ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 55)

- Năng lực quản lý của cơ quan thuế

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điu kin t nhiên

Huyện Thuận Thành nằm ở phắa nam tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, phắa bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ (Bắc Ninh) được ngăn cách bởi con sông Đuống, phắa nam giáp huyện Văn Lâm (Hưng Yên) và Cẩm Giàng (Hải Dương), phắa đông giáp huyện Gia Bình và Thuận Thành (Bắc Ninh), phắa tây giáp huyện Gia Lâm (TP. Hà Nội). Thuận Thành có 18 đơn vị hành chắnh bao gồm 17 xã và một thị trấn, với tổng diện tắch đất tự nhiên là 116 km2, dân số 136.000 người (năm 2004) Ờ là đơn vị hành chắnh cấp huyện rộng thứ 2 và đông dân thứ 2 ở

Bắc Ninh. Trung tâm huyện Thuận Thành cách thành phố Bắc Ninh 15km về phắa bắc, cách thủđô Hà Nội 25km theo hướng tây nam, có các tuyến đường quốc lộ 38

đi qua nối liền thành phố Bắc Ninh (trung tâm kinh tế - chắnh trị, văn hóa - xã hội của tỉnh) với quốc lộ 5 qua tỉnh Hải Dương, tỉnh lộ 280 tuyến Cẩm Giàng - thị trấn Hồ; tỉnh lộ 282 tuyến Keo, Gia Lâm - Cao Đức, Gia Bình; tỉnh lộ 283 tuyến thị trấn Hồ - Song Liễu. Đặc biệt có con sông Đuống nằm phắa bắc huyện tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông liên xã, liên huyện phát triển (Hình 3.1)

Thuận Thành có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh... cũng như việc thúc đẩy phát triển một nền kinh tế đa dạng; nông nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

3.1.2 Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tắch cực, giá trị sản xuất của các ngành đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống đại bộ phận dân cư từng bước được cải thiện. Cơ cấu kinh tế của huyện thời gian qua có sự chuyển dịch tắch cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 Tuy nhiên mức độ chuyển dịch diễn ra còn chậm. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế qua các năm ở Bảng 3.1

Hình 3.1 Bản đồ hành chắnh huyện Thuận Thành

Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và của huyện diễn ra tương đối đồng đều. Giá trị sản xuất của các ngành đều tăng qua các năm. Hiện nay các cấp lãnh đạo chắnh quyền huyện và Huyện uỷ đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực nên

đã rất quan tâm đến đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Tổng giá trị sản xuất năm 2012 của huyện đạt 6.395,816 tỷ đồng, tăng 22,05% so năm 2011; giá trị công nghiệp, xây dựng là hơn 3.761 tỷ đồng. Năm 2013, huyện tập trung phấn đấu đạt giá trị tăng thêm đạt 1.350 tỷ đồng; sản lượng lương thực có hạt đạt 72.000 tấn, tạo việc làm cho 3.000 lao động năm 2012, thu ngân sách toàn huyện Thuận Thành đạt 102,966 tỷđồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 Năm 2013, tổng sản phẩm xã hội trong huyện tăng so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: Giá trị nông nghiệp đạt 401,490 tỷ, sản xuất công nghiệp Ờ tiểu thủ công nghiệp đạt 667 tỷ, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất nông nghiệp giữ ổn định thu ngân sách nhà nước đạt 141,61 tỷđồng, tăng 38,644 tỷđồng so năm 2012 (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện (2011-2013)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) SL (Tr.đ) cấu (%) SL (Tr.đ) cấu (%) SL (Tr.đ) cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Tổng giá trị sản xuất 5.240.089 100 6.395.816 100 6.627.785 100 122,05 103,63 1. Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản 1.254.300 23,94 1.217.900 19,04 1.190.500 17,96 97,09 97,75 2. Công nghiệp - XDCB 2.682.789 51,19 3.760.916 58,80 3.851.285 58,11 140,17 102,40 3. Thương mại dịch vụ 1.303.000 24,87 1.417.000 22,16 1.586.000 23,93 108,75 111,93

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành) Tình hình phát triển kinh tế Nông nghiệp

Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế Nông nghiệp của Thuận Thành có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định và có tỷ trọng đóng góp tương đối cao trong GDP. Cho đến nay Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chắnh, tạo thu nhập và việc làm chủ yếu cho dân cư (Bảng 3.2)

Bảng 3.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành nghề (2011-2013)

Năm Tổng sản lượng (tỷđồng) Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi DV và các hoạt động khác SL (tỷđồng) Cơ cấu (%) SL (tỷđồng) Cơ cấu (%) SL (tỷđồng) Cơ cấu (%) 2011 1.281,4 594,3 46,4 615,1 48,0 72,0 5,6 2012 1.396,3 547,6 39,2 739,9 53,0 108,8 7,8 2013 1.297,2 508,8 39,2 678,5 52,3 109,9 8,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 Huyện Thuận Thành luôn xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, vì vậy trong những năm qua các cấp, các ngành luôn tập trung chỉ đạo chuyển dịch mạnh cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu trà vụ, đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, tăng vụ, củng cố tu bổ hệ thống đê kè, kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất. Chỉ đạo nghiêm túc việc đầu tư, hỗ trợ, đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản phát triển các loại hình kinh tế trang trại với quy mô lớn. Do đó, sản lượng cây trồng vật nuôi vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm hơn 50% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và tỷ lệ này đều tăng qua các năm thay vào đó là sản lượng ngành trồng trọt có xu hướng giảm, do sự chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Về phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch

Công nghiệp đang trên đà phát triển, bước đầu đã có những chuyển biến tắch cực tạo sự dịch chuyển đáng kể trong cơ cấu kinh tế của huyện. Hiện nay huyện Thuận Thành có 03 cụm công nghiệp với tổng diện tắch 148,79 ha và 03 khu công nghiệp với tổng diện tắch 890 ha tập trung những doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt trong mấy năm gần đây các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn không ngừng tăng lên cả về số lượng lần quy mô. Cùng với phát triển nông nghiệp, công nghiệp huyện Thuận Thành đã chỉđạo tiếp tục duy trì và phát triển các ngành nghề tiểu thủ

công nghiệp truyền thống như: Làng tranh dân gian Đông Hồ; các sản phẩm từ giấy (hàng mã) ở xã Song Hồ, xã Đại Đồng Thành; nuôi tằm, dệt vải ở xã Hoài Thượng;

đúc đồng ở Đào Viên, xã Nguyệt Đức. Theo số liệu thống kê về số doanh nghiệp

đang hoạt động trên địa bàn cho thấy số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tương đối ắt so với các địa bàn khác trong cùng tỉnh và chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 96,7% năm 2013, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tăng lên tuy nhiên còn chưa đáng kể, chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ. Bảng 3.3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Bảng 3.3 Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Thuận Thành (2011-2013) Loại hình DN 2011 2012 2013 Tổng số 240 250 307 1. Nhà nước 2 2 2 Trung ương 1 1 1 Địa phương 1 1 1 2. Ngoài Nhà nước 233 242 297 Tập thể 29 28 29 Tư nhân 14 10 11 Công ty TNHH 156 168 209 Cty cổ phần có vốn NN 0 0 0

Cty CP không có vốn Nhà nước 34 36 48

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)