Xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 61 - 66)

3.2.1.Giải pháp về tổ chức, quản lý các di tích tiêu biểu triều Trần tại

Quảng Ninh.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch giữ vai trò rất quan trọng thông qua việc định hướng và tạo lập các chính sách phát triển của cơ quan quản lý nhà nước, nó sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả và tuân thủ theo pháp luật. Để thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch cần phải nghiên cứu kỹ và quán triệt các văn bản về du lịch đến các cấp, các ngành, các huyện thị và thành phố, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó cũng cần phải lập kế hoạch cụ thể, thu hút vốn đầu tư để bảo vệ, tôn tạo các khu, điểm du lịch để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch. Tiến hành thanh kiển tra và kiểm định điều kiện kinh doanh, trang thiết bị, cơ sở vật chất của những cơ sở lưu trú du lịch trong địa bàn các điểm du lịch liên quan đến di tích triều Trần theo đúng các quy định của Tổng cục Du lịch để cấp giấy phép theo đúng quy định. Đồng thời tiến hành phát triển các khu, tuyến du lịch trọng điểm liên quan đến các di tích triều Trần trên địa bàn tỉnh.

Đội ngũ cán bộ công chức quản lý lĩnh vực này cần phải được đào tạo chuyên sâu về quản lý du lịch, đặc biệt là quản lý văn hóa du lịch. Chất lượng công tác tham mưu, công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch cần được nâng cao. Nên chủ động phối kết hợp với các ngành trong phát triển du lịch, công tác quản lý nhà nước về các hoạt động du lịch, công tác kiểm tra, thanh tra. Cán bộ thanh tra của sở cần chuyên nghiệp hơn trong sự phối hợp từ phía các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thanh tra các cơ sở về

việc chấp hành quy định của nhà nước, điều này ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về du lịch.

Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di tích trọng điểm triều Trần phải chặt chẽ hơn. Mặt khác, cần trình độ hiểu biết về di tích của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, cũng như sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, với nhiệm vụ quản lý hệ thống di tích triều Trần trên toàn tỉnh từ việc hướng dẫn khai thác phát huy tác dụng của di tích, giới thiệu quảng bá về tiềm năng di tích, hướng dẫn trình tự thủ tục xin trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp di tích cho các địa phương có nhu cầu tu sửa bằng các nguồn vốn khác nhau: kiểm tra thực trạng việc xuống cấp của di tích để xây dựng kế hoạch, báo cáo về chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm; lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích đến việc định hướng cho các di tích phục hồi, tôn tạo để phù hợp với cảnh quan, kiến trúc tổng thể của từng di tích…

Hoàn thiện văn bản pháp lý của địa phương về quản lý du lịch, đặc biệt các văn bản có liên quan đến luật du lịch, các nghị định mới được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để quản lý và phát triển du lịch. Đề xuất các tiêu chuẩn quy phạm về công tác quản lý quy hoạch, đầu tư du lịch, công tác quản lý tài nguyên môi trường và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch tại các địa phương có di tích triều Trần. Hoàn thiện cơ chế chính sách và bộ máy tổ chức quản lý du lịch tại các di tích để góp phần vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra quản lý di tích, gắn trách nhiệm của chính quyền, các đoàn thể ở huyện, xã trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Tăng cường giám sát chuyên môn để nâng cao trách nhiệm bộ máy quản lý, trông nom trực tiếp tại các di tích, không khoán trắng công tác bảo vệ di tích cho các cá nhân.

Giải pháp về công tác tổ chức quản lý tập trung vào 3 nhóm:

* Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Quảng Ninh, cụ thể là Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch Quảng Ninh cần tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Lập quy hoạch phát triển du lịch.

Phối hợp và đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch - Tổng cục Du lịch trong công tác lập quy hoạch phát triển du lịch.

Cần khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của huyện để đẩy mạnh phát triển du lịch; Đầu tư phát triển loại hình du lịch văn hóa kết hợp đa đạng với các sản phẩm du lịch khác tạo sự khác biệt, ưu thế vượt trội nhằm xây dựng Quảng Ninh trở thành một điểm du lịch hấp dẫn.

Cần triển khai lập, đánh giá các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn.

Quy hoạch các tuyến du lịcêutrong tỉnh để nối các chương trình du lịch đến các điểm du lịch văn hoá, các tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đã được phê duyệt, đặc biệt phải xây dựng các lộ trình liên kết giữa các điểm du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu triều Trần..

+ Tăng cường công tác tổ chức quản lý đầu tư, kinh doanh phát triển du lịch.

Tăng cường công tác tổ chức quản lý đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm phát hiện kịp thời và tập trung khắc phục những tồn tại và nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch để tăng thu nhập cho địa phương. Đa dạng

hóa các ngành nghề kinh doanh du lịch nhằm tạo sự đa dạng và phong phú của các sản phẩm du lịch - văn hóa của huyện đảo. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cần tiến hành một cách chặt chẽ, thường xuyên.

+ Rà soát, đề xuất bổ sung, điều chỉnh, các cơ chế, chính sách có liên quan đến chính sách phát triển du lịch văn hóa.

Rà soát các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch văn hóa - lịch sử nhằm mục đích phát hiện những bất cập, hạn chế, những điểm không phù hợp trong điều kiện hiện nay làm cơ sở nghiên cứu, tham mưu với tỉnh ban hành những cơ chế chính sách phù hợp.

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của các điểm d tích lịch sử văn hoá.

Khảo sát, nghiên cứu kỹ các giá trị văn hóa, lịch sửấtị các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu triều Trần; xác định các điểm du lịch văn hóa trọng tâm, có giá trị nổi bật; xây dựng các dự án khôi phục, bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc nhằm đưa loại hình du lịch văn hóa trở thành một trong những loại hình du lịch đặc sắc của tỉnh Quảng Ninh.

Tiếp tục tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh đổi mới các chính sách về khuyến khích đầu tư, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước đầu tư vào Quảng Ninh.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa ngành và các cấp quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đầu tư khai thác tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; bảo vệ tài nguyên du lịch; đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội.

* Các doanh nghiệp du lịch

Các doanh nghiệp du lịch cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mình; tuân thủ quy định pháp luật của nhà nước về du lịch; tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường, có các biện pháp đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng tài sản của du khách; thường xuyên nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn, nghiệp vụ đối với cả cấp quản lý và nhân viên.

* Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương cần hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc phát triển du lịch văn hóa là nhằm góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

UBND tỉnh cần có những quy định về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm những quy định về môi trường, luật du lịch, luật di sản…

Chính quyền địa phương cần thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tổ chức giáo dục, tuyên truyền rộng rãi cho người dân về quy định của luật Du lịch, luật Di sản, quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, có biện pháp bảo tồn, nâng cấp, trùng tu các di sản văn hóa tại địa phương. Kiểm tra chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình mới đặc biệt là những cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn phục vụ du lịch phải tuân theo những quy định về mức độ phù hợp với cảnh quan chung, không làm phá vỡ vẻ đẹp kiến trúc truyền thống của các di tích văn hóa, lịch sử đã tồn tại hàng trăm năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 61 - 66)