Phương pháp thu thập và xử lý

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 73)

- Các đội thuế liên xã: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế

3.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý

3.3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

* Thông tin thu thập

- Thông tin, số liệu liên quan đến tắnh tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Các số liệu về tình hình chung của huyện Thuận Thành: điều kiện tự nhiên,

đất đai, kết quả sản xuất kinh doanh.

- Số liệu, thông tin phản ánh thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các hộ cá thể trên địa bàn, thực hiện các giải pháp của cơ quan thuế nhằm nâng cao tắnh tuân thủ pháp luật thuế.

* Nguồn thu thập

- Các thông tin số liệu trong nước được thu thập từ Internet, Bộ tài chắnh, Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, Chi cục thống kê huyện Thuận Thành, Chi cục Thuế huyện Thuận Thành.

- Các thông tin số liệu trên thế giới được thu thập từ internet, Tổng cục Thuế, qua sách báo, tạp chắ, các kết quả nghiên cứu, các báo của trung ương, địa phương có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Các thông tin số liệu của tỉnh, huyện được thu thập từ các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, Sở Tài chắnh, Sở Kế hoạch đầu tư, UBND huyện Thuận Thành, Phòng Thống kê, Phòng Tài chắnh, Kho bạc Nhà nước, Phòng Nông nghiệp, Chi cục thống kê huyện Thuận Thành, Chi cục Thuế huyện Thuận Thành. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

3.3.2.2.Thu thập thông tin sơ cấp

- Các thông tin, số liệu cần thu thập là những tài liệu tự điều tra gồm: Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tắch tình hình quản lý thuếđối với các hộ cá thể trên địa bàn; đánh giá việc thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Thuận Thành trong thời gian qua.

- Chọn đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thuận Thành. Mục đắch sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

dụng các số liệu này là để đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế của hộ kinh doanh cá thể kinh doanh trên địa bàn.

- Cách chọn mẫu điều tra: chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên (theo danh sách) có phân lớp theo từng đối tượng điều tra. Các hộ điều tra được phân làm 5 loại là: hộ

thương nghiệp, hộ dịch vụ, hộ sản xuất, hộ kinh doanh ăn uống, hộ kinh doanh khác với số lượng mẫu gồm 82 hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thuận Thành. Về cơ bản số lượng mẫu được xác định theo công thức Taro (1967) (dẫn theo Israel 1992) với sai số từ 5% - 7%. Trong đó, các hộđược phát phiếu điều tra phân theo từng nhóm ngành nghề và được phân bổ ở khắp các xã trên địa bàn huyện. Cụ thể, ngành nghề sản xuất 6 hộ chiếm 7,3% trên tổng số hộđiều tra, thương nghiệp 49 hộ

chiếm 59,8%, kinh doanh ăn uống 1 hộ chiếm 1,2%, dịch vụ 10 hộ chiếm 12,2% , kinh doanh khác là 16 hộ chiếm 19,5% và tỷ lệ này là phù hợp với tỷ lệ các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thuận Thành hiện nay và phù hợp với thực tế quản lý tại Chi cục thuế huyện Thuận Thành.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn theo bảng câu hỏi

Thực hiện phỏng vấn các hộ cá thể trong huyện bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước gồm các chỉ tiêu về ngành nghề, số lượng lao động, doanh thu bình quân, sự thuận lợi trong kinh doanh, số thuế nộp ngân sách nhà nước.

3.3.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất định sau khi đã làm sạch số liệu điều tra.

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 73)