Một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 67 - 73)

- Điều kiện tự nhiên.

4.3.Một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Thạch Thất

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.Một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Thạch Thất

Thất

Huyện Thạch Thất có diện tích đất nông nghiệp là 9.258,90 ha, chiếm 45,72% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm 5.789,62 ha chiếm 62,53% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Theo địa hình huyện Thạch Thất có thể chia làm 2 vùng sản xuất chính: Vùng 1 và vùng 2, cụ thể:

* Vùng 1: Vùng đồng bằng

Gồm 11 xã: Đại Đồng, Phú Kim, Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải, Thạch Xá, Chàng Sơn, Hữu Bằng, Bình Phú, Phùng Xá và thị trấn Liên Quan. Vùng này có diện tích đất nông nghiệp là 3.285,57 ha, chiếm 35,49% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.

Đây là vùng đất phù sa tương đối màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong tương lai tập trung đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, chú trọng vào phát triển cây lúa, cây lạc, đậu tương, rau màu, đậu đỗ, hoa, đưa năng suất cây trồng tăng cao nhằm ổn định lương thực chung cho toàn huyện. Về chăn nuôi, phát triển mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm và bò thịt.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 59

lúa – màu, LUT lúa – cá, LUT chuyên rau màu, LUT cây ăn quả và LUT nuôi trồng thủy sản. Trong đó LUT chuyên lúa có diện tích lớn nhất với 1493,53 ha, bao gồm hai kiểu sử dụng đất là 1 vụ lúa (Lúa Xuân) với diện tích 15,30 ha và kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa: Lúa Xuân – Lúa Mùa với diện tích 1478,23 hạ

LUT lúa – màu với 1135,55 ha bao gồm 6 kiểu sử dụng đất chính, trong đó kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – đậu tương đông có diện tích lớn nhất là 755,70 ha, kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – rau vụ đông là 151,80 hạ Bên cạnh đó, một số kiểu sử dụng đất mới được bà con áp dụng như: lúa xuân – ngô – rau, lạc xuân – lúa mùa – ngô đông, ngô – lúa mùa – rau đông.

LUT lúa - cá được phân bố chủ yếu ở những vùng chân trũng với diện tích là 210 hạ LUT nuôi trồng thủy sản với diện tích 144,60 ha chủ yếu là nuôi các loại cá thịt như cá trôi, cá trắm, cá mè..v.v. LUT cây ăn quả có diện tích khoảng 44 ha chủ yếu trồng một số cây như cam, chanh, quýt ...

LUT chuyên rau màu với diện tích 297 ha, đây là loại hình sử dụng đất có tiềm năng mở rộng diện tích, đáp ứng nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm của người dân thủ đô.

* Vùng 2: Vùng đồi gò

Gồm 12 xã: Cẩm Yên, Lại Thượng, Kim Quan, Cần Kiệm, Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa, Tiến Xuân, Yên Trung và Yên Bình. Vùng này có diện tích đất nông nghiệp là 5.973,33 ha, chiếm 64,54 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.

Đây là vùng đất có tầng đất canh tác thấp, do đó vùng này chỉ phù hợp cho việc sản xuất cây lương thực trên diện tích đất bằng, trồng sắn, trồng lạc, cây ăn quả trên diện tích đồi gò, phát triển chăn nuôi trâu bò, lợn, gia cầm chăn nuôi theo hình thức trang trạị

Vùng 2 có 8 loại hình sử dụng đất chính: LUT chuyên lúa, LUT lúa – màu, LUT lúa – cá, LUT chuyên rau màu, LUT chuyên trồng hoa, đồi gò và rừng keo, bạch đàn. Trong đó LUT chuyên lúa có diện tích lớn nhất với

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 60

1546,60 ha, bao gồm hai kiểu sử dụng đất là 1 vụ lúa (lúa xuân) 16,60 ha và kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa 1530 hạ

Bảng 4.4: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất năm 2010

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích

(ha)

Vùng 1

1. Lúa Xuân 15,30

1. Chuyên lúa

2. Lúa Xuân – Lúa mùa 1.478,23

3. Lúa Xuân – Lúa mùa – Đậu tương đông 755,70 4. Lúa Xuân – Lúa Mùa – Khoai lang đông 97,45 5. Lúa Xuân – Lúa Mùa – Rau vụ đông 151,80

6. Lúa Xuân – Ngô – Rau 33,60

7. Lạc Xuân – Lúa Mùa – Ngô Đông 57,93

2. Lúa - Màu

8. Ngô Xuân – Lúa Mùa – Rau đông 39,07

3. Lúa – Cá 9. Lúa - Cá 210,00

4. Chuyên rau màu 10. Chuyên rau màu 297,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Cây ăn quả 11. Cây ăn quả 44,00

6. Nuôi trồng thủy sản 12. Chuyên cá 144,60

Vùng 2

1. Lúa Xuân 16,60

1. Chuyên lúa

2. Lúa Xuân – Lúa mùa 1.530,00

3. Lúa Xuân – Lúa mùa – Đậu tương đông 54,80 4. Lúa Xuân – Lúa Mùa – Rau vụ đông 102,50

5. Lạc Xuân – Lúa Mùa – Rau đông 78,13

2. Lúa - Màu

6. Lạc Xuân – Lúa mùa 45,00

3. Lúa – Cá 7. Lúa - Cá 149,66

8. Chuyên lạc 106,00

4. Chuyên rau màu

9. Chuyên rau màu 339,3

5. Chuyên trồng hoa 10. Chuyên trồng hoa 28,15

11. Cây ăn quả 244,00

6. Cây lâu năm

12. Cây chè 282,00

7. Đồi gò 13. Sắn 415,00

8. Rừng các loại 14. Keo, bạch đàn 2.417,60

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 61

LUT lúa – màu với 280,43 ha bao gồm 4 kiểu sử dụng đất, trong đó kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – rau đông có diện tích lớn nhất là 102,5 hạ Bên cạnh đó người dân còn áp dụng một số kiểu sử dụng đất mới như: kiểu sử dụng đất lạc xuân – lúa mùa – rau đông, lạc xuân – lúa mùạ

LUT lúa - cá được phân bố chủ yếu trên chân đất trũng với diện tích là 149,66 hạ LUT cây lâu năm với 2 kiểu sử dụng đất là trồng cây ăn quả và trồng chè với diện tích 282 hạ

LUT chuyên rau màu với diện tích 445,3 ha, đây là loại hình sử dụng đất có tiềm năng mở rộng diện tích đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân thủ đô gồm 2 kiểu sử dụng đất chính là chuyên trồng lạc với 106 ha và chuyên trồng rau màu khác 339,3 hạ

Ngoài ra, ở khu vực thuộc xã Yên Bình một phần diện tích đất nông nghiệp đang được trồng hoa (28,15 ha), mang lại thu nhập cho người dân.Bên cạnh đó còn diện tích rất lớn trồng keo, bạch đàn khoảng 2417,60 hạ Diện tích này phân bố trên vùng đồi không thích hợp cho trồng cây hàng năm.

Mô tả loại hình sử dụng đất chính của huyện Thạch Thất

* Đối với loại hình sử dụng đất (LUT) hai lúa:

Đây là loại hình sử dụng đất chiếm diện tích lớn trên địa bàn huyện (3008,23 ha), với loại hình sử dụng đất này người dân thường trồng hai vụ lúa xuân và lúa mùạ Loại hình sử dụng đất này được áp dụng với những vùng có hệ thống tưới tiêu chủ động và có thời gian cho đất nghỉ trong vụ đông.

Để giúp cây lúa sinh trưởng tốt và năng suất cao, trung bình mỗi sào lúa trong một vụ người dân bón 3kg đạm urê, 15kg phân lân Lâm Thao và NPK, 3 kg phân kali và 300kg phân hữu cơ. Trong một vụ lúa thường phun thuốc trừ sâu 3 – 4 lần.

* Đối với LUT 2 lúa – 1 màu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình này được phân bố trên địa hình cao, có khả năng sản xuất vào vụ đông. Cây màu luân canh theo mô hình này hầu hết là rau màu thực

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 62

phẩm và tương đối đa dạng: ngô, đậu tương, cà chua, dưa chuột …Đối với mô hình này, việc giải quyết ngày công lao động nhàn rỗi khá hữu hiệu do đây là kiểu sử dụng đất đai đòi hỏi công lao động khá lớn, tổng ngày công lao động: 768 công/ha/năm. Theo kết quả điều tra cho thấy tổng chi phí đầu tư khá cao cho loại hình này là 36,33 triệu đồng. Sản phẩm từ mô hình này có lợi thế cạnh tranh trên thị trường (do vụ màu được bố trí linh hoạt hơn), đồng thời tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hóa cho địa phương.

* Đối với LUT chuyên rau màu:

Cây màu trong vùng phân bố trên những vùng đất cao không bị ngập, chủ động được nguồn nước tướị Cây màu trong vùng bao gồm nhiều chủng loại như ngô, đậu tương, đậu đỗ, rau, dưa, hành... Sản phẩm từ mô hình này có thể tiêu thụ ngay tại địa phương và các vùng phụ cận (dưa, rau, hành...), hay cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến như ngô, đậu tương.

Trồng màu đòi hỏi tốn nhiều công chăm sóc, vốn đầu tư lớn, nhưng lợi nhuận caọ Trung bình đối với một sào màu/vụ người dân thường bón 3 kg đạm urê, 15kg phân lân Lâm Thao và NPK, 300kg phân hữu cơ. Thuốc trừ sâu được sử dụng đối với một sào màu/vụ từ 3 đến 4 bình.

Với các khu vực chuyên trồng rau thì loại cây được trồng đáp ứng nhu cầu của nhân dân theo mùa trong năm. Vụ đông – xuân thì trồng rau các loại như su hào, cải bắp, cà chua, đậu cove vụ hè - thu thì trồng các loại rau cải, đậu đũạ Phân bón sử dụng là: phân chuồng (500kg/sào) thường sử dụng tro bếp, phân gà đã được ủ hoai mục, phân hóa học thường dùng phân lân Lâm Thao (15 kg/ sào), thường trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày người dân sẽ ngừng sử dụng phân đạm để giảm sự tích lũy nitơrat trong sản phẩm. Thuốc BVTV thường sử dụng thuốc trừ sâu sinh học (Catex) và một số thuốc trừ sâu hóa học khác như: Sygenta, Angun (trừ sâu xanh), Ammate (trừ sâu tơ), Profast (trừ sâu xám), Dosay (trừ bệnh sương mai). Liều lượng phun 2 -3

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 63

lần/ vụ tùy vào tình hình sâu bệnh.Trong xu thế phát triển hiện nay, nhu cầu dùng rau sạch là rất lớn. Do đó hướng phát triển là trồng rau sạch.

* Đối với LUT cây ăn quả:

Hiện tại vườn cây ăn quả của vùng chưa phát triển, phần lớn đang ở giai đoạn đầu tư ban đầu, cho thu hoạch một phần, các loại cây trồng chủ yếu như xoài, vải và hiện nay đang triển khai mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tại hai xã là Kim Quan và Bình Yên.

Trước hết, người nông dân cần chọn giống sạch bệnh để hạn chế rủi ro; thành lập hội làm vườn để có thể hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm.

Về phía chính quyền địa phương. Cần thành lập các trại cung cấp cây giống đảm bảo chất lượng để cung cấp giống sạch bệnh cho người dân, cử cán bộ khuyến nông xuống phổ biến kỹ thuật cho người nông dân.

* Đối với LUT chuyên trồng hoa:

Mô hình trồng hoa chất lượng cao đang được triển khai tại xã Yên Bình với diện tích đầu tư dự kiến là 30 hạ Các loại hoa được trồng chủ yếu là hoa hồng và hoa cúc. Hiện mô hình này mới được triển khai đang nhận được nhiều sự đầu tư và theo dõi từ chính quyền địa phương.

* Đối với LUT chuyên trồng sắn:

Cây sắn là cây trồng chủ yếu tại các vùng đất đồi gò thuộc các xã Bình Yên, Tân Xã. Những vùng đất này thường có độ dốc, khô hạn, đất nghèo dinh dưỡng không thích hợp cho cây trồng khác ngoài sắn. Mặt khác trong quá trình canh tác, bà con thường ít đầu tư phân bón, chỉ bón lượng rất ít phân tổng hợp NPK vào thời điểm bắt đầu trồng sắn và phân đạm khi vun gốc, phân hữu cơ hầu như không được bón. Chính quá trình canh tác liên tục từ năm này sang năm khác như vậy, ở địa hình dễ bị rửa trôi các chất dinh dưỡng, các cation kiềm và kiềm thổ lại không có biện pháp canh tác hợp lý đã làm cho đất ở đây ngày càng bị chua và nghèo kiệt dinh dưỡng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 64

* Đối với LUT nuôi trồng thủy sản:

Loại hình nuôi trồng thủy sản chủ yếu là diện tích các ao hồ nằm rải rác trên địa bàn. Nó kết hợp được cả nuôi trồng thủy sản (cá rô phi,cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép...) với cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Ở Thạch Thất có hình thức nuôi chủ yếu là nuôi quảng canh thức ăn tự nhiên sử dụng chủ yếu là (các loại thực vật phù du, cỏ, v.v.), trong quá trình nuôi có sử dụng phân lân và vôi bón vào ao, đầm nuôị

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 67 - 73)