Đối với khách hàng là tổ chức

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 102 - 103)

Đây là đối tượng khách hàng đem lại nguồn vốn huy động khá lớn cho ngân hàng với chi phí vốn rẻ, khối lượng vốn nhiều. Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, Ngân hàng Ngoại thương cần sớm triển khai đại trà các sản phẩm hiện đại cho tất cả các khách hàng tổ chức như trả lương tự động, quản lý vốn tự động, trang bị hệ thống nối mạng trực tiếp để quản lý và điều hành vốn chủ động, nhanh chóng.

Áp dụng các sản phẩm và dịch vụ để hỗ trợ khách hàng như: tín dụng (cho vay chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay bù đắp vốn lưu động, cho vay ngắn hạn bù đắp vốn tạm thời do nguồn phải thu chưa về kịp, cho vay mua hàng xuất hoặc làm hàng xuất khẩu, cho vay xây dựng nhà cửa, trụ sở để bán hoặc cho thuê), mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế để tạo sự gắn bó với khách hàng và duy trì tài khoản tại ngân hàng.

Mở thêm các dịch vụ phục vụ khách hàng như: dịch vụ quản lý tiền, quản lý rủi ro bằng các sản phẩm hedging, chiết khấu, cấp giấy tờ có giá, tư vấn đầu tư, tư vấn về tài chính, tư vấn về pháp luật, ... để vừa tăng thu từ dịch vụ cho ngân hàng vừa tăng uy tín cho ngân hàng. Tính khả thi của hoạt động này rất cao nhờ ngân hàng có lượng thông tin lớn, am hiểu nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài chính, pháp lý và thị trường.

Mở rộng hoạt động quản lý tài chính, chi trả thu nhập, lượng cho các doanh nghiệp lớn. Hoạt động này tạo ra một lượng tài khoản và tiền gửi khá lớn từ các doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên của họ.

Ngân hàng Ngoại thương cần đưa ra sản phẩm mới để thu hút các công ty kiều hối lớn mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng vì trên thực tế, lượng kiều hối chuyển qua các công ty này là khá lớn và đây là nguồn ngoại tệ đáng kể cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 102 - 103)