Nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 26 - 34)

Khối lượng hàng hóa tiêu thụ là số lượng sản phẩm, hàng hóa được xuất bán ra trong kỳ. Số lượng này càng nhiều thì lợi nhuận càng tăng lên và ngược lại. Để thấy rõ biến động của nhân tố này ta so sánh số lượng xuất bán chi tiết các mặt hàng qua các năm trong 6.

Nhìn chung trong ba năm tổng khối lượng hàng hóa bán ra trong năm 2005 là lớn nhất, đạt 755.067 ngàn lít. Xét về từng mặt hàng thì nhóm hàng kinh doanh chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ (từ 99,96% đến 99,98%). Trong đó mazut là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ba năm, ngoại trừ năm 2006.

GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -27- SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh

Bảng 6: Số lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty qua ba năm (2004 - 2006).

Đvt: ngàn lít / 15 Fo - Kg

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

2005-2004 Chênh lệch 2006-2005 Chỉ tiêu số lượng tỷ trọng (%) số lượng tỷ trọng (%) số lượng tỷ trọng (%)

tuyệt đối tương đối (%)

tuyệt đối tương đối (%) Tổng số 611.003 100,00 755.076 100,00 624.754 100,00 144.073 23,58 -130.322 -17,26 Sn phm kinh doanh chính 610.827 99,97 754.927 99,98 624.483 99,96 144.100 23,59 -130.444 -17,28 + Xăng 72.769 11,91 109.068 14,44 157.663 25,24 36.299 49,88 48.595 44,55 + Dầu hoả 40.781 6,67 39.510 5,23 36.020 5,76 -1.271 -3,12 -3.490 -8,83 + Disel 202.312 33,11 245.685 32,54 237.686 38,04 43.373 21,44 -7.999 -3,26 + Mazut 294.965 48,28 360.664 47,77 193.114 30,91 65.699 22,27 -167.550 - 46,46 Hoá dầu 176 0,03 149 0,02 271 0,04 -27 -15,34 122 81,88 (Nguồn: phòng Kế toán)

- Năm 2005, tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng đáng kể tăng 144.073 ngàn lít so với năm 2004, tỷ lệ tăng 23,58%. Nguyên nhân chính là do hầu hết khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng lên, lượng hàng hóa bán ra tăng cao nhất là lượng mazut, tỷ lệ tăng 22,27%; kế đến là diesel và xăng. Do lượng tăng của các mặt hàng quá lớn nên làm tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng cao. Tuy nhiên lượng dầu hoả và các sản phẩm phẩm hoá dầu bán ra có giảm so với năm 2004 nhưng xét về tỷ trọng là không đáng kể.

- Năm 2006 so với năm 2005: Tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm mạnh, giảm 130.322 ngàn lít, tỷ lệ giảm 17,26%. Nguyên nhân chính là do nhóm hàng hóa kinh doanh chính giảm mạnh, giảm 130.444 ngàn lít, tỷ lệ giảm là 17,28%. Trong đó mặc dù lượng xăng bán ra có tăng đáng kể so với năm 2005 là 48.595 ngàn lít, tỷ lệ tăng 44,55% nhưng không bù đắp được lượng giảm xuống của các mặt hàng khác đặc biệt là mazut có lượng bán ra giảm 167.550 ngàn lít, tỷ lệ giảm 46,46%. Tuy vậy điều khả quan hơn là các sản phẩm hoá dầu trong năm 2006 bán ra tăng cao, tỷ lệ tăng 81,88%, do đây là mặt hàng có tỷ trọng khối lượng hàng hóa bán ra không cao trong tổng khối lượng hàng hóa bán ra nên xét về giá trị khối lượng tăng là không đáng kể để bù đắp phần giảm xuống trầm trọng của khối lượng hàng hóa tiêu thụ của nhóm hàng kinh doanh chính của công ty. Sang năm 2007 công ty cần phải có những biện pháp tích cực, thúc đẩy khối lượng hàng hóa tiêu thụ của nhóm hàng kinh doanh chính hơn nữa, cụ thể là mazut, diesel, dầu hỏa là mặt hàng có tỷ trọng khá lớn.

4.3.1.2. Tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng

Xét về nguyên nhân tăng giảm số lượng bán ra của từng mặt hàng thì cần phải xem xét khối lượng hàng hóa tiêu thụ ảnh hưởng qua từng phương thức bán hàng để từ đó có những chính sách bán hàng chiến lược hơn, hiệu quả hơn. Qua bảng 7 ta có cái nhìn chung về khối lượng hàng hoá tiêu thụ qua ba năm ở phương thức bán nội bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 50% đến 60%, kế đến phương thức bán tái xuất từ 21% đến 24%, như vậy công ty chú trọng đến việc bán nội bộ và tái xuất, trong khi đó bán lẻ lại được hưởng phần chênh lệch cao, khoảng 300 đồng/lít lại có tỷ trọng hàng hóa bán ra rất thấp. Vì vậy công ty cần phải cố gắng mở rộng thị phần hơn nữa nhằm tăng khối lượng hàng hóa bán ra tạo hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Bảng 7: Số lượng tiêu thụ theo các hình thức bán hàng

qua ba năm (2004 - 2006)

Đvt: triệu lít/ 15 Fo - Kg

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

2005-2004 Chênh lệch 2006-2005 Chỉ tiêu SL tỷ trọng (%) SL tỷ trọng (%) SL tỷ trọng (%) tuyệt đối tương đối (%) tuyệt đối tương đối (%) Tổng KLHHTT 611 100,00 755 100,00 625 100,00 144 23,58 -130 -17,26 Bán buôn trực tiếp 81 13,23 74 9,77 58 9,22 -7 -8,73 -16 -21,94 Bán buôn TĐL,ĐL 71 11,60 44 5,78 41 6,63 -27 -38,46 -2 -5,10 Bán lẻ 19 3,06 19 2,46 20 3,24 0 -0,62 2 8,81 Bán tái xuất 130 21,22 183 24,20 132 21,15 53 40,87 -51 -27,67 Bán nội bộ 311 50,87 436 57,79 373 59,73 126 40,38 -63 -14,48 (Nguồn: phòng Kế Toán)

Tổng KLHHTT: Tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Bán buôn TĐL,ĐL: Bán buôn qua tổng đại lý, đại lý

SL: số lượng

Năm 2005, tổng khối lượng hàng hóa bán tăng chủ yếu do lượng bán ra của hai phương thức có tỷ trọng lớn tăng đáng kể, tăng hơn 40% so với năm 2004, còn các phương thức bán khác đều giảm, giảm nhiều nhất là hình thức bán buôn qua tổng đại lý, đại lý, giảm hơn 38%.

Năm 2006, tổng lượng bán ra giảm rất lớn và gần bằng lượng tăng lên của năm 2005 do khối lượng hàng hóa bán ra của các phương thức đều giảm, đặc biệt là ở phương thức bán buôn trực tiếp, bán tái xuất và bán nội bộ. Theo hướng khả quan hơn, phương thức bán lẻ có tăng khoảng 2 triệu lít, điều này chứng tỏ công ty đã có chú trọng và nổ lực tăng thị phần bán lẻ, đây là điều rất tốt cần phải tiếp tục phát huy để tạo lợi nhuận cho công ty ngày càng nhiều.

Phương thức bán lẻ có tăng, giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều, chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

+ Đặc điểm của phương thức bán lẻ là xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các của hàng bán lẻ của công ty. Hiện nay công ty có 11 cửa

hàng bán lẻ nằm trên địa bàn thành phố Cần thơ và một số cửa hàng ở các chi nhánh ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang. Trên thị trường Cần Thơ thì phương thức này có sức cạnh tranh rất lớn, ngoài các cửa hàng của các công ty lớn như công ty liên doanh dầu khí Mekong, công ty dầu khí Đồng Tháp,…ngoài ra còn có hệ thống các cửa hàng bán lẻ của các doanh nghiệp tư nhân với các phương thức bán hàng rất linh hoạt.

+ Khối lượng hàng hóa bán lẻ năm 2005 giảm là do thị trường xăng dầu trong nước cũng như trên thế giới có nhiều biến động bất ổn, giá xăng dầu liên tục tăng cao, mỗi lần tăng từ 500 đồng đến 1.000 đồng trên 1 lít. Do vậy người dân cũng sử dụng tiết kiệm nhiên liệu hơn mặc dù công ty đã có một số chính sách bán hàng tích cực như nâng cấp, sửa chữa một số cây xăng và chương trình khuyến mãi mua 3 lít xăng tặng một phiếu rút thăm trúng thưởng trúng xe Wave RS.

+ Năm 2006 lượng bán lẻ tăng do công ty đã tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa một số cửa hàng về diện tích mặt bằng, trang thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ nhân viên bán hàng tích cực, niềm nở phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, chất lượng xăng đảm bảo tốt không pha trộn phẩm màu và thị trường xăng dầu những tháng cuối năm 2006 có phần ổn định hơn.

Sau đây đề tài sẽ đi sâu vào phân tích các phương thức bán có thay đổi lớn trong năm 2005, được thể hiện ở bảng 8.

- Hình thức bán nội bộ là xuất bán cho các công ty khác trong nội bộ Tổng công ty hay trong nội bộ công ty. Bán nội bộ tổng công ty khách hàng là công ty xăng dầu Đồng Tháp, Đaklak, Vĩnh Long, Cà Mau, An Giang…Bán nội bộ công ty cho các chi nhánh xăng dầu Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ năm 2005 ở phương thức bán này là lớn nhất, tăng 125.506 ngàn lít so với năm 2004. Do tất cả các mặt hàng bán ra đều tăng ngoại trừ các sản phẩm hoá dầu tiêu thụ có giảm nhưng rất ít. Trong các mặt hàng có lượng bán ra tăng thì disel, mazut và xăng là tăng rất cao, đều tăng trên dưới 40 triệu lít, trong đó tốc độ gia tăng cao nhất là xăng, tăng gần bằng 2 lần so với năm 2004. Nguyên nhân do năm 2005 hệ thống các kho xăng dầu đã được sửa chữa và mở rộng, có khả năng tồn trữ được nhiều hàng hóa hơn. Bên cạnh đó tình hình xăng dầu trên thế giới biến động bất ổn, xăng dầu liên tục tăng giá, do

vậy Nhà nước đã có chính sách hổ trợ cho các công ty của mình nên các công ty khác hạn chế nhập khẩu, chủ yếu chỉ lấy hàng từ nguồn cung cấp gần nhất, giảm tối đa chi phí vận chuyển, hao hụt,..bên cạnh đó nguồn hàng của công ty lại có giả rẻ do bán cho nội bộ, công ty chỉ hưởng phần trăm hoa hồng rất ít trên nguồn hàng bán ra.

Bảng 8: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo một số phương thức bán hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong năm 2004 và 2005

Đvt: ngàn lít / 15 Fo - Kg

Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch

Chỉ tiêu số lượng tỷ trọng (%) số lượng tỷ trọng (%)

tuyệt đối tương đối

(%) Bán buôn TĐL,ĐL 70.888 11,60 43.628 5,78 -27.260 -38,46 + Xăng 20.346 3,33 14.393 1,91 -5.953 -29,26 + Dầu hoả 7.715 1,26 3.803 0,50 -3.912 -50,71 + Disel 42.827 7,01 25.432 3,37 -17.395 -40,62 Bán tái xuất 129.685 21,22 182.691 24,20 53.006 40,87 + Xăng 824 0,13 4.913 0,65 4.089 496,24 + Dầu hoả 11.712 1,92 9.395 1,24 -2.317 -19,78 + Disel 5.522 0,90 22.888 3,03 17.366 314,49 + Mazut 111.627 18,27 145.495 19,27 33.868 30,34 Bán nội bộ 310.840 50,87 436.346 57,79 125.506 40,38 + Xăng 39.771 6,51 79.107 10,48 39.336 98,91 + Dầu hoả 20.314 3,32 25.373 3,36 5.059 24,90 + Disel 137.581 22,52 178.675 23,66 41.094 29,87 + Mazut 113.149 18,52 153.168 20,29 40.019 35,37 + Hóa dầu 25 0,00 23 0,00 -2 -8,00 (Nguồn: phòng Kế toán)

- Phương thức bán tái xuất là xuất bán cho các nước khác ở đây là Campuchia vì là nước bạn thân thiết gần lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là rất gần khu vực miền Tây Nam Bộ. Đây là phương thức có khối lượng bán ra cao thứ hai, trong năm 2005 hầu hết các mặt hàng bán ra đều tăng ngoại trừ dầu hoả giảm 19,78%. Trong các mặt hàng có lượng bán tăng thì mazut là mặt hàng có lượng bán tăng cao nhất tăng trên 33 triệu kg. Xét về tốc độ gia tăng thì disel và xăng là hai mặt hàng gia tăng cao nhất, tăng gấp từ 4 đến 6 lần so với với năm 2004.

Nguyên nhân là do công ty đã có kế hoạch bán hàng với nhiều ưu đãi và cập nhật với thị trường tốt nên đã có nhiều đơn đặt hàng hơn. Góp phần tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty.

- Phương thức bán buôn cho tổng đại lý, đại lý là bán cho các đại lý xăng dầu để họ phân phối lại cho các cửa hàng xăng dầu, hoặc bán cho các cửa hàng xăng dầu để họ bán lại cho người tiêu dùng. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo phương thức này có tỷ trọng tương đối cao nhưng lại giảm đáng kể so với năm 2004, giảm 38,46%. Do tất cả các mặt hàng bán ra theo phương thức này đều giảm, trong đó tỷ lệ giảm nhiều nhất là disel và dầu hoả, tỷ lệ giảm lần lượt là trên 40% và 50%. Nguyên nhân làm cho tổng lượng hàng hóa bán ta giảm là do ngày càng có nhiều đầu mối cung cấp xăng dầu giá rẻ do không đảm bảo về chất lượng, hàng không giấy phép và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, các cây xăng tư nhân ngày càng nhiều. Do đó cần phải có những chính sách tích cực thu hút các tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu hơn nữa trong xu thế cạnh tranh ngày nay.

Qua phân tích trên ta đã biết được tình hình tiêu thụ cụ thể của các phương thức bán hàng ảnh hưởng đến tổng khối lượng bán ra năm 2005. Sau đây đề tài sẽ phân tích các phương thức bán hàng chủ yếu ảnh hưởng làm giảm tổng lượng bán ra năm 2006 và được thể hiện qua bảng 9.

- Lượng tiêu thụ ở phương thức bán nội bộ năm 2006 giảm nhiều nhất, giảm 63.184 ngàn lít, góp phần trực tiếp làm cho tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ năm 2006 giảm 130.322 ngàn lít. Nguyên nhân là do lượng mazut bán ra giảm quá lớn, giảm 101.265 ngàn lít và đây cũng là mặt hàng có tỷ trọng lớn nên có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng lượng bán ra năm 2006. Ngoài ra diesel giảm 5,37% và sản phẩm hoá dầu không có trong phương thức này nữa. Tuy nhiên xăng và dầu hỏa cũng tăng nhưng vẫn không bù đắp được lượng giảm của mặt hàng có tỷ trọng lớn.

Phương thức bán nội bộ công ty chỉ được hưởng phần hoa hồng rất ít trên 1 đơn vị hàng hoá bán ra so với các phương thức khác vì bán cho các thành viên trong Tổng công ty và các chi nhánh thuộc công ty, mặc dù vậy lượng bán ra phương thức này khá cao do đó cần phải duy trì chính sách bán ưu đãi hơn để

có thể bù đắp chi phí và lãi ít, tăng khối lượng hàng bán ra và ngược lại có thể mua hàng của họ với giá ưu đãi.

Ta thấy bán nội bộ là phương thức đem lại lợi nhuận ít nhất vì bán cho các thành viên trong Tổng công ty và các chi nhánh thuộc công ty nên lợi nhuận thấp hơn các phương thức khác, mặc dù vậy lượng bán ra phương thức này khá cao do đó cần phải duy trì chính sách bán ưu đãi, để có thể bù đắp chi phí và lãi ít để có thể tăng khối lượng hàng bán ra và ngược lại có thể mua hàng của họ với giá ưu đãi.

Bảng 9: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo một số phương thức bán hàng

trong năm 2005 và 2006

Đvt: ngàn lít / 15 Fo - Kg

Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Chỉ tiêu Số lượng tỷ trọng (%) Số lượng tỷ trọng (%) tuyệt đối tương đối (%) Bán buôn trực tiếp 73.801 9,77 57.606 9,22 -16.195 -21,94

Xăng và dầu hoả 110 0,01 73 0,01 -37 -33,51

Disel 11.650 1,54 9.649 1,54 -2.001 -17,18 Mazut 62.001 8,21 47.798 7,65 -14.203 -22,91 Hoá dầu 40 0,01 86 0,01 46 115,36 Bán tái xuất 182.691 24,20 132.148 21,15 -50.543 -27,67 Xăng 4.913 0,65 4.013 0,64 -900 -18,32 Dầu hoả 9.395 1,24 7.250 1,16 -2.145 -22,83 Disel 22.888 3,03 27.472 4,40 4.584 20,03 Mazut 145.495 19,27 93.413 14,95 -52.082 -35,80 Bán nội bộ 436.346 57,79 373.162 59,73 -63.184 -14,48 Xăng 79.107 10,48 125.821 20,14 46.714 59,05 Dầu hoả 25.373 3,36 26.352 4,22 979 3,86 Disel 178.675 23,66 169.086 27,06 -9.589 -5,37 Mazut 153.168 20,29 51.903 8,31 -101.265 -66,11 Hóa dầu 23 0,00 - - -23 -100,00 (Nguồn: phòng Kế toán)

- Phương thức bán tái xuất năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005, giảm trên 50 triệu lít, tỷ lệ giảm 27,67%. Nguyên nhân do các mặt hàng bán ra đều giảm, đặc biệt là lượng giảm của mặt hàng có tỷ trọng bán ra lớn như mazút, giảm trên 52 triệu lít, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng bán ra năm của phương thức này. Tuy nhiên disel có tăng nhưng không nhiều, tỷ lệ tăng là 20%.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 26 - 34)