Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 58 - 64)

- Điều kiện tự nhiên.

4.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hộ

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hộ

a) Tình hình phát triển kinh tế

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm kỳ cuối (2006 – 2010) của đất nước: Đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, củng cố an ninh, quốc phòng, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách để thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế, thời gian qua Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thất luôn cố gắng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tuy còn nhiều khó khăn song được sự quan tâm của Thành Ủy – HĐND – UBND Thành phố, sự giúp đỡ tạo điều kiện của các sở, ban ngành của thành phố, quan tâm giúp đỡ của ban ngành trung ương và bằng những kinh nghiệm thực tế đã được tích lũỵ Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đạt được một số thành tựu đáng kể:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 50

Nền kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhìn chung đạt 22%/ năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 12.807.000 đ/năm, bình quân lương thực đầu người đạt khoảng 264 kg/ năm.

Nền kinh tế của huyện có sự chuyển dịch đúng hướng. Năm 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm khoảng 17,8%; thương mại, dịch vụ chiếm 16,8%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 65,4%. Cơ cấu kinh tế của huyện được thể hiện qua hình 4.1:

Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Thạch Thất năm 2010.

b) Dân số và lao động

Theo kết quả điều tra dân số, tính đến ngày 31/12/2010 thì tổng số nhân khẩu của huyện Thạch Thất là 176.782 người, so với năm 2009 thì dân số đã tăng nên 14.807 ngườị Tỷ lệ tăng dân số là 1,76 % (UBND huyện Thạch Thất, Niên giám thống kê năm 2010, phòng thống kê huyện Thạch Thất ).

Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2010 là 873 người/km2, nhưng phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính trong huyện. Xã có mật độ dân số cao nhất là Hữu Bằng với 9.183 người/km2, xã có mật độ dân số thấp nhất là Tiến Xuân có 191 người/km2.

Lực lượng lao động trong những năm gần đây có sự chuyển biến theo xu hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động trong các lĩnh vực phi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 51

nông nghiệp. Năm 2010, tổng số lao động là 92.811 người tăng 13.211 người so với năm 2007, trong đó lao động phi nông nghiệp là 55.766 người, chiếm 60,09% tổng số lao động (gồm: thương mại dịch vụ 13.530 người; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 42.236 người) và lao động nông nghiệp 37.045 người, chiếm 39,91 % tổng số lao động (UBND huyện Thạch Thất, Niên giám thống kê năm 2010, phòng thống kê huyện Thạch Thất ).

Tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2010 của huyện theo tiêu chí mới là 7,6% tổng số hộ.

Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp (hình 4.2). Năm 2007 bình quân đất sản xuất nông nghiệp là 363 m2/người, đến năm 2010 là 368 m2/ngườị Trong sản xuất mang tính thời vụ cao, thời gian cho sản xuất nông nghiệp ở 2 vụ chính chiếm khoảng trên 4 tháng, do đó nếu không phát triển sản xuất, thâm canh tăng vụ, mở rộng chăn nuôi, dịch vụ và ngành nghề thủ công trong nông thôn, thì số lao động nhàn rỗi còn nhiềụ

Tình hình biến động dân số năm 2007 – 2010 được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Dân số, lao động huyện Thạch Thất giai đoạn 2007 – 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010

1. Dân số Người 152.619 157.348 161.975 176.782

- Dân số đô thị Người 5.491 5.576 5.619 5.522

- Dân số nông thôn Người 147.128 151.772 156.356 171.260

2. Lao động Người 79.600 81.821 84.227 92.811

- Lao động nông nghiệp Người 48.078 26.789 28.247 37.045

- Lao động phi nông nghiệp Người 31.522 55.032 55.980 55.766

3. Tổng số hộ Hộ 34.136 36.348 38.753 41.983

4. Một số chỉ tiêu trung bình

- Bình quân nhân khẩu/ hộ Người 4,471 4,329 4,180 4,211

- BQ đất SX nông nghiệp/ người m2 363 340 333 368

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 52

Hình 4.2. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/ đầu người của huyện Thạch Thất qua các năm

c) Thực trạng cơ sở hạ tầng * Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện rất thuận tiện. Bao gồm các tuyến đường bộ chính sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyến đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 32 chạy qua với tổng chiều dài là 17 km. Đây là những tuyến đường giao thông chính của huyện và các vùng lân cận. Tuyến tỉnh lộ gồm các tuyến Phùng Xá – Đại Đồng, Bình Yên – Liên Quan với tổng chiều dài là 22 km. Ngoài ra các tuyến đường liên xã trong toàn huyện được khép kín với tổng chiều dài 65km. Trong đó có một số tuyến dải nhựa và mở rộng, còn lại một số tuyến dải cấp phối ...Hệ thống đường liên thôn, đường trong xóm với tổng chiều dài khoảng 150 km cũng được cải tạo và nâng cấp, phần lớn đã được kiên cố bê tông. Hệ thống đường nội đồng cũng được nâng cấp đảm bảo cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong huyện.

* Thủy lợi

Trên địa bàn huyện có 82 trạm bơm tưới, trong đó có 11 trạm bơm với công suất 10.390 m3/h, 5 trạm bơm với công suất 3.420 m3/h, còn lại 66 trạm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 53

bơm có công suất nhỏ. Đồng thời huyện cũng có 8 trạm bơm tiêu với công suất 29.000 m3/h. Ngoài ra còn có 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp với công suất 3.500 m3/h. Trong mùa mưa úng với lượng 300 mm trong 3 -5 ngày đảm bảo tiêu úng cứu lúa, hoa màu ...Các trạm bơm hàng năm đều được tu bổ, nâng cấp.

Cùng với hệ thống các trạm bơm, hệ thống kênh tưới tiêu nội đồng của huyện từ nhiều năm nay thường xuyên được cải tạo và đã cứng hóa được một phần hệ thống kênh tưới, đảm bảo yêu cầu tưới tiêu cây trồng.

Tổng diện tích chủ động tưới là 4.550 ha, trong đó có 1.465 ha tưới bằng hồ chứa nước; 2.745 ha tưới bằng trạm bơm và 340 ha tưới bằng các công trình thủy lợi nhờ lợi dụng địa hình.

Tuyến đê Tả sông Tích dài 14,7 km là đê cấp III do nhà nước quản lý. Ngoài ra còn có các tuyến đê nhỏ như đê hữu sông Tích và đê bối với chiều dài khoảng 15 km. Hệ thống đê sông Tích hàng năm được nhà nước quan tâm củng cố vững chắc song cũng chỉ đảm bảo an toàn ở mức báo động số 3. Phong trào trồng tre chắn sóng trên đê sông Tích của huyện đã triển khai rất tốt.

* Các dịch vụ nông nghiệp

Trong những năm qua, hàng hóa trao đổi trên địa bàn huyện khá phong phú, đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Điều này chứng tỏ sản xuất nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trong toàn huyện. Cùng với đó là sự hình thành các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của địa phương. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đóng vai trò trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Đây là nơi cung cấp các loại giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, phổ biến phương thức kỹ thuật mới vào sản xuất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 54

bao gồm: trung tâm khuyến nông có nhiệm vụ chuyển giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật đến người dân, trạm bảo vệ thực vật có nhiệm vụ dự báo sâu bệnh và phổ biến cách phòng trừ cho người dân, trạm thú y làm công tác dự báo và phòng trừ dịch hại gia súc gia cầm và bên cạnh đó là cán bộ tư vấn phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện có nhiều định hướng xu hướng phát triển, xây lịch thời vụ, các chính sách hỗ trợ nông nghiệp.

Bên cạnh sự phát triển của các dịch vụ nông nghiệp là sự phát triển của hệ thống chợ trong toàn huyện. Hiện toàn huyện có 15 chợ với tổng diện tích chiếm đất là 64.000 m2 và 6 điểm họp rải rác ở các xã, thị trấn. Các chợ đều nằm sát trục đường giao thông hoặc trung tâm xã, thị trấn nên thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu, trao đổi hàng hóạ

* Giáo dục đào tạo

Toàn huyện có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và 4 trường trung học phổ thông, trong đó các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho học tập và làm việc đều được cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện qua các năm. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao, kết quả học tập của học sinh ngày càng tốt hơn.

* Nhận xét chung về điều kiện kinh tế xã hội

Cùng với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống thì nền kinh tế của huyện Thạch Thất đã phát triển khá toàn diện. Tốc độ phát triển kinh tế luôn duy trì ở mức caọ Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp vẫn chiếm một phần lớn tỷ trọng, nhưng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng ngày càng tăng caọTuy nhiên, so với những lợi thế và tiềm năng sẵn có của huyện thì nhịp độ phát triển kinh tế chưa caọ Sản xuất nông nghiệp vẫn độc canh cây lúa là chủ yếụ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy nhanh nhưng chưa đồng bộ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 55

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đang dần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hộị

Dân số gia tăng dẫn đến bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người giảm, trong khi nhu cầu đất cho sự phát triển các ngành ngày càng tăng. Tất cả những vấn đề trên gây áp lực đối với quỹ đất nông nghiệp trong toàn huyện, do đó cần nghiên cứu, khai thác sử dụng quỹ đất nông nghiệp một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 58 - 64)