- Lập dự toán
Công tác lập dự toán thu là công việc khá khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp giữa các ban ngành địa phương, sự cân đối giữa chỉ tiêu giao và kết quả dự kiến thực hiện, sự nhận định sát tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương và dự kiến thu - chi Ngân sách cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn.
Công tác lập dự toán thu được căn cứ vào chỉ tiêu do Cục Thuế giao và căn cứ
vào kết quả số thu của từng bộ phận của năm trước, quý trước liền kề. Việc lập dự
toán thu cho từng đội không chỉ là việc giao chỉ tiêu thực hiện mà còn khắch lệ khả
năng khai thác nguồn thu của từng cán bộ, từng Đội thuế, góp phần tăng thu cho NSNN, đóng góp vào quỹ phát triển địa phương và thành tắch thi đua của Chi cục, thể hiện ở bảng 4.7.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
Bảng 4.7 Tổng hợp dự toán thu ngân sách năm 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 (triệu đồng) 2012 (triệu đồng) 2013 (triệu đồng) So sánh (%) 12/11 13/12 I/ Tổng dự toán thu ngân
sách trên địa bàn 54.950 74.250 76.300 135,1 102,8 II/ Dự toán thu ngân sách
từ các hộ kinh doanh cá thể 3.400 4.368 4.700 128,5 107,6
1 Thuế môn bài 380 450 450 118,4 100,0 2 Thuế GTGT 3.000 3.900 4.230 130,0 108,5
3 Thuế TNCN 0 0 0 0,0 0,0
4 Thuế TTĐB 20 18 20 90,0 111,1
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Thuận Thành)
Qua bảng 4.7 cho thấy dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện số dự toán giao năm sau luôn cao hơn năm trước thể hiện trên tổng dự toán giao và trên từng
đối tượng nộp thuế, từng sắc thuế.
Tuy nhiên, việc lập dự toán thu cũng phải dựa trên cơ sở thực hiện được, nếu dự
toán thu thấp hơn nhiều so với kết quả thu thì dự toán giao năm sau sẽ cao hơn nhiều so với năm thực hiện, còn nếu dự toán giao bằng hoặc cao hơn kết quả thu sẽ ảnh hưởng
đến thành tắch thi đua của Chi cục, của đội. Do đó đòi hỏi công tác lập dự toán thu phải bám sát số thu thực tế và tỷ lệ khai thác tăng thêm từ các nguồn thu khác phải phù hợp.