Chiến lược huy động vốn

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92)

Nguồn vốn lớn là thế mạnh, là động lực tạo đà cho việc thực hiện thành công chiến lược phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đến năm 2010. Chính vì vậy, Ngân hàng Ngoại thương cần tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao nhằm thu hút

nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và của các doanh nghiệp; phát huy tính tín nhiệm cao của Ngân hàng Ngoại thương ở trong và ngoài nước để tranh thủ tiếp nhận được nguồn vốn uỷ thác của Nhà nước và các tổ chức nước ngoài.

Từ nay đến năm 2010, Ngân hàng Ngoại thương phấn đấu giữ vững thế mạnh hàng đầu về nguồn vốn, nhất là về vốn ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Chiến lượng về huy động vốn cần phải đối phó được với những thách thức của sự ra đời, hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán, của tiến trình hội nhập của Việt Nam vào hoạt động tài chính trên trường quốc tế.

Trong thời gian qua, tuy Ngân hàng Ngoại thương đã giữ được thế mạnh về vốn, song với quy mô vốn này chưa đáp ứng được với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiều dự án quốc gia sẽ cần lượng vốn ngoại tệ từ hàng trăm triệu USD trở lên. Ngân hàng Ngoại thương phải là ngân hàng đi đầu trong việc cung cấp vốn cho các dự án lớn, cho các ngành và các tổ chức kinh tế mũi nhọn của Nhà nước. Vì vậy, việc tăng cường thế mạnh về vốn trong tương lai là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng Ngoại thương giữ được vị trí của một ngân hàng thương mại chủ đạo lớn nhất ở Việt Nam trong thời gian tới.

Mặt khác, từ thực tế hiện nay do số lượng các khoản vay có thời hạn trên 10 năm hiện chiếm 25% trong tổng dư nợ cho vay trung dài hạn, trong khi đó, nguồn vốn huy động dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung hiện nay còn rất thấp. Vì vậy, việc tính toán cân đối nguồn vốn và đẩy mạnh giải pháp tăng vốn trung và dài hạn để cho vay các dự án lớn, dài hạn trong thời gian tới là hết sức cần thiết.

Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông còn khá lớn, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng còn thấp. Nhiệm vụ đặt ra

cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế là phải từng bước khắc phục tình trạng trên, cải thiện văn minh thanh toán, cung cấp cho thị trường những tiện ích thuận lợi dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, đưa ngân hàng trở nên gần gũi với công chúng hơn. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để ngân hàng cơ thể phát triển sản phẩm mới, mở rộng hoạt động và thu lợi nhuận.

Trước những thời cơ và thách thức do quá trình hội nhập quốc tế đặt ra, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đưa ra sáu định hướng chính trong công tác huy động vốn. Đó là:

- Duy trì tốc độ tăng trưởng vốn bình quân từ 18 – 20%/năm; - Tăng tỷ lệ vốn huy động trung và dài hạn;

- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng duy trì thế mạnh về đồng ngoại tệ và tiếp tục đẩy nhanh tốc độ huy động nội tệ;

- Quan tâm đến nguồn vốn rẻ và đối tượng có nguồn vốn ổn định; - Đa dạng hoá khách hàng để phân tán rủi ro, tạo sự ổn định;

- Chuẩn bị tham gia vào thị trường quốc tế (phát hành trái phiếu hoặc vay mượn trên thị trường quốc tế) để đáp ứng nhu cầu vốn ngày một tăng.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92)