Phân loại hộ kinh doanh để quản lý (Quyết định 2248/QĐ-TCT, 2012) Cơ quan thuế căn cứ vào mức độ và khả năng thực hiện việc ghi chép sổ sách k ế

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 34)

toán, lưu giữ hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá dịch vụ của hộ kinh doanh để

phân loại hộ kinh doanh và áp dụng phương pháp quản lý thuế cho phù hợp. Việc phân loại hộ kinh doanh để quản lý thuế dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

- Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai là các hộ kinh doanh đã thực hiện đăng ký kinh doanh và được cấp mã số thuế, thực hiện đầy đủ chế độ kế

toán, lưu giữ đầy đủ hoá đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hoá dịch vụ và xác định

được doanh thu, chi phắ; hoặc thực hiện lưu giữ đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và xác định được doanh thu nhưng không có đủ hoá đơn, chứng từ

mua hàng hoá, dịch vụ đầu vào, không xác định được chi phắ và giá trị gia tăng. Việc quản lý nghĩa vụ kê khai, xử lý tờ khai và kế toán thuế, đôn đốc thu nợ thuế

của các hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai thực hiện theo các quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế và quy trình quản lý nợ thuế của Tổng cục Thuế, tương tự nhưđối với doanh nghiệp, tổ chức.

- Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là các hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh hoặc không phải đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế, không thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, có mở sổ sách kế toán, nhưng thực hiện không đúng chế độ kế toán, không đúng quy trình về chế độ hoá

đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá, dịch vụ; Không thực hiện nộp tờ khai, cơ quan thuế không thể căn cứ vào sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ để xác định số thuế

phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh.

- Căn cứ vào doanh thu kinh doanh, cơ quan thuế còn phân loại hộ kinh doanh nộp thuế khoán theo nhóm: Hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế khoán. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu quản lý thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 tế tại địa phương, có thể phân loại theo bậc môn bài, theo địa bàn kinh doanh hoặc theo các nhóm ngành nghề kinh doanh cho phù hợp.

2.1.4.3 Cấp mã số thuế và quản lý danh bạ hộ kinh doanh

a) Cấp mã số thuế (Nghịđịnh 43/2010/NĐ-CP, 2010)

Sau khi thực hiện việc rà soát hộ kinh doanh đưa vào quản lý, phân loại hộ

mới ra kinh doanh, đội Kê khai - kế toán thuế thực hiện đăng ký cấp mã số thuế cho người nộp thuế. Hộ kinh doanh phải làm thủ tục kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc

được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được cơ quan thuế cấp mã số

thuếđể quản lý.

Để quản lý hộ kinh doanh thông qua mã số thuế theo quy định, cơ quan thuế đã thực hiện rà soát, xác định hộ thực tế đang kinh doanh để làm thủ tục cấp mã số

thuế (kể cả cấp mã số thuế tạm đối với trường hợp không đủ giấy tờ), làm thủ tục

đóng mã số thuế đối với hộ đã nghỉ, bỏ kinh doanh, nhưng các trường hợp hộ ra kinh doanh không đăng ký thuế hoặc nghỉ, bỏ kinh doanh không khai báo với cơ

quan thuế vẫn thường xuyên xảy ra, dẫn đến việc quản lý chắnh xác số lượng hộ

kinh doanh thông qua mã số thuế vẫn là vấn đề nan giải, phức tạp. Đây cũng là những khó khăn ngay từ khâu ban đầu định dạng người nộp thuế để đưa thông tin quản lý người nộp thuế lên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)