Giá bán là nhân tố công ty không thể chủ động điều chỉnh, đặc biệt là ở phương thức bán lẻ. Vì vậy chỉ có thể cạnh tranh bằng các mức giá bán hợp lý trong khung giá của Tổng công ty giao ở các phương thức bán buôn, bán tái xuất. Giá bán buôn trực tiếp: đánh giá chính xác năng lực của mình kết hợp việc tiết kiệm tối đa các khoản chi phí để có thể đấu thầu với mức giá thấp. Lợi nhuận/ đơn vị hàng hóa bán ra có thể giảm xuống nhưng như vậy có thể giữ chân được khách hàng cũ và có thêm khách hàng mới. Tổng lợi nhuận càng tăng lên nếu khối lượng bán ra càng nhiều khi vượt khỏi khối lượng hoà vốn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Do tác động của nhiều yếu tố khách quan làm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thay đổi theo từng năm và có thể phân thành các nhóm chính như: việc mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh. Mỗi nhóm nhân tố đều có nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chỉ có một số nhân tố có thể định lượng được mức tác động của nó đến lợi nhuận.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thì giá mua và giá bán có ảnh hưởng nhiều nhất, tuy nhiên thị trường luôn biến động trong những năm gần đây nên đây là hai nhân tố công ty không thể chủ động điều chỉnh được. Vì vậy muốn tăng lợi nhuận công ty phải tăng khối lượng bán ra và tiết kiệm tối đa các khoản chi phí.
Lợi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004. Nguyên nhân do sự thay đổi của các nhân tố: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ của hầu hết các mặt hàng đều tăng cao, chủ yếu là do lượng hàng bán tái xuất tăng và bán nội bộ tăng lên đáng kể, mặc dù giá bán tăng rất cao nhưng phần tăng của giá bán gần như bằng phần tăng của giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên rất cao, tỷ lệ tăng gần bằng tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán. Tuy nhiên chính nhân tố khối lượng hàng hóa đã làm lợi nhuận của công ty tăng cao, đạt gần 2,3 lần năm 2004, đây là năm công ty hoạt động có hiệu quả nhất.
Lợi nhuận năm 2006 giảm so với năm 2005. Nguyên nhân giảm do sự thay đổi các nhân tố: khối lượng của hầu hết các mặt hàng có tỷ trọng lớn giảm đáng kể chủ yếu do lượng hàng bán của các phương thức đều giảm nhiều, đặc biệt phương thức bán tái xuất giảm gần bằng lượng tăng lên của năm 2005, phương thức bán buôn trực tiếp, bán buôn cho tổng đại lý, đại lý cũng như bán nội bộ đều giảm đáng kể, ngoại trừ bán lẻ có tăng nhưng phương thức này có lượng hàng bán ra chiểm tỷ trọng thấp trong tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Mặc dù giá bán tăng rất cao nhưng phần tăng của giá bán gần như bằng phần tăng của giá
năm 2005. Như vậy tổng hợp các nhân tố nhận thấy do khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm nhiều nên lợi nhuận của công ty giảm, chỉ đạt gần 0,3 lần so với năm 2005.
Muốn đạt hiệu quả cao nhất thì các nhà quản trị phải phấn đấu, nổ lực tìm hiểu mọi vấn đề tác động đến hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh trong tương lai. Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ cũng không phải ngoại lệ, mục đích cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh của công ty vẫn là lợi nhuận nhưng quan trọng hơn là bình ổn giá cả xăng dầu, giữ vững an ninh quốc phòng trong toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.