KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 80)

- Các chỉ tiêu nghĩa vụ nộp thuế

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Thuận Thành Thuế huyện Thuận Thành

4.1.1 Quy trình qun lý thu thuếđối vi h kinh doanh cá th trên địa bàn huyn Thun Thành Thun Thành

Để từng bước hiện đại hóa công tác quản lý thuế và nhằm chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, Tổng cục Thuế đã ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh kèm theo Quyết định số 2248/QĐ-TCT ngày 28/12/2012 của Tổng cục Thuế thay thế quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể kèm theo quyết định số 1201/TCT/QĐ-TCCB ngày 26/07/2004 của Tổng cục Thuế. So với quy trình 1201/TCT/QĐ-TCCB thì quy trình 2248/QĐ-TCT có những ưu điểm sau:

- Quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận liên quan trong công tác quản lý thuếđối với hộ kinh doanh, thực hiện và phối hợp thực hiện công việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, tăng cường kiểm tra chéo giữa các bộ

phận, đảm bảo công khai minh bạch trong quá trình quản lý nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ thuế, hạn chế tùy tiện tiêu cực.

- Thực hiện niêm yết công khai các tài liệu về doanh thu đối với hộ thu nhập thấp, danh sách hộ thuộc đối tượng không phải nộp thuế GTGT, TNCN theo phương pháp khoán, danh sách hộ khoán và mức thuế phải nộp tại địa phương, dự kiến công khai danh sách hộ kinh doanh tự ngừng không thông báo với cơ quan thuế, danh sách hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, TNCN theo phương pháp khoán, danh sách và mức thuế dự kiến phải nộp của hộ mới ra kinh doanh trong tháng, danh sách hộ tạm nghỉ kinh doanh được miễn giảm thuế lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và Cục Thuế vào tháng 8/2014 (gọi tắt là quy trình công khai thông tin) theo quy định của Quy chế công khai 1474/QĐ-BTC ngày 25/06/2014.

- Thực hiện 100% hộ kinh doanh được cấp mã số thuế (mã số thuế tạm cho hộ

không đủđiều kiện cấp mã số thuế hoặc không đăng ký thuế) kể cả hộ thu nhập thấp thuộc đối tượng không phải nộp thuế GTGT và TNCN khoán, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, vừa nâng cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 ý thức tự giác của hộ kinh doanh, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, xóa bỏ chếđộ khép kắn, chuyển sang quản lý theo chức năng.

Theo quyết định số 2248/QĐ-TCT ngày 28/12/2012 của Tổng cục Thuế thì các bộ phận tham gia thực hiện quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể được thể hiện ở sơđồ 4.1 bao gồm:

- Đội thuế liên xã: Quản lý các hộ kinh doanh theo địa bàn hành chắnh, đôn

đốc thu nộp, xử lý nội dung liên quan đến miễn giảm, nghỉ, bỏ kinh doanh.

- Đội Kê khai Ờ Kế toán thuế và Tin học: Phối hợp với các ngành trên địa bàn hướng dẫn hộ kinh doanh làm thủ tục kê khai, cấp mã số thuế hoặc thông báo mã số thuế, lập danh bạ quản lý hộ, tắnh thuế, lập bộ, phát hành thông báo thuế.

- Đội Tuyên truyền hỗ trợ Ờ Tổng hợp - Nghiệp vu - Dự toán: Tiếp nhận hồ

sơ từ người nộp thuế chuyển đến các bộ phận, lập kế hoạch điều tra doanh thu thực tế, lưu trữ các hồ sơ liên quan, phối hợp điều tra doanh thu thực tế

- Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ: Cập nhật tình trạng nợ, nghỉ bỏ kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể, thực hiện việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

- Đội Hành chắnh - Nhân sự - Tài Vụ - Ấn Chỉ: Thực hiện thủ tục đăng ký văn bản đi, lưu hành các quyết định miễn giảm.

- Đội Kiểm tra thuế phối hợp với đội Tuyên truyền - Hỗ trợ - Nghiệp vụ - Dự

toán: Thực hiện việc kiểm tra, chấp hành chắnh sách thuế, lập bộ, tắnh thuế.

Quy trình quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thể quy định trình tự, thủ tục các bước công việc phải làm để quản lý thuế, mặt khác thể hiện chi tiết từng công việc theo chức năng từng đội tham gia vào quá trình quản lý thu. Theo đó trong qua trình thực hiện cũng dễ dàng chỉ ra kết quả, những sai phạm gắn với chức năng thực hiện của từng đội.

Việc sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nhằm quy định chi tiết, cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các đội thuộc Chi cục thuế

giúp cơ quan thuế chỉ đạo điều hành hoạt động của cả hệ thống một cách thống nhất, khoa học, theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế, đảm bảo công khai minh bạch giữa các bộ phận trong cơ quan thuế, giữa cán bộ thuế và NNT, thực hiện tuyên ngôn ngành thuế: Coi trọng xây dựng và giữ gìn các giá trị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 Ộminh bạch Ờ chuyên ngiệp Ờ liêm chắnh Ờ đổi mớiỢ. Qua đó phản ánh chất lượng quản lý của cơ quan thuế và tác động đến kết quả thu thuế.

Sơ đồ 4.1. Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Bước 1

Rà soát địa bàn, tổng hợp số hộ, hướng dẫn

thủ tục kê khai

Bước 2

Tiếp nhận hồ sơ khai thuế

Bước 3

Kiểm tra hồ sơ khai thuế Bước 4 Nhập thông tin NNT vào CSDL Bước 5 Xác định và hạch toán số thuế phải nộp Bước 6 Hạch toán và tổng hợp số thu Bước 3.1 Yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ

khai thuế

Bước 5.1

Điều tra doanh thu thực tế

Bước 5.2

Ấn định và thông báo số thuế phải nộp của hộ khoán

Bước 7

Kiểm tra tình hình kê khai, nộp thuế

Bước 8

Tình hình quản lý nợ và kiểm tra ĐTNT

Bước 7.1

Quyết toán thuế đối với hộ kê khai

Bước 5.3

Tiếp nhận tờ khai thuế đối với hộ kê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể gồm các công việc sau: Quản lý kê khai, đăng ký thuế và phân loại hộ kinh doanh bao gồm: Hướng dẫn hộ kinh doanh làm thủ tục kê khai đăng ký thuế, rà soát địa bàn quản lý đưa các hộ chưa đăng ký kinh doanh và hộ không phải đăng ký kinh doanh vào diện quản lý, phân loại hộ kinh doanh; quản lý thu thuế (tắnh thuế, lập sổ bộ thuế, công khai thuế, phát thông báo thuê, tổ chức thu nộp); quản lý nợ đọng đối với các hộ kinh doanh theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Nội dung quy trình bao gồm:

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận, cá nhân liên quan đến công tác tổ chức quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể.

Trình tự thủ tục hành chắnh của các bước công việc: Đảm bảo hoạt động đồng bộ giữa các công việc theo trình tự thời gian, kiểm tra chéo giữa các bộ phận.

Mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ: Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành địa phương, giữa các đội trong cơ quan thuế, giữa các công việc của các cá nhân trong đội.

4.1.2 Công tác qun lý kê khai, đăng ký thuế và phân loi h cá th

4.1.2.1 Quản lý kê khai, đăng ký thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế tất cả các cơ sở kinh doanh, kể cả các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chắnh, các cá nhân đều phải đăng ký nộp thuế với Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế, khai báo địa điểm kinh doanh, ngành nghề, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế. Thông qua đó, cơ quan thuế nắm được số hộ sản xuất kinh doanh; phân loại hộ theo ngành nghề, hiện nay tại Chi cục có phân loại thành 5 ngành nghề là ngành ăn uống, dịch vụ, thương nghiệp, sản xuất, vận tải; Chi cục nắm được số hộ kinh doanh theo địa bàn quản lý bao gồm 2 đội thuế liên xã, thị trấn chịu trách nhiệm trực tiếp; quản lý thuế theo phương pháp nộp thuế gồm phương pháp kê khai và phương pháp khoán ổn định để có cơ sở quản lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 chặt chẽ số lượng cũng như những biến động của người nộp thuế.

Thông qua đăng ký thuế, Chi cục Thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho hộ

kinh doanh và mã số này là cơ sở để theo dõi, quản lý, giao dịch với người nộp thuế, chẳng hạn: thông báo nộp thuế, phạt, các biên bản kiểm tra về thuế. Như vậy, việc quản lý người nộp thuế trên mã số thuế đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho các cấp quản lý thuế nói chung và cho Chi cục thuế huyện Thuận Thành nói riêng.

Hiện nay Chi cục Thuế huyện Thuận Thành quản lý khoảng 1.556 hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn. Trong đó có 03 hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai, 988 hộ nộp thuế theo phương pháp khoán, còn lại là hộ thu nhập thấp, chỉ nộp thuế

môn bài, thuộc đối tượng không phải nộp thuế khoán thuế GTGT và TNCN.

Chi cục đã thực hiện theo đúng quy trình về quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể. Từ việc đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý thu thuếđến tổ chức thu nộp thuế, quản lý nợđọng thuế. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại hộ kinh doanh không đăng ký thuếđể trốn, lậu thuế. Trước tình hình ấy, Chi cục Thuế huyện Thuận Thành đã phối hợp với các cơ quan liên quan như công an, quản lý thị trường và UBND các xã, thị trấn để rà soát, nắm vững các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đưa các hộ thuộc đối tượng nộp thuế vào quản lý. Cán bộ thuế thuộc các đội lập danh sách các cơ sở kinh doanh mà mình phụ trách quản lý, thông qua điều tra doanh thu, phân loại ngành nghề, quy mô để quản lý cho phù hợp.

4.1.2.2 Phân loại hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 80)