Các biện pháp nhằm cải tạo và nâng cao chất lượng nước mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 99 - 101)

- Điều kiện tự nhiên.

4.5.2.Các biện pháp nhằm cải tạo và nâng cao chất lượng nước mặt

11 Cây ăn quả Kim Quan 0, 0,15 3, 0,47 10,

4.5.2.Các biện pháp nhằm cải tạo và nâng cao chất lượng nước mặt

* Đối với nước mặt trong các kênh dẫn, các ao hồ chứa dùng cho sản xuất nông nghiệp

Chất lượng nước mặt của huyện Thạch Thất hoàn toàn có thể sử dụng làm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong sử dụng cần chú ý đến vấn đề ô nhiễm chất hữu cơ và sự tích lũy kim loại nặng trong nước.

Áp dụng biện pháp hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước như:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là công việc của toàn xã hội, nhưng ý thức của mỗi người trong vấn đề môi trường là hoàn toàn khác nhau, vì vậy tuyên truyền, giáo dục môi trường được coi là vấn đề cốt lõi trong công tác bảo vệ môi trường. Do đó, Đảng uỷ, UBND huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội cần chỉ đạo, kết hợp với các cơ quan đoàn thể như Hội nông dân, Đoàn thanh niên … tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin về tác động của các chất ô nhiễm đến sức khoẻ con người và đời sống cộng động, đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã, huyện.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Ở Thạch Thất hiện nay có rất nhiều khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm rải rác trên địa bàn huyện, gây khó khăn cho công tác thu gom và xử lý chất thải, nước thải, ... Vì vậy cần thiết phải quy hoạch các khu công nghiệp tập trung. Việc quy hoạch các khu công nghiệp tập trung vừa tiện cho việc quản lý khu công nghiệp, quản lý chất thải, nước thải lại tiện cho công tác thanh, kiểm tra môi trường.

- Các phương án khống chế ô nhiễm nguồn nước

Cải tiến công nghệ sản xuất đã lạc hậu để giảm bớt lượng xả thải chất thảị Mỗi nhà máy trong khu công nghiệp cần có các hệ thống xử lý nước thải

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 91

sản xuất và sinh hoạt cục bộ phù hợp với công nghệ, ngành nghề sản xuất của mình. Nước thải của các nhà máy phải được xử lý sơ bộ, sau đó được đưa về hệ thống xử lý tập trung của khu công nghiệp, trước khi thải ra sông ngòị

Ngoài ra, nguồn nước thải của khu công nghiệp sau khi đã được xử lý tập trung nên tiếp tục xử lý sinh học bằng cách sử dụng các loài cây có khả năng hút Cu, Pb, Zn mạnh như: Rau ngổ, bèo tây, dừa nước, … trước khi thải ra môi trường

* Đối với nước mặt trong các ao nuôi cá

Chất lượng nước mặt trong các ao nuôi cá trên địa bàn huyện Thạch Thất hiện còn nhiều chỉ tiêu không đạt so với QCVN 08/ cột A2. Đó là hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ và tích lũy kim loại nặng. Điều này là do các ao nuôi cá thường được bố trí trong mô hình kết hợp với các chuồng chăn nuôi lợn để tận dụng nguồn thải làm thức ăn nuôi cá. Hơn nữa hoạt động chăn nuôi lợn tại gia đình trên địa bàn huyện Thạch Thất không ngừng tăng trong những năm vừa qua, mật độ chăn nuôi cao và số lượng chăn nuôi lớn đã làm phát sinh một lượng phân thải, nước rửa chuồng trại khổng lồ gây tác động xấu tới môi trường nước mặt trong các ao nuôi cá và cả một số kênh mương dẫn nước trên địa bàn huyện.

Cần phải có các biện pháp xử lý, phục hồi chất lượng nước bằng các tiến hành thay nước thường xuyên và đồng bộ, hàng năm tiến hành nạo vét bùn ở đáy aọ Áp dụng các biện pháp xử lý phân thải, nước thải chăn nuôi như bể biogas, ủ phân vi sinh. Đồng thời giảm bớt số lượng lợn nuôi trên địa bàn xã bằng cách phát triển thêm các ngành nghề mới đáp ứng công ăn việc làm cho người dân.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 92

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 99 - 101)