Trong công tác quản lý thu thuế, để nâng cao chất lượng thu ngân sách, cơ
quan thuế không chỉ tập trung quản lý tốt đối tượng nộp thuế mà còn cần quản lý tốt doanh thu kinh doanh của các hộ cá thể, bảo đảm thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh. Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế
phải nộp. Việc quản lý chặt chẽ doanh thu của hộ kinh doanh, đặc biệt hộ kinh doanh lớn có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành dự toán thu, đảm bảo công bằng bình đẳng về thuế.
Việc quản lý doanh thu của các hộ nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định rất phức tạp, để có được một mức doanh thu ấn định phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều bộ phận cùng tham gia. Phương pháp này có ưu điểm: đơn giản trong việc tắnh thuế, tạo được sựổn định cho cảđối tượng nộp thuế và cơ quan thuế. Song nhược điểm của phương pháp này lại không nhỏ: mang tắnh áp đặt, thiếu sự công bằng về nghĩa vụ
thuế, đặc biệt khoán doanh thu khó có thể theo sát được tình hình biến động về giá cả, về tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nên khó có thể thu thuế
cho phù hợp với biến động của tình hình kinh doanh.
Hàng năm Chi cục đã tổ chức điều tra doanh thu thực tế theo đúng quy định tại quy trình quản lý thuế. Tuy nhiên, việc điều tra doanh số chỉ mang tắnh trọng điểm,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 với hộ kinh doanh hoặc làm căn cứấn định đối với những hộ không thuộc đối tượng
điều tra doanh số.
Công tác khảo sát điều tra doanh thu thực tế trong quá trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là công việc khá phức tạp do hộ kinh doanh không sử dụng hóa
đơn mua vào, bán ra hoặc các hộ không hợp tác với cán bộ thuế trong quá trình điều tra doanh thu. Do đó, đòi hỏi cán bộđiều tra phải nắm chắc hoạt động kinh doanh của hộ,
đặc biệt là các hộ có nhiều chi nhánh, cửa hàng ở các địa bàn khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp doanh thu và mức thuế khoán bình quân của hộ kinh doanh cá thể trên
địa bàn huyện Thuận Thành (Bảng 4.4)
Bảng 4.4 Công tác quản lý doanh thu, mức thuế đối với hộ khoán
Chỉ tiêu Bình quân tháng/2011 Bình quân tháng/2012 Bình quân tháng/2013 1. Số hộ ghi thu (hộ) 964 1032 988 2. Doanh thu (1.000 đ) 14.219.000 17.789.616 18.364.596 3. Thuế (1.000 đ) 139.780 174.408 169.448 4. Doanh thu bình quân một hộ (1.000 đ) 14.750 17.238 18.587 5. Thuế bình quân một hộ (1.000 đ) 145 169 171
(Nguồn: Chi cục Thuế Thuận Thành )
Qua bảng 4.4 nhận thấy số hộ ghi thu, doanh thu và mức thuế khoán bình quân của hộ kinh doanh đều tăng qua các năm. Trong đó, doanh thu bình quân năm 2013 tăng 26,01% so với doanh thu bình quân hộ năm 2011 và tăng 7,83% so với năm 2012 tương ứng mức thuế bình quân hộ năm 2013 tăng 17,93% so với năm 2011 và tăng 1,18% so với năm 2012. Trước tình trạng khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài trong mấy năm gần đây, thì có được tỷ lệ tăng doanh thu cũng như mức thuế bình quân của hộ như vậy là kết quả của sự nỗ lực trong công tác rà soát, điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán của cán bộ của Chi cục. Qua đó, phản ánh một phần hiệu quả
của công tác quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn. Cụ thể thông qua kết quảđiều chỉnh doanh thu, thuế khoán của hộ kinh doanh năm 2013 (Bảng 4.5).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
Bảng 4.5 Kết quả điều tra doanh thu năm 2013 Ngành nghề kinh doanh Số lượt hộđiều tra Doanh sốđiều tra/tháng Doanh số khoán/tháng Chênh lệch doanh số 1 tháng Số tiền (nghìn đồng) Số tiền (nghìn đồng) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5=3-4 6=5/4 Sản xuất 30 498.000 470.216 27.784 5,9 Thương nghiệp 402 18.377.143 18.095.341 281.802 1,2 Dịch vụ 27 344.605 339.340 5.265 1,6 Ăn uống 102 1.338.750 1.230.216 108.534 8.8 Cộng 561 20.558.498 20.135.113 423.385 2,1
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Thuận Thành)
Kết quảđiều tra doanh thu tắnh thuế của 561 hộ kinh doanh nộp thuế khoán, ở
các ngành nghề khác nhau trên địa bàn cho thấy chênh lệch giữa doanh thu khoán và doanh thu điều tra là tương đối lớn. Trong đó tỷ lệ chênh lệch lớn nhất là ngành kinh doanh ăn uống chiếm tới 8,82% cho thấy công tác điều chỉnh doanh thu đối với nhóm ngành nghề này là chưa sát thực tế. Hàng năm Chi cục vẫn thất thu về
doanh số là 423.385 nghìn đồng trên 561 hộ kinh doanh điển hình, cho thấy công tác điều tra và điều chỉnh doanh số cần thực hiện sát sao hơn nữa sao cho mức điều chỉnh thuế tiến sát đến mức độ tăng giá cả của thị trường, nhằm mục tiêu giảm thất thu từ hộ kinh doanh cá thể, tăng thu Ngân sách cho Nhà nước.
- Quản lý việc áp dụng thuế suất và tỷ lệ tắnh thuế
Hiện tại Chi cục Thuếđã chỉđạo và thực hiện đúng theo quy định về thuế suất thuế GTGT đối với các ngành hàng, các hộ kinh doanh cá thể.
Đây là công tác quan trọng đảm bảo áp dụng đúng tỷ lệ GTGT và thuế suất với từng ngành hàng, mặt hàng nhằm đảm bảo tắnh thuế suất, đúng thực tế. Trong những năm qua, ngành thuếđã có các văn bản mới, sửa đổi về tỷ lệ (%) GTGT để
phù hợp với tình hình thực tế.
- Đối với các hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật sẽ phải nộp thuế theo tỷ lệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 Thực tế, do trình độ nắm bắt thông tin, sự hiểu biết về pháp luật thuế của các hộ kinh doanh còn chậm và hạn chế, do đó không tránh khỏi việc kê khai các mặt hàng thuộc các danh mục hàng hoá chịu đúng mức thuế suất còn sai lệch dẫn đến việc tăng giảm số thuếđúng theo vốn có của mặt hàng đó, làm cho công tác quản lý thuế càng phức tạp cả về việc truy thu (có thể hộ kinh doanh khai tăng hoặc giảm thuế suất so với thực tế).
Kể từ năm 2014, việc áp dụng mức thuế suất thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thểđược tắnh theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Khi đó việc phân loại hộ theo đúng nhóm ngành nghề để áp dụng tỷ lệ tắnh thuế và vô cùng quan trọng, để đảm bảo việc áp đúng mức tỷ lệ tắnh thuế đòi hỏi công tác rà soát, phân loại hộ theo nhóm ngành nghề cần phải được quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý nhằm mục tiêu thu đúng, thu đủ, chống thất thu thuế.