Đặc điểm cơ chế quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thể là hướng tới sự
minh bạch, rõ ràng, đơn giản, dễ tắnh toán trong việc thực hiện chắnh sách thuế. Thông qua các chắnh sách thuế như ưu đãi thuế, miễn, giảm thuế, khuyến khắch người nộp thuế tắch cực đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật mở rộng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển ( Lê thị Bắch, 2010).
Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể là giản đơn, gọn nhẹ, trình độ quản lý thấp, đại bộ phận hộ kinh doanh cá thể không sử dụng hóa đơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 mua, bán hàng, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật thuế của các hộ kinh doanh còn thấp điều này dễ dẫn đến gian lận trong việc kê khai thuế.
Kể từ năm 2012, Tổng cục Thuế ban hành quy trình quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể kèm theo quyết định số 2248/QĐ ỜTCT ngày 28/12/2012 công tác quản lý thu thuế, cấp mã số thuế hộ cá thể tại cấp Chi cục đã được thực hiện một cách khá bài bản và dễ thực hiện.
Từ đó đến nay, nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý thuế đặc biệt là quản lý người nộp thuế là doanh nghiệp, Quốc hội, Chắnh Phủ, Bộ Tài chắnh liên tục ban hành các Luật, Nghịđịnh và Thông tư hướng dẫn công tác quản lý thuế
cũng như cấp mã số thuế, điều này đã làm thay đổi một số quy định trong quy trình 2248. Mặt khác, do chắnh sách thay đổi thường xuyên nên không tránh khỏi việc quy định chồng chéo lẫn nhau dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý hộ kinh doanh, cụ thể một vài trường hợp như:
Đối với hộ khoán thuế GTGT thu theo tháng và hạn nộp là ngày cuối tháng, nhưng đối với thuế TNCN thì lại thu theo quý với hạn nộp thuế là ngày cuối quý,
điều này gây phiền hà trong công tác quản lý thu đặc biệt đối với những hộ bỏ kinh doanh giữa quý thì thuế TNCN hầu như không thu. Với quy định này nếu căn cứ
vào Doanh thu hàng tháng thì rất nhiều hộ không phải nộp thuế, vì vậy để giữ
nguyên mức thuế GTGT+TNDN (mà nay là TNCN) như trước đây các Chi cục đã phải áp lại doanh thu của từng hộ bằng cách tắnh ngược lại từ thuế phải nộp nhân với tỷ lệ theo từng ngành nghềđể ra mức Doanh thu khoán, việc làm này mất nhiều công sức cho cán bộ Chi cục và tờ khai khoán hàng năm của người nộp thuế có nhiều chỉ tiêu bất hợp lý.
Hộ kinh tế cá thể kinh doanh cố định là những hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ (những hoạt động kinh doanh mà pháp luật cho phép) có địa điểm kinh doanh cố định ở một nơi nào đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế cá thể phát triển rất nhanh trong cả nước, hoạt động trong mọi ngành nghề sản xuất, giao thông vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ.
Do đặc điểm của kinh tế cá thể là tắnh tư hữu về tư liệu sản xuất người chủ
kinh doanh tự quyết định từ quy trình sản xuất kinh doanh đến phân phối tiêu thụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 nguồn lực, vốn, sức lao động, tự lo về phương án sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế cá thể rất linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh, tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế gây lộn xộn cho thị trường như: Kinh doanh trái phép, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế nhằm thu lợi nhuận cao.
Nếu như thành phần kinh tế quốc doanh chiếm vai trò chi phối nền kinh tế, thì thành phần kinh tế cá thể nói riêng và thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói chung, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng càng ngày càng phát triển và chiếm một vị trắ xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế này không những chiếm một khối lượng sản phẩm tương đối trong tổng sản phẩm xã hội, đồng thời còn thu hút một lực lượng lao động lớn mà thành phần kinh tế quốc doanh chưa đảm bảo hết. Kinh tế cá thể đã tận dụng được lực lượng dồi dào, nhất là lao động có tay nghề cao, đồng thời giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động dư thừa, tạo thu nhập và từng bước góp phần nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư. Phương pháp kinh doanh của hộ cá thể cũng rất phong phú và đa dạng, thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia, do đó trình độ chuyên môn, tay nghề của họ cũng rất đa dạng.
Hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và hoạt động kinh tế cá thể
nói riêng là hoạt động tồn tại khách quan do đòi hỏi của sản xuất và đời sống xã hội. Với quan điểm đó hoạt động của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cả trong hiện tại và trong tương lai.
Do đó việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế nói riêng và những ảnh hưởng của thành phần kinh tế này đối với xã hội nói chung, một mặt vừa động viên được nguồn thu vào NSNN, mặt khác vừa đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, cũng như tạo môi trường công bằng, bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển trong bối cảnh của nền kinh tế
thị trường như hiện nay.