Ngân hàng Nhà nước là nơi ban hành và thực thi chính sách tiền tê, do vậy, cần phải có một chính sách tiền tệ ổn định để người dân có thể yên tâm gửi tiền vào ngân hàng mà không lo bị mất giá.
Ngân hàng Nhà nước phải thực thi chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt, trong đó tạo dựng được một chính sách lãi suất phù hợp với quy luật cung - cầu trên thị trường, điều hành sáng suốt chính sách tỷ giá, tăng cường vận dụng công cụ thị trường mở trong việc kiểm soát cung - cầu tiền thay cho công cụ dự trữ bắt buộc.
Ngân hàng Nhà nước có chức năng quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng thương mại. là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng định hướng cho các ngân hàng thương mại trong các hoạt động của ngân hàng và tác động rất lớn đến chiến lược huy động vốn của ngân hàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sác tiền tệ hợp lý nhằm khuyến khích người dân gửi tiền, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải xây dựng được một hệ thống thông tin hỗ trợ các ngân hàng công khai, đầy đủ và kịp thời, sớm cho ra đời các công cụ, nghiệp vụ tài chính mới nhằm làm tăng tính hiệu quả, giảm rủi ro cho hoạt động của hệ thống tài chính.
KẾT LUẬN
Dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập hiện nay ngày càng đa dạng và hoàn hảo nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, cho dù dịch vụ ngân hàng phát triển ở mức độ nào thì nghiệp vụ huy động vốn vẫn luôn được các ngân hàng quan tâm và duy trì vì đây là nghiệp vụ cơ bản, truyền thống và không thể thiếu được của ngân hàng. Ở Việt Nam hiện nay, do nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế rất lớn trong khi tích luỹ về vốn trong nền kinh tế còn thấp và hoạt động ngân hàng còn kém phát triển so với các nước trong khu vực nên dường như các ngân hàng vẫn chỉ quan tâm đến số lượng vốn huy động mà chưa quan tâm đúng mức đến mặt chất lượng. Một khi đã trở thành thành viên của WTO, thị trường tiền tệ của Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi với sự tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài có tên tuổi với năng lực cung cấp dịch vụ tốt hơn hẳn các ngân hàng trong nước. Khi đó, yêu cầu nâng cao năng cao chất lượng hoạt động trong đó có hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trong nước ngày càng cấp thiết. Ngoài ra, các ngân hàng trong nước còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, ... Trước nguy cơ bị chia sẻ các nguồn lực mà trước đây gần như hoàn toàn thuộc về mình, các ngân hàng thương mại cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút khách hàng.
Với mục tiêu trở thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực trong vòng 5 – 10 năm tới, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần được quan tâm hơn nữa theo hướng có một cơ cấu vốn có chất lượng và có sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng sử dụng vốn.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, luận văn đã phân tích và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt đông huy động vốn đặc biệt là chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007.
2. David Begg (1995), Kinh tế học (sách dịch của Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Hà Nội.
3. Lê Vinh Danh (1997), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Trịnh Thị Hoa Mai (1999), Giáo trình Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Frederic S. Mishkin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính
(bản dịch của Nguyễn Quang Cư, Nguyễn Đức Dỵ), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên 2002, 2003, 2004, 2005 và 2006.
7. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2003), Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Paul A. Samuelson (1989), Kinh tế học, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
9. Pháp lệnh Ngân hàng về Ngân hàng thương mại, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990.
10. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX năm 1997.
11. Tạp chí Ngân hàng các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007.
2006 và 2007.
13. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Cục Xuất bản - Bộ Văn hoá Thông tin.
14. Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2003), Những thách thức của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.