KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 101 - 104)

- Điều kiện tự nhiên.

5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Nghiên cứu chất lượng đất, nước mặt của một số loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Thạch Thất chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Huyện Thạch Thất có tổng diện tích đất nông nghiệp là 9.258,90 ha, chiếm 45,72 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm 5.789,62 ha chiếm 62,53 % tổng diện tích đất nông nghiệp. Các loại hình sử dụng đất chính là chuyên lúa (3040,13 ha), lúa – màu (1415,98 ha), lúa – cá (210 ha), chuyên rau màu (742,3 ha), chuyên trồng hoa (28,15 ha), cây ăn quả (288 ha), gò đồi (415 ha), nuôi trồng thủy sản (144,6 ha) và các loại cây trồng khác. Trong đó, loại hình sử dụng đất chuyên lúa chiếm diện tích lớn nhất.

2. Chất lượng đất vùng nghiên cứu có một số đặc điểm sau:

Chất lượng đất của các loại hình sử dụng đất khác nhau là khác nhaụ Các loại hình sử dụng đất chuyên lúa ở vùng 1, lúa – màu, chuyên rau màu có chất lượng đất khá. Đất có phản ứng từ chua vừa đến chua trung bình pHnước dao động từ 5,14 – 5,99. Hàm lượng các chất tổng số như chất hữu cơ, đạm, lân và kali đều ở mức caọ Hàm lượng các chất dễ tiêu ở mức trung bình và mức thấp.

Trong đó, chất hữu cơ tống số OM dao động từ 2,57 – 4,93 %, đạm tổng số dao động từ 0,17 – 0,32 %, lân tổng số dao động từ 0,18 – 0,39 %, kali tổng số dao động từ 1,46 – 2,22 %.

Lân dễ tiêu dao động từ 11,45 – 16,39 mg/100g đất, kali dễ tiêu dao động từ 10,65 – 13,7 mg/100g đất. Hàm lượng nitorat dao động trong khoảng 11,7 – 14,89 mg/ kg đất, hàm lượng amoni dao động từ 0,83 – 1,22 mg/kg đất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 93

Loại hình sử dụng đất chuyên lúa ở vùng 2 có chất lượng đất trung bình. Đất có phản ứng từ rất chua đến chua vừa, pHnước dao động từ 4,67 – 5,59. Chất hữu cơ tổng số ở mức trung bình 2,47 – 2,88 %, đạm tổng số ở mức trung bình 0,17 – 0,25 %, lân tổng số và kali tổng số đều ở mức giàụ Hàm lượng lân dễ tiêu ở mức trung bình, dao động từ 10,94 – 11,98 mg/100g đất,hàm lượng kali dễ tiêu, nitorat và amon đều ở mức thấp. Hàm lượng kali dễ tiêu dao động từ 6,45 – 11,5 mg/100g đất, hàm lượng nitorat dao động từ 8,76 – 11,04 mg/kg đất, amon dao động từ 0,81 – 1,06 mg/ kg đất.

Các loại hình sử dụng đất cây ăn quả, chuyên trồng sắn, chuyên trồng hoa có chất lượng đất thấp. Đất có phản ứng cực kỳ chua đến chua vừa, pHnước

dao động từ 4,94 – 5,54. Hàm lượng chất hữu cơ tổng số ở mức trung bình, dao động từ 2,14 – 2,78 %. Hàm lượng đạm tổng số ở mức trung bình, dao động từ 0,12 – 0,17 %. Hàm lượng lân tổng số trong các mẫu đều ở mức giàu, dao động từ 0,15 – 0,35 %. Hàm lượng kali tổng số ở mức nghèo, dao động từ 0,20 – 0,37 %. Hàm lượng các chất dễ tiêu đều ở mức trung bình và thấp. Lân dễ tiêu dao động từ 8,37 – 14,51 mg/100g đất. Kali dễ tiêu dao động từ 3,15 – 8,8 mg/100g đất. Hàm lượng nitorat dao động từ 5,78 – 11,62 mg/kg đất, amon dao động từ 0,20 – 0,36 mg/kg đất.

* Về hàm lượng kim loại nặng trong đất

Về hàm lượng kim loại nặng trong đất, đất ở đây chưa bị ô nhiêm kẽm (Zn) và chì (Pb) nhưng đã có một số mẫu xấp xỉ tới ngưỡng ô nhiễm đồng (Cu).

Hàm lượng đồng trong đất dao động từ 13,55 – 46,56 mg/kg đất, hàm lượng chì dao động từ 12,58 – 40,89 mg/kg đất, hàm lượng kẽm dao động từ 22,02 – 91,53 mg/kg đất.

Đất nông nghiệp ở huyện Thạch Thất đã có dấu hiệu của sự tích lũy kim loại nặng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 94

Nước mặt của huyện Thạch Thất đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ ở mức độ nhẹ và dấu hiệu tích lũy kim loại nặng.

Theo QCVN 08/ 2008 cột B1 các chỉ tiêu NH4+ và Cu trong hầu hết các mẫu đều vượt quá ngưỡng cho phép. Mức độ ô nhiễm tại các thủy vực khác nhau là khác nhaụ Trong đó, các ao nuôi cá có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất (trong số 4 mẫu phân tích có 3 mẫu có 4/10 chỉ tiêu phân tích không đạt tiêu chuẩn so với QCVN 08/ 2008 cột A2, tiêu chuẩn nước cho thủy sản)

Các mẫu nước lấy tại các kênh mương dẫn nước và các ở các ao hồ chứa nước tự nhiên đều có 2/10 chỉ tiêu không đạt so với QCVN 08/ 2008 cột B1, tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợị Do đó vẫn có thể sử dụng nước mặt tại các kênh mương dẫn và các hồ chứa làm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

4. Đề xuất hướng sử dụng và cải tạo, bảo vệ đất và nước mặt: Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất. Áp dụng một số biện pháp cải tạo hàm lượng kim loại nặng trong đất và nước như trồng cây hút kim loại nặng trong đất và nâng cao hệ thống cấp thoát nước ở các vùng NTTS. Cần có biện pháp phát triển đồng bộ giữa sản xuất, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

5.2. Kiến nghị

1.Tiếp tục nghiên cứu về đánh giá chất lượng đất, nước trên một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất, với những công trình nghiên cứu sâu hơn cho từng loại hình sử dụng đất cụ thể.

2. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp có thể khuyến cáo người dân sử dụng nước ngầm cho sản xuất.

3. Nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về vấn đề sử dụng đất một cách có hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến môi trường đất và nước,

không làm mất dần sức sản xuất của đất, vừa đem lại hiệu quả về kinh tế, vừa đem lại hiệu quả về môi trường.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 95

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 101 - 104)