Chi phí huy động vốn và khả năng tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 83)

Chi phí huy động vốn (giá vốn) bao gồm chi phí lãi suất khi tiến hành huy động và một số chi phí khác như tiền lương, trang thiết bị….Trong đó chi về lãi là bộ phận chính, lãi suất ngân hàng đưa ra phải thoả mãn các yêu cầu: Cạnh tranh được với các ngân hàng khác, đảm bảo lợi nhuận ngân hàng và quyền lợi khách hàng, tuân theo các quy định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước VN.

Trong thời gian từ năm 2002 sự cạnh tranh trong huy động vốn đã diễn ra khá phức tạp và ngày càng gay gắt thể hiện ở việc nâng lãi suất huy động. Trong bối cảnh đó NHNT đã phải rất linh hoạt trong điều hành lãi suất huy động vốn để có thể duy trì được vị thế trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác.

NHNT đã tạo lập cho mình một vai trò như là người định hướng lãi suất huy động ngoại tệ trên thị trường. Một số ngân hàng đã căn cứ vào lãi suất ngoại tệ của NHNT để cộng thêm một biên độ nhất định nhằm cạnh tranh trong huy động vốn tiết kiệm . Tuy nhiên, khi lãi suất hạ, các ngân hàng này để đảm bảo cân đối lãi suất đầu vào đầu ra đã phải đặt lãi suất huy động ngang bằng mức của NHNT. Việc định hướng lãi suất thị trường chứng tỏ vị thế cạnh tranh áp đảo của NHNT trong thị trường huy động vốn ngoại tệ, người gửi tiền và các ngân hàng đều căn cứ vào lãi suất ngoại tệ của NHNT làm chuẩn, trong trường hợp lãi suất NHNT hạ người gửi tiền luôn tin rằng đây là xu thế chung và vẫn tiếp tục gửi tiền vào NHNT.

NHNT trong thời gian qua là khá hiệu quả, đặc biệt là huy động và sử dụng vốn VNĐ.

Việc áp dụng mức lãi suất hợp lý đối với từng loại nguồn vốn trong từng thời kỳ đối với từng chi nhánh đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, cũng như nâng cao hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn.

Bảng 2.12: Lãi suất huy động và cho vay bình quân của NHNT

Các mức lãi suất bình quân (% /năm) 12/2003 12/2004 12/2005 12/2006 12/2007

A. Lãi suất Huy động bình quân

1. VNĐ 5,08 5,00 5,60 6,35 8,28

2. USD 0,99 1,05 2,06 2,67 4,65

B. Lãi suất Cho vay bình quân

1. VNĐ 8,60 9,41 10,33 10,67 11,4

2. USD 3,06 4,04 5,83 6,55 7,35

C. Chênh lệch cho vay – huy động (B- A)

1. VNĐ 3,52 4,41 4,73 4,32 3,12

2. USD 2,07 2,99 3,77 3,88 2,7

(Nguồn : Báo cáo thống kê Phòng Vốn, NHNT VN)

Do có sự cạnh tranh về lãi suất huy động giữa các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần, trong thời gian qua, lãi suất huy động của Ngân hàng Ngoại thương liên tục tăng, tuy nhiên vẫn nằm trong quy định về trần lãi suất của NHNN. Với mức tăng lãi suất huy động như vậy, lãi suất cho vay cũng phải tăng theo để đảm bảo được mức lợi nhuận cho ngân hàng trong đó mức chênh lệch đối với VNĐ là khoảng từ 3 – 4%, cao nhất là năm 2005,

mức chênh lệch là 4,73%. Đối với USD, mức chênh lệch có thấp hơn một chút, cao nhất là 3,88% vào năm 2006 và thấp nhất là 2,07% vào năm 2003. Đây là mức chênh lệch được coi là hợp lý để vừa giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, vừa tạo ra lợi nhuận thông qua hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 83)