn điệu; chất lượng dịch vụ còn thấp; các sản phẩm chưa mang tính cạnh tranh cao, chưa phát huy được ưu thế về giá trị và tính độc đáo của sản phẩm; công tác quảng bá và xúc tiến chưa mạnh, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)