Mục tiêu, yêu cầu của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể Mục tiêu

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 32)

- Mc tiêu

Là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý tài chắnh Nhà nước, quản lý thuế không thể tách rời quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về kinh tế nói riêng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 Công tác quản lý thuế trong nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

+ Tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Ở nước ta, số thu bằng thuế hàng năm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số

thu của NSNN. Số thuế thu được từ khu vực kinh tế cá thể tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập ngân sách nhưng đây lại là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thu thuếđối với hộ cá thể sẽ có tác dụng động viên, tăng thu cho NSNN.

+ Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế này.

Vai trò của thuế mang tắnh toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Song, những vai trò

đó không mang tắnh khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phắa con người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế.

+ Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các hộ kinh doanh.

Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế cùng với việc tăng cường tắnh pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen "Sống và làm việc theo pháp luật" trong mọi tầng lớp nhân dân.

- Yêu cu

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng thường xuyên các luật thuế và các văn bản dưới luật đểđối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành.

+ Tận thu, khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu: + Thu hết số thuế ghi thu, không để nợđọng.

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hộ nghỉ kinh doanh.

+ Quản lý hết các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh (gồm cố định có cửa hàng - cửa hiệu và đối tượng kinh doanh vãng lai).

+ Quản lý sát doanh thu thực tế của đối tượng nộp thuế (thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ, rà soát điều chỉnh thuế hộ khoán ổn định).

+ Phải thực hiện đầy đủ, đúng quy trình nghiệp vụ của ngành đã đề ra cho từng loại đối tượng kinh doanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

2.1.4 Ni dung qun lý thuếđối vi h kinh doanh cá th

2.1.4.1 Xây dựng quy trình quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thể

Quy trình quản lý thuế là một bộ phận hợp thành các thủ tục hành chắnh thuế

tương ứng với một phương thức quản lý thuế nhất định. Mỗi cơ chế quản lý thuếđòi hỏi áp dụng một quy trình quản lý phù hợp với tư duy quản lý thuế, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ quản lý, trình độ trang thiết bị của cơ quan thuế và trình độ nhận thức của đối tượng nộp thuế nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý ( Lê Thị

Bắch, 2010).

Quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thểởđịa bàn nào cũng gặp những khó khăn, bởi các hộ kinh doanh luôn tìm mọi cách trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ nợ đọng thuế, đặc biệt trong cơ chế thị trường như hiện nay. Do đó, việc áp dụng quy trình quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thể nhằm đạt được những mục tiêu đề ra là rất cần thiết, để từng bước hiện đại hóa công tác quản lý thuế và thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, ngày 28/12/2012 Tổng cục thuế đã ban hành Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể kèm theo Quyết

định số 2248/QĐ-TCT thay thế Quy trình quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể kèm theo quyết định số 1201/TCT/QĐ Ờ TCCB ngày 26/07/2012 của Tổng cục Thuế, để hướng dẫn các bộ phận tại Chi cục thuế thực hiện đầy đủ, đúng trình tự

các bước công việc theo nội dung của Quy trình này.

Trong đó, quy trình quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ của các cấp quản lý, các bộ phận phối hợp tham gia trong công tác quản lý thuế hộ cá thể, cụ thể Quy trình Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể bao gồm các nội dung sau: Quản lý công tác kê khai, đăng ký thuế

và danh bạ hộ kinh doanh; Công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế

theo phương pháp khoán (Tắnh thuế, lập sổ bộ thuế, công khai thuế, thông báo thuế, tổ chức thu nộp thuế); Quản lý nợ thuế đối với hộ kinh doanh; Công tác kiểm tra các hoạt động thu thuế.

So với Quy trình Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể kèm theo quyết định số 1201/TCT/QĐ Ờ TCCB (Quy trình 1201) thì Quy trình 2248 có ưu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 các công việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, làm rõ hơn trách nhiệm của từng bộ phận nhằm tiến tới mục tiêu quản lý là: rõ ràng Ờ công khai Ờ dân chủ và minh bạch hơn, đặc biệt là công tác kiểm tra nhằm hạn chế tiêu cực trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, từng bước thực hiện chuyên môn hoá quản lý thuế theo chức năng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thuế.

2.1.4.2 Công tác quản lý kê khai, đăng ký thuế và phân loại hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 32)