Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 51 - 54)

4.3.7.1. Tình hình cung cấp hàng hóa

Nước ta có 6 nguồn cung cấp xăng dầu (6 đầu mối nhập khẩu trực tiếp): Petrolimex, PetroVietNam, SaigonPetro, xăng dầu hàng không (VINATCO), công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp. Trong đó, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chiếm thị phần là 60%, vì vậy nguồn cung cấp của công ty luôn được đảm bảo về chất lượng và số lượng. Bên cạnh phương tiện vận chuyển được đầu tư hàng năm đáp ứng nhu cầu vận chuyển từ kho Nhà Bè về Cần Thơ. 4.3.7.2. Tình hình dự trữ hàng hoá

Xăng dầu là loại nhiên liệu dễ cháy, dễ bay hơi vì vậy cần chú ý khâu phòng cháy chữa cháy và hao hụt trong quá trình dự dữ, bảo quản. Để biết hàng tồn kho có đảm bảo tốt cho quá trình bán hàng không, ta xem xét qua bảng 20.

Bảng 20: Số lượng hàng hóa nhập - xuất - tồn qua ba năm (2004 - 2006)

Đvt: triệu lít / 15 Fo - Kg

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Chỉ tiêu Tồn Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tổng số 19,90 702,37 703,26 19,01 819,45 791,37 47,09 597,52 643,44 Xăng 5,97 92,37 90,04 8,30 110,87 117,10 2,08 156,21 158,09 Dầu hoả 0,23 45,92 45,27 0,88 44,57 40,16 5,28 31,01 36,16 Disel 10,99 239,41 241,36 9,05 272,47 259,46 22,07 219,90 241,82 Mazut 2,68 324,48 326,42 0,75 391,42 374,51 17,66 190,13 207,10 Hoá dầu 0,03 0,19 0,18 0,04 0,12 0,15 0,01 0,27 0,27 (Nguồn: phòng Kế toán)

Như vậy, cả ba năm hàng tồn kho đã đảm bảo tốt, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt, không đủ khối lượng làm mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, nếu để tồn kho quá lớn làm ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh. Về mặt này năm 2006 đã thực hiện tốt hơn. Năm 2005, một số mặt hàng đã gây lãng phí chi phí tồn kho vì lượng nhập đã đáp ứng đủ cho lượng xuất mà không cần phải dự trữ: dầu hỏa, diesel, mazut và năm 2004 là: xăng, dầu hỏa, các sản phẩm hoá dầu…Tuy nhiên để đánh giá chính xác hàng tồn kho có gây lãng phí hay không cần phải xem xét qua bảng tính số vòng luân chuyển hàng hóa ở bảng 21.

Bảng 21: Số vòng luân chuyển hàng hóa qua ba năm (2004 - 2006)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Giá vốn hàng bán (tỷ đồng) 2.287,00 3.825,50 4.240,60 Hàng tồn kho bình quân (tỷ đồng) 91,96 277,23 7,71 Số vòng luân chuyển (vòng) 24,87 13,80 550,07 Kỳ luân chuyển (ngày) 14,48 26,09 0,65 (Nguồn: phòng Kế Toán)

Qua bảng, ta thấy năm 2005 số vòng luân chuyển hàng hóa giảm so với năm 2004, chứng tỏ việc dự trữ hàng hóa của công ty gây lãng phí hơn, chi phí tồn trữ sẽ nhiều hơn. Năm 2006 số vòng luân chuyển tăng vượt trội, tăng gấp gần 39 lần so với năm 2005, đây là điều tốt sẽ giảm tối rất nhiều chi phí tồn trữ, góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Do năm 2005 số vòng luân chuyển thấp nên kỳ luân chuyển dài đến 26 ngày; việc này sẽ gây nên tình trạng hao hụt xăng dầu nhiều. Tuy nhiên do đặc thù của ngành là kinh doanh xăng dầu và thị trường xăng dầu năm 2005 có rất nhiều biến động, giá cả liên tục tăng cao nên việc tồn trữ xét về mặt kinh tế đây là vấn đề đầu cơ tốt để tạo ra lợi nhuận cao. Năm 2006 kỳ luân chuyển rất ngắn 0,65 ngày, điều này chứng tỏ công ty mua hàng về không dự trữ mà xuất bán luôn trong ngày, đây là qui định của Nhà nước không cho phép công ty đầu cơ dự trữ hàng quá nhiều, giảm chi phí tồn trữ thấp nhất và tránh được thất thoát lượng hao hụt.

4.3.7.3. Chất lượng hàng hóa

Từ hàng chục năm nay, người sử dụng xăng dầu đều quen thuộc với biểu hiện Petrolimex của hệ thống cửa hàng xăng dầu thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Bất kể cửa hàng xăng dầu nào có gắn chữ P cũng khiến khách hàng an tâm khi vào mua. Có được uy tín đó là cả một quá trình đấu tranh vất vả trong quản lý xăng dầu.

Từ sau năm 1990, thị trường trong nước trở nên phức tạp hơn khi phải nhập khẩu từ thị trường tư bản và có thêm nhiều đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu. Xăng dầu nhập về từ nhiều nguồn nên có cả những nguồn trôi nổi không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo đều được lưu thông trên thị trường. Để giữ vững uy tín và phát triển thương hiệu của mình thì việc tập trung vào công tác quản lý kỹ thuật xăng dầu là nhiệm vụ hàng đầu, trong đó, việc chống gian lận trong kinh doanh xăng dầu ngày càng phức tạp. Do vậy, từ sau năm 1990, Tổng công ty xăng dầu (Petrolimex) đã hoạch định lại công tác quản lý xăng dầu nói chung và chất lượng xăng dầu nói riêng như tăng cường thiết bị, con người, ban hành qui chế chỉ tiêu, mức đầu tư thiết bị cho từng cấp và tiến hành kiểm tra thường xuyên.

Trước hết, trong lĩnh vực quản lý chất lượng, việc đầu tư cho các phòng hóa nghiệm xăng dầu để đảm bảo xác định chất lượng xăng dầu theo các chỉ tiêu quốc tế được chia thành ba cấp:

- Phòng hóa nghiệm cấp 1 ở ba cửa khẩu lớn ở ba cửa khẩu lớn là Quảng Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.

- Phòng hóa nghiệm cấp 2 ở công ty xăng dầu khu vực 3, xăng dầu Nghệ Tĩnh, Phú Khánh (không nhập khẩu trực tiếp nhưng có nhập khẩu bằng đường thủy).

- Phòng hóa nghiệm cấp 3 ở hầu hết các công ty, chi nhánh xăng dầu còn lại trong hệ thống Petrolimex.

Hiện nay, các phòng hóa nghiệm cấp 1 đã trở thành trung tâm hóa nghiệm quốc gia, phát triển dịch vụ kiểm định chất lượng xăng dầu cho các đầu mối kinh doanh xăng dầu khác. Qua nhiều đợt kiểm tra của các đoàn trong ngành, liên ngành, quản lý thị trường,…đã phát hiện nhiều vụ tiêu cực, gian lận trong kinh doanh xăng dầu nhưng không có một cửa hàng nào của Petrolimex vi

phạm đã tạo được lòng tin cho người tiêu dùng. Chính vì uy tín của thương hiệu chữ P, đến nay vị thế của Petrolimex vẫn tiếp tục phát triển, chiếm tới 60% thị phần cả nước. Bất kể bối cảnh nào, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam vẫn luôn giữ vững vai trò doanh nghiệp chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)