Quy mô và cơ cấu của nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 66)

Quy mô và cơ cấu vốn huy động là một trong những yếu tố quan trong để đánh giá chất lượng huy động vốn. Nguồn vốn phải đạt đến một quy mô nhất định thì mới có thể tài trợ cho các hoạt động cho vay và đầu tư cũng như việc mở rộng các dịch vụ của ngân hàng. Nguồn vốn cũng cần có một cơ cấu hợp lý giữa vốn nội tệ và ngoại tệ, vốn ngắn hạn và vốn dài hạn thì mới đáp ứng được các hoạt động nghiệp vụ có thế mạnh và mang tính đặc thù của ngân hàng. Tính ổn định của quy mô, cơ cấu nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng, xu hướng biến đổi của nguồn vốn cũng là một vấn đề cần được quan tâm.

Là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã xác định cho mình nhiệm vụ là một ngân hàng hàng đầu để có đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập. Do đó, mục tiêu nâng cao khả năng tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương đã có sự tăng trưởng liên tục. Năm 2002 tốc độ tăng là 5,8%; năm 2003 là 19%; năm 2004 là 22,8%; năm 2005 là 19,8%; năm 2006 là 23,3% và năm 2007 là 14,1%. Từ năm 2002 đến 2007,

bình quân nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ hơn 17% đạt trên 196 nghìn tỷ quy VNĐ tính đến 31/12/2007.

Vốn của Ngân hàng Ngoại thương bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động và nguồn vốn khác. Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của từng loại vốn thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHNT (2003-2007)

Đơn vị: Tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị 2003/2002 (%) Giá trị 2004/2003 (%) Giá trị 2005/2006 (%) Giá trị 2006/2005 (%) Giá trị 2007/2006 (%) Tổng nguồn vốn 97.521 19,01 119.744 22,79 138.665 19,80 171.862 23,30 196.117 14,10 Vốn chủ sở hữu Tỷ trọng 5.735 5,88% 30,81 12.213 10,20% 129,55 15.669 11,30% 28,30 21.139 12,30% 34,91 13.235 6,74% (37,4) Vốn huy động Tỷ trọng 75.811 77,74% 21,83 88.544 73,94% 16,80 109.221 78,77% 23,35 123.300 71,74% 18,91 145.438 74,16% 11,80 Vốn khác Tỷ trọng 25.975 16,38% 15,36 18.987 15,86% 25,11 19.775 9,93% 4,15 27.423 15,96% 38,68 37.444 19,10% 13,65

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Ngoại thương năm 2002 – 2007)

Bảng 2.2 cho thấy, nguồn vốn kinh doanh chính của Ngân hàng Ngoại thương là nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giữ tốc độ tăng. Điều này cho thấy được tính tự chủ về vốn ngày càng cao của Ngân hàng Ngoại thương. Nhờ vào nguồn vốn huy động được, Ngân hàng Ngoại thương có thể chủ động trong các kế hoạch cho vay, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ và là một nhà cung cấp vốn lớn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó,

nguồn vốn chủ sở hữu của NHNT cũng tăng qua các năm do Nhà nước và bản thân ngân hàng nhận thấy được vai trò quan trọng của vốn chủ sở hữu và sự cần thiết phải gia tăng nguồn vốn này trong quá trình tái cơ cấu cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn vốn khác của Ngân hàng Ngoại thương chủ yếu là vốn vay của Ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng cũng cho thấy khả năng tự chủ trong kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương.

Từ năm 2002, nhờ việc triển khai thành công chương trình Silverlake, một phần mềm về ngân hàng tài chính tiên tiến nhất tại Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương đã tiến hành đổi mới phương pháp giao dịch với khách hàng bằng việc áp dụng quy chế giao dịch “một cửa” và thanh toán online trên toàn hệ thống. Nhờ công nghệ mới này mà thời gian giao dịch của khách hàng gửi tiết kiệm đã được rút ngắn được một nửa, các khoảng cách về địa lý trên toàn bộ hệ thống Ngân hàng Ngoại thương đã được xóa bỏ. Giờ đây, khách hàng chỉ cần gửi tiền ở một nơi nhưng có thể rút ở nhiều nơi trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương; các giao dịch qua tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm được tiến hành nhanh chóng và tiện lợi hơn trước rất nhiều. Trên cơ sở những thuận lợi đó, Ngân hàng Ngoại thương đã thực hiện tốt công tác huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm – đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương. Từ năm 2003 đến năm 2007, nguồn vốn này tăng nhanh, đều qua các năm và có sự thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý và tích cực. Cụ thể năm 2003, nguồn vốn này chiếm 37% trong doanh số huy động vốn - đạt 28.418 tỷ VNĐ, năm 2004 chiếm 39% - đạt 34.276 tỷ VNĐ, năm 2005 chiếm 36% - đạt 39.320 tỷ VNĐ, năm 2006 chiếm 38% - đạt 47.176 tỷ VNĐ, năm 2007 đạt 54.876 tỷ VNĐ tăng 9% so với 2006. Chính kết quả này đã góp phần tạo tiềm lực phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Có được kết quả đó là do Ngân hàng Ngoại thương đã áp dụng nhiều biện pháp tăng cường nguồn vốn, việc điều hành lãi suất được thực hiện một cách tích cực theo tín hiệu thị trường, các hình thức huy động vốn được đa dạng mang tính đặc trưng của Ngân hàng Ngoại thương (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm bảo hiểm, tiết kiệm dự thưởng, …), công tác quản trị thanh khoản được nâng cao và quán triệt trong toàn hệ thống. Nhờ đó, công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan.

Xét về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền (VNĐ và ngoại tệ) có sự dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp với chiến lượng của NHNT. Đó là tăng tỷ lệ vốn huy động bằng VNĐ so với vốn huy động bằng ngoại tệ mặc dù từ trước tới nay, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương được biết đến như là một thế mạnh. Năm 2007, vốn huy động VNĐ đạt 70.488 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2006; vốn huy động USD đạt 4.539 triệu USD tăng 19,2% so với năm 2006. Tỷ lệ USD:VND trong tổng nguồn vốn là 48,3:51,7 – thay đổi khá nhiều so với thời điểm cuối năm 2006 là 51,2:48,8.

Bảng 2.3: Vốn huy động ngoại tệ (2003-2007)

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Vốn huy động ngoại tệ 2.035 2.747 2.897 3.808 4.539

Số tăng (giảm) tuyệt đối - 712 150 911 731

Tỷ lệ tăng (giảm) (%) - 34,9 5,5 31,4 19,2

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Vốn NHNT VN)

Số liệu trên cho thấy mức độ tăng của nguồn vốn ngoại tệ của NHNT trong các năm từ 2003 đến 2007, nguyên nhân chủ yếu là do:

- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong khi Cục dự trữ liên bang Mỹ FED liên tục tăng lãi suất cơ bản lên tới 5,25% /năm.

- Thêm vào đó tỷ giá VNĐ/USD tương đối ổn định cùng với sự hấp dẫn của các hình thức đầu tư khác nhau như bất động sản, vàng,…đã dẫn đến sự dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ sang VNĐ, mặc dù NHNT đã chấp nhận để lãi suất tiết kiệm USD có kỳ hạn cao hơn lãi suất gửi tại nước ngoài nhằm duy trì lãi suất cạnh tranh để giữ vững nguồn vốn ngoại tệ.

- Sự cạnh tranh lãi suất huy động vốn gay gắt giữa các ngân hàng thương mại

Tuy nhiên, liên tục trong các năm 2004, 2005, 2006 NHNT đã khẩn trương triển khai các sản phẩm tiết kiệm mới, phát hành kì phiếu. chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 364 ngày với mức lãi suất hấp dẫn, có thưởng nên đã phần nào vực lại nguồn vốn ngoại tệ.

Đối với nguồn vốn VNĐ, việc tăng tỷ trọng vốn VNĐ trong tổng nguồn vốn là chiến lược dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng, tăng cường sử dụng vốn đầu tư trong nước. Thực hiện phương hướng này, trong các năm qua nguồn vốn VNĐ đã liên tục tăng thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Vốn huy động VNĐ (2003-2007)

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Vốn huy động VNĐ 28.418 34.276 39.320 50.345 54.876

Số tăng, giảm tuyệt đối - 5.858 5.044 11.025 4.531

Tỷ lệ tăng giảm (%) - 20,6 14,7 28,0 9,0

(Nguồn: Báo cáo thống kê Phòng Vốn, NHNT VN)

Nằm trong chiến lược điều chỉnh cơ cấu vốn theo chương trình tái cơ cấu NHNT và cũng để phù hợp với sự mở rộng tín dụng, vốn huy động bằng VNĐ đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, thường ở mức trên 10% trong đó mức cao nhất là 28% vào năm 2006. Tuy nhiên, sang đến năm 2007 do những nguyên nhân và điều kiện khách quan của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng vốn huy động bằng VND đã chậm lại và đạt mức 9%.

Mức tăng trưởng vốn VNĐ của NHNT trong thời gian qua là kết quả của sự chuyển biến tích cực trong việc thực hiện chương trình tái cơ cấu, thể hiện trên một số khía cạnh như:

- Đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng ưu thế về công nghệ, năm2002 và 2003 đã triển khai nhiều giải pháp huy động nhất như phát hành kỳ phiếu VNĐ với nhiều kỳ hạn 6, 9, 12, 24 tháng; mở rộng việc áp dụng sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, khuyến mại; triển khai giao dịch VCB online, gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi… - Mở rộng mạng lưới nhất là hệ thống các chi nhánh, phòng giao

dịch.

như tăng giờ giao dịch, đổi mới thái độ phục vụ…

- Sự đổi mới khá toàn diện trong công tác quản trị vốn, điều hành lãi suất linh hoạt..

Trong mấy năm gần đây Ngân hàng Ngoại thương đã áp dụng các giải pháp huy động vốn đa dạng hấp dẫn, bên cạnh việc triển khai nhiều đợt phát hành các loại giấy tờ có giá, NHNT đã áp dụng một loạt các biện pháp phối hợp để tăng cường huy động vốn, nhất là đối với việc huy động vốn VNĐ nhờ đó cơ cấu vốn cũng đã chuyển biến theo hướng tỷ trọng vốn VNĐ trong tổng nguồn vốn cũng được nâng cao.

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương cũng có thể được xem xét theo kỳ hạn (ngắn hạn, trung và dài hạn). Thực hiện chủ trương dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn, trong những năm gần đây Ngân hàng Ngoại thương đã phát hành thành công nhiều đợt kỳ phiếu và trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư trung và dài hạn đang tăng cao.

Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn tiết kiệm VNĐ trung và dài hạn (2003 – 2006) Đơn vị: Tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 Giá trị 2003/2002 (%) Giá trị 2004/2003 (%) Giá trị 2005/2004 (%) Giá trị 2006/2005 (%) Tổng nguồn vốn VNĐ 7.538 37.3 11.188 48.4 15.304 36.7 17.448 14 Vốn huy động VNĐ ngắn hạn Tỷ trọng 5.112 67.82% 39.36 8.155 73.89% 59.53 11.736 76.69% 43.91 13.438 77% 14.5 Vốn huy động VNĐ trung dài hạn Tỷ trọng 2.426 32.18% 20 3.033 26.11% 25 3.568 23.31% 17.7 4.010 23% 12.4

(Nguồn: Báo cáo thống kê Phòng Vốn NHNT VN)

Số liệu bảng 2.5 cho thấy thực trạng vốn huy động trung dài hạn bằng VNĐ của NHNT có tăng qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng đó không đáp ứng đủ mức độ tăng của sử dụng vốn trung dài hạn (khoảng 25%/năm). Chính vì vậy ta thấy nguồn vốn huy động bằng VNĐ của NHNT thể hiện việc mất cân đối kỳ hạn, dễ dẫn đến rủi ro về lãi suất, rủi ro về thiếu vốn trung dài hạn.

Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn tiết kiệm ngoại tệ trung và dài hạn (2003 - 2006)

Đơn vị: Triệu USD

2003 2004 2005 2006 Giá trị 2003/2002 (%) Giá trị 2004/2003 (%) Giá trị 2005/2004 (%) Giá trị 2006/2005 (%) Tổng nguồn vốn NTỆ 1.305 -3.8 1.443 10.5 1.501 4 1.858 23.8 Vốn huy động NTỆ ngắn hạn 968 -4.6 1.067 10.22 1.109 3.94 1.349 21.64

Tỷ trọng 74.18% 73.94% 76.69% 72.6% Vốn huy động NTỆ trung dài hạn Tỷ trọng 337 25.11% -1.36 376 26.06% 11.6 392 23.31% 4.3 509 27.4% 29.8

(Nguồn : Báo cáo thống kê Phòng Vốn, NHNT TW)

Số liệu bảng 2.6 cho thấy vốn huy động trung dài hạn bằng ngoại tệ của NHNT tăng nhanh trong năm 2006, đây cũng là một ưu thế của NHNT trong việc huy động vốn ngoại tệ. Tuy nhiên mức độ sử dụng vốn trung dài hạn bằng ngoại tệ trong nước không nhiều, một phần do tâm lý của các nhà đầu tư lo ngại đến việc tỷ giá không ổn định. Chính vì vậy mà NHNT thường xuyên có số dư tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng ở nước ngoài cao.

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn trung dài hạn (31.12.07)

Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn VND Ngoại tệ (quy VNĐ) Tổng Tổng nguồn vốn huy động 83.375 92.934 176.309 Vốn huy động có kỳ hạn: 46.154 66.747 112.901 1. Vốn huy động ngắn hạn 21.308 34.003 55.311

2. Vốn huy động trung dài hạn 14.846 32.744 47.590

(Nguồn : Báo cáo thống kê Phòng Vốn, NHNT VN)

Như vậy ta thấy vốn trung dài hạn của NHNT chiếm gần 27% tổng nguồn vốn huy động, trong đó: bằng VNĐ chiếm 8,5%, ngoại tệ chiếm 18,5%. Trong khi sử dụng vốn trung dài hạn bằng VNĐ trong cùng thời kỳ chiếm 20%, bằng ngoại tệ đạt 17% trong tổng doanh số sử dụng vốn. Điều đó cho thấy một số vấn đề NHNT cần quan tâm ở đây là tình trạng mất cân bằng

kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, tiềm ẩn rủi ro lãi suất do mất cân đối kỳ hạn, rủi ro thiếu vốn trung dài hạn, và trong tương lai có nguy cơ thiếu vốn trung dài hạn. Vì vậy NHNT cần tăng cường huy động vốn trung dài hạn, đặc biệt là vốn trên 24 tháng.

Tính đến 31/12/2007 vốn huy động có kỳ hạn của Ngân hàng Ngoại thương đạt 66.747 VNĐ, chiếm tỷ trọng gần 40 % trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, vốn trung và dài hạn (trên 12 tháng) chỉ là 32.744 tỷ quy đồng, chiếm 16,6% tổng nguồn vốn. Vấn đề thiếu vốn trung và dài hạn đang là thách thức đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng và các ngân hàng thương mại khác nói chung trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng mạnh và nhu cầu đầu tư trung dài hạn ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 66)