- Lập bộ tắnh thuế khoán ổn định năm
c) Công tác lập dự toán và đôn đốc thu nộp (Quyết định 2248/QĐ-TCT, 2012).
2012).
Công tác lập dự toán thu là công việc khá khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự
phối hợp giữa các ban ngành địa phương, sự cân đối giữa chỉ tiêu giao và kết quả dự
kiến thực hiện, sự nhận định sát tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương và dự
kiến thu - chi Ngân sách cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn.
Để công tác lập dự toán thu được tốt, hàng năm vào cuối quý III đầu quý IV, Chi cục thuế huyện tiến hành rà soát các đối tượng nộp thuế trên địa bàn quản lý, rà soát bộ thuế của năm trước, đồng thời căn cứ vào khung hướng dẫn của Tổng Cục thuế và Cục thuế tỉnh để tiến hành lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện, báo cáo về Cục thuế và Sở Tài chắnh tỉnh. Căn cứ quyết định giao dự toán của UBND tỉnh, Chi cục thuế tham mưu UBND huyện phân chia dự toán và trình Hội đồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 nhân dân huyện xem xét phê chuẩn. Căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện, Phòng Tài chắnh và Chi cục thuế phối hợp tham mưu UBND huyện ban hành quyết
định giao dự toán thu, chi ngân sách cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. UBND các xã, thị trấn và các đơn vị được giao dự toán thu có trách nhiệm xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu dự toán thu ngân sách được giao.
Việc đôn đốc công tác thu nộp thuế là nhiệm vụ chủ yếu của các cán bộ thuế
thuộc Chi cục Thuế. Do các hộ kinh doanh có số tiền thuế phát sinh nhỏ, chủ yếu sử
dụng tiền mặt (thu thuế bằng biên lai) mà địa điểm lại phan tán khắp nơi nên cơ
quan thuế phải tổ chức thu nộp thuế theo các hình thức đa dạng, phù hợp với đặc
điểm của từng địa bàn.
- Đối với khu vực trung tâm: Hộ kinh doanh có thể nộp thuế trực tiếp tại các
điểm thu của Ngân hàng, kho bạc, cơ quan thuế hướng dẫn, đôn đốc hộ kinh doanh nộp thuếđúng thời hạn quy định.
- Đối với hộ kinh doanh tại các xã xa khu vực trung tâm thì cán bộ thuộc đội thuế liên xã phường trực tiếp thu thuế bằng biên lai. Cán bộ thuế phải nộp tiền thuế vào Ngân sách tại KBNN trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày thu tiền thuếđối với địa bàn thu là các xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn; không quá ba (03) ngày đối với các địa bàn khác. Trường hợp số tiền thuế thu được vượt quá mười (10) triệu đồng thì nộp vào NSNN ngay trong ngày hoặc chậm nhất là sáng ngày làm việc tiếp theo.
2.1.4.5 Quản lý nợ thuếđối với hộ kinh doanh
Căn cứ vào quy trình quản lý nợ thuế số 1395/QĐ-TCT ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Tổng cục thuế, có những nội dung sau:
- Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ; bao gồm: + Phân công quản lý nợ thuế
+ Phân loại tiền thuế nợ
+ Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ
+ Đối chiếu số liệu
+ Thực hiện đôn đốc thu nộp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 thuế phê duyệt và gửi thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 07/QLN.
- Sau khi phát hành Thông báo 07/QLN mười (10) ngày làm việc, nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế nợ vào NSNN thì phải mời người nộp thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế, sau thời hạn mời làm việc một (01) ngày mà người nộp thuế không đến cơ quan thuế hoặc đã đến nhưng không giải trình đầy đủ hoặc không bổ sung thông tin, tài liệu thì tổ chức làm việc trực tiếp tại trụ sở của người nộp thuế;
- Sau khi làm việc, lập biên bản ghi nhận kết quả, đồng thời, tại biên bản phải yêu cầu người nộp thuế cam kết thực hiện nộp thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ
ngày hết hạn nộp thuế.
- Đối với nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang điều chỉnh không ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.
+ Xử lý các văn bản, hồ sơđề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, hoàn kiêm bù trừ
+ Xử lý tiền thuếđã nộp NSNN đang chờđiều chỉnh; khó thu (trừ trường hợp
đã được xóa nợ tại điểm 6) và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ
+ Đôn đốc tiền thuế nợ đối với đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vịủy nhiệm thu
+ Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ
+ Lưu trữ tài liệu về quản lý nợ
2.1.4.6 Công tác kiểm tra hoạt động thu thuế
Tổ chức quản lý thu thuế là khâu quan trọng của quá trình quản lý thuế với mục tiêu là thu đúng, đủ thuế. Để đảm bảo việc thu đúng, đủ thuế, đòi hỏi công tác kiểm tra việc kê khai thuế của người nộp thuế phải chặt chẽ, phù hợp với thực tế kinh doanh. Cơ quan thuếđã xây dựng được cơ chế kiểm tra, giám sát hồ sơ kê khai thuế
nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế nâng cao tắnh tự giác tuân thủ pháp luật thuế trong việc thực hiện kê khai thuế, tắnh thuế và nộp thuế.
Mục đắch và tác dụng của việc kiểm tra là: thông qua kiểm tra sẽ nắm rõ hơn doanh thu kinh doanh thực tế của hộ, từđó xác định được chắnh xác số thuế phải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 nộp, hạn chế được thất thu thuế, tạo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh cá thể và cũng hạn chếđược tiêu cực trong việc cán bộ
thuế thông đồng với hộ kinh doanh để chia thuế, hưởng lợi bất chắnh.
Về công tác kiểm tra hoạt động thu thuế chủ yếu được thực hiện tại cơ sở kinh doanh của hộ, bao gồm: Kiểm tra theo đơn xin nghỉ kinh doanh của hộ kinh doanh, giám sát việc kê khai doanh thu, đôn đốc và xử lý các hộ không chấp hành việc kê khai, nộp thuế...
- Tập trung kiểm tra những hộ kinh doanh cá thể có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, những hộ kinh doanh cá thể không có doanh số bán ra nhiều tháng trong năm.
- Tăng cường kiểm tra việc quản lý hộ, quản lý doanh thu, khai thác nguồn thu, đảm bảo 100% số hộ có kinh doanh phải được quản lý thu thuế, mức thuế sát với thực tế kinh doanh.
- Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra nội bộ ngành về việc chấp hành các quy trình nghiệp vụ trong công tác thuế ở các đội thuế xã, phường, chợ trong việc chấp hành 10 điều kỷ luật của cán bộ thuế. Xử lý thắch đáng đối với cán bộ
công chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có những vi phạm chắnh sách thuế, vi phạm quy định của ngành.
2.1.5 Những nhân tốảnh hưởng đến công tác quản lý thuếđối với hộ kinh doanh
2.1.5.1 Môi trường quản lý thuế
Cùng với Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 của Chắnh phủ nhằm xây dựng hệ thống chắnh sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả phù hợp thể chế kinh tế thị trường, mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và các chắnh sách giảm thủ tục hành chắnh thuế đã tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế phát huy năng lực kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước
Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn nhất định như, việc ban hành các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chắnh về thuế rườm rà gây khó khó khăn cho người nộp thuế và cán bộ thuế. Trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của các tầng lớp dân cư còn hạn chế,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 thậm chắ có trường hợp gian lận, trốn lậu thuế còn được coi là việc đương nhiên.
Thu thuế nhằm mục đắch đảm bảo nguồn chi, ngoài việc nuôi sống bộ máy Nhà nước còn đểđảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý thuế một mặt sử dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để hỗ trợ cơ quan thuế trong tổ chức và quản lý thu thuế, mặt khác để giám sát công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế.
Ngoài ra, với mục tiêu gắn thu chi Ngân sách cho các cấp chắnh quyền sẽ
làm cho chắnh quyền gắn được trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo nguồn chi, từđó sẽ sát sao trong công tác phối hợp quản lý đối với người nộp thuế ( Lê Thị Bắch, 2010).
2.1.5.2 Tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý
Thực hiện cơ chế quản lý theo mô hình tự khai, tự nộp là một bước tiến trong công tác quản lý thu thuế. Tuy nhiên hiện nay tại Chi cục thuế, trình độ cán bộ do quá trình đào tạo còn mang tắnh chắp vá cho nên nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ, trao đổi thông tin còn ắt. Từđó, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành cũng như công tác phân tắch tình trạng chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Bộ máy hành thu về cơ bản đã bố trắ theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do số lượng cán bộ không tăng mà số lượng hộ kinh doanh cá thể tăng nhanh dẫn
đến việc không nắm bắt kịp thời tình hình biến động về số lượng hộ kinh doanh cá thể
cũng như biến động về sản xuất kinh doanh (SXKD) của hộ kinh doanh cá thể. Chưa thực hiện được việc quản lý thông tin hộ kinh doanh thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế, làm cho công tác quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thể còn nhiều hạn chế, quản lý thông tin mang tắnh thủ công, chưa khai thác hết thông tin người nộp thuế.
Đểđáp ứng yêu cầu hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, ngành thuế
phải tiếp tục tổ chức tốt việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức thuế đểđảm đương nhiệm vụ quản lý thuếđược giao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thuế cấp Chi cục. Đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tắnh và khai thác thông tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế; nâng cao kỹ năng sử dụng, quản lý, khai thác các nguồn thông tin về người nộp thuế. Trên cơ sở rà soát, bố trắ lại lực lượng cán bộ một cách hợp lý, xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế. Trước mắt đào tạo chuyên sâu cho lực lượng cán bộ làm công tác giá tắnh thuế và công nghệ thông tin.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý thuế theo Luật quản lý thuế. Nâng cao kỹ năng giao tiếp của công chức thuế khi giao tiếp với người nộp thuế.
Xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ theo từng chức danh, vị trắ công việc.
Đảm bảo tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên gia theo từng chức năng quản lý thuế. Phân cấp cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc ( Lê Thị Bắch, 2010).