Để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, người ta thường dựa vào một số chỉ tiêu sau:
a) Tính chất vật lý
Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước ổn định và phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Nó ảnh hưởng đến quá trình xử lý và các nhu cầu tiêu thụ.
Màu sắc: Màu của nước do các chất lơ lửng trong nước tạo nên, các chất lơ lửng này có thể là thực vật hoặc các chất hữu cơ dưới dạng keọ Màu không gây độc hại đến sức khỏẹ
Độ đục: Độ đục để đánh giá sự có mặt của các chất lơ lửng trong nước, ảnh hưởng đến độ truyền ánh sáng. Độ đục không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình lọc và khử trùng nước.
Mùi vị: Các chất khí, khoáng và một số chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùị Các mùi vị thường gặp: mùi đất, mùi tanh, mùi thối, mùi hóa học
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 21
đặc trưng như Clo, amoniac,…
Cặn: Gồm có cặn lơ lửng và cặn hòa tan (vô cơ và hữu cơ), cặn không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước.
Tính phóng xạ: Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, thường nước này vô hại đôi khi có thể dùng để chữa bệnh. Nhưng nếu chỉ tiêu này bị nhiễm bởi các chất phóng xạ từ nước thải, không khí, từ các chất độc hại vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép thì rất nguy hiểm.
b) Tính chất hóa học
Độ pH: Phản ánh tính axit hay tính kiềm của nước. pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước, tính ăn mòn, tính hòa tan.
Độ axit: Trong nước thiên nhiên độ axit là do sự có mặt của CO2, CO2
này hấp thụ từ khí quyển hoặc từ quá trình oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải công nghiệp (chiếm đa số) và nước phèn. Độ axit không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước cấp và nước thảị
Độ kiềm: Do 3 ion chính HCO3-, OH-, CO32- làm cho nước có độ kiềm. Nước có độ kiềm cao làm cho người sử dụng cảm thấy khó chịu trong ngườị Độ kiềm ảnh hưởng tới quá trình keo tụ, khử sắt, làm mềm nước, kiểm tra độ ăn mòn, khả năng đệm của nước thải, của bùn.
Độ cứng: Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng không gây độc hại đến sức khỏe con người, nhưng dùng nước có độ cứng cao sẽ tiêu hao nhiều xà bông khi giặt đồ, tăng độ ăn mòn đối với các thiết bị trao đổi nhiệt, nồi hơi tạo nên cặn bám, khe nứt gây nổ nồi hơị
Clorua (Cl-): Clorua trong nước biểu thị độ mặn. Clorua không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng dùng lâu sẽ gây nên bệnh thận.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22
nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc hữu cơ. Sunfat gây độc hại đến sức khỏe con người vì sunfat có tính nhuận tràng. Nước có sunfat cao sẽ có vị chát, uống vào sẽ gây bệnh tiêu chảỵ
Sắt (Fe2+, Fe3+): Sắt tồn tại trong nước dạng sắt 3 (dạng keo hữu cơ, huyền phù), dạng sắt 2 (hòa tan). Sắt cao tuy không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng nước sẽ có mùi tanh khó chịu và nổi váng bề mặt, làm vàng quần áo khi giặt, hư hỏng các sản phẩm ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp, đóng cặn trong đường ống và các thiết bị khác làm tắc nghẽn các ống dẫn nước.
Mangan (Mn2+): Mangan có trong nước với hàm lượng thấp hơn sắt nhưng cũng gây nhiều trở ngại giống như sắt.
Ôxy hòa tan (DO): Ôxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất và các đặc tính của nguồn nước (thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh). Xác định lượng ôxy hòa tan là phương tiện để kiểm soát ô nhiễm và kiểm tra hiệu quả xử lý.
Nhu cầu ôxy hóa học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Nước nhiễm bẩn sẽ có độ ôxy hóa cao phải tốn nhiều hóa chất cho công tác khử trùng.
Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD): Là lượng ôxy cần thiết để vi khuẩn sử dụng phân hủy chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD càng cao chứng tỏ mức ô nhiễm càng nặng.
Florua (F-): Trong thiên nhiên, các hợp chất của Florua khá bền vững, ít bị phân hủy bởi quá trình làm sạch. Nếu thường xuyên dùng nước có Florua lớn hơn 1,3mg/l hoặc nhỏ hơn 0,7mg/l đều dễ mắc bệnh hư hại men răng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23
chất hữu cơ, rác thảị Khí này làm nước có mùi trứng thối khó chịu, với nồng độ cao, nó có tính ăn mòn vật liệụ
Phốt phát (PO42-): Gồm phốt phát vô cơ và phốt phát hữu cơ. Trong môi trường tự nhiên, phốt phát hữu cơ hầu hết là những chất mang độc tính mạnh dưới dạng thuốc diệt côn trùng, các vũ khí hóa học. Phốt phát làm hóa chất bón cây, chất kích thích tăng trưởng, chất tạo bọt trong bột giặt, chất làm mềm nước, kích thích tăng trưởng nhiều loại vi sinh vật, phiêu sinh vật, tảo,… phốt phát gây nhiều tác động trong việc bảo vệ môi trường.
Nitơ (N) và các hợp chất chứa Nitơ (NH4+, NO3_): Sự phân hủy của rác thải, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp tạo thành các sản phẩm amoniac, nitrit, nitrat. Sự hiện diện của các hợp chất này là chất chỉ thị để nhận biết trạng thái nhiễm bẩn của nguồn nước.
Kim loại nặng và các thành phần độc hại khác: Bao gồm các chất mà chỉ tồn tại trong nước với một hàm lượng rất nhỏ cũng đủ gây độc hại đến tính mạng con người, thậm chí gây tử vong, đó là chất: Asen (As), Berili (Be), Cadimi (Cd), Crôm (Cr), Thủy ngân (Hg), Niken (Ni), Chì (Pb), Antimoan (Sb), Selen (Se), Vanadi (V). Một vài gam thủy ngân hoặc cadimi có thể gây chết người, với hàm lượng nhỏ hơn chúng tích lũy trong các bộ phận của cơ thể cho tới lúc đủ hàm lượng gây ngộ độc. Chì tích lũy trong xương, cadimi tích lũy trong thận và gan, thủy ngân tích lũy trong các tế bào nãọ
Chất béo và dầu mỡ: Chất béo và dầu mỡ dễ phân tán và khuyếch tán rộng. Chất béo đưa vào nguồn nước từ các nguồn nước thải, các lò sát sinh, công nghiệp sản xuất dầu ăn,… Chất béo ngăn sự hòa tan ôxy vào nước, giết các vi sinh vật cần thiết cho việc tự làm sạch nguồn nước.
Thuốc diệt cỏ và trừ sâu: Thuốc diệt cỏ và trừ sâu ngoài việc gây ô nhiễm vùng canh tác còn có khả năng lan rộng theo dòng chảy, gây ra các tổn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24
thương trên hệ thần kinh nếu tiếp xúc lâu ngày, chúng có thể tích tụ trong cơ thể gây ra những biến đổi gen hoặc các bệnh nguy hiểm.
Tổng số vi trùng: Chỉ tiêu này để đánh giá mật độ vi trùng trong nước, các vi khuẩn này hoặc sống trong nước, hoặc từ đất rửa trôi vào nước hoặc từ các chất bài tiết. Chỉ tiêu này không đánh giá về mặt độc hại đối với sức khỏe mà chỉ đánh giá chất lượng nguồn nước.
Coliform: Coliform sống ký sinh trong đường tiêu hóa của người và động vật, chỉ tiêu này dùng để xem xét sự nhiễm bẩn của nước bởi các chất thảị
Ẹ Coli: Chỉ tiêu này đánh giá sự nhiễm phân của nguồn nước nhiều hay ít (nhiễm phân người hoặc động vật), gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đôi khi thành dịch bệnh lan truyền.