Tính thanh khoản và sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 81)

Ngân hàng Ngoại thương sử dụng vốn vào các mục đích sau: - Cho vay cá nhân và các doanh nghiệp

- Gửi tại Ngân hàng Nhà nước - Mua trái phiếu Kho bạc Nhà nước - Gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước - Gửi tại các tổ chức tín dụng nước ngoài - Đầu tư chứng khoán

Tính thanh khoản và sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng được xem xét thông qua chỉ tiêu huy động và cho vay bởi vì các khoản vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong sử dụng nguồn vốn của ngân hàng và là các khoản mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.

Có hai mức độ rủi ro về thanh toán của mỗi ngân hàng, đó là:

- Rủi ro thiếu vốn khả dụng hay rủi ro thanh khoản chỉ những trường hợp mà một ngân hàng mất khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn, nhất là các khoản tiền gửi không kỳ hạn và các khoản vay liên ngân hàng ngắn hạn. Lý do cơ bản là do các ngân hàng chuyển hoán các thời hạn giữa tài sản và nguồn vốn không tương ứng và do khủng hoảng lòng tin của dân chúng vào ngân hàng xuất phát từ các tin tức xấu về hoạt động của ngân hàng đó.

- Rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro mất khả năng thanh toán hoặc rủi ro vỡ nợ đề cập đến trường hợp ngân hàng bị lỗ làm suy giảm vốn tự có, hay trường hợp giá trị tài sản của ngân hàng giảm xuống thấp hơn so với các trách nhiệm nợ của nó .

Rủi ro thanh khoản khác với rủi ro mất khả năng thanh toán ở chỗ: rủi ro thanh toán được xem như là kết quả của nhiều loại rủi ro được tích luỹ lại hoặc khi một loại rủi ro nào đó xảy ra ở mức quá lớn, bao gồm cả rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và các rủi ro khác. Với sự điều tiết vốn trong toàn hệ thống như hiện nay đang duy trì, với khả năng vận chuyển, điều tiền thuận lợi, ổn định trong nội thành thành phố như hiện nay, khả năng rủi ro thanh khoản và thanh toán là hầu như không có vì Ngân hàng Ngoại thương là một ngân hàng hoạt động đã lâu đời, và khó có khả năng biến động bất thường về luồng tiền mặt thu chi tại quỹ.

Bảng 2.11: Huy động và sử dụng vốn ngắn hạn tại NHNT VN

(Đơn vị: Tỷ VND, triệu USD)

Chỉ tiêu

VND USD

2003 2004 2005 2006 2007 2003 2004 2005 2006 2007

Huy động vốn 28.128 31.288 37.610 36.930 55.642 1.788 2.283 2.850 2.017 3.429

Cho vay 12.209 14.516 17.710 18.270 28.882 578,7 912,6 982,0 1.176 1.344

( Nguồn: Phòng Vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam )

Bảng 2.12: Huy động và sử dụng vốn dài hạn tại NHNT VN

(Đơn vị: Tỷ VND, triệu USD)

Chỉ tiêu

VND USD

2003 2004 2005 2006 2007 2003 2004 2005 2006 2007

Huy động vốn 4.112 4.226 7.291 13.415 14.846 940 1.085 1.122 1.091 1.113

Cho vay 7.042 8.796 10.728 15.786 17.894 617,8 812,1 857,5 823,1 852,4

( Nguồn: Phòng Vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)

Hai bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn VNĐ trung và dài hạn của toàn ngân hàng chỉ đủ tài trợ khoảng 70% cho các khoản vay và đầu tư dài hạn. Cũng như các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Ngoại thương

Việt Nam phải sử dụng một lượng đáng kể vốn ngắn hạn để tài trợ cho các khoản vay dài hạn. Do vậy, Ngân hàng Ngoại thương cần tích cực hơn nữa trong việc huy động vốn trung hạn và dài hạn.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)