Các biện pháp nhằm cải tạo và nâng cao chất lượng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 97 - 99)

- Điều kiện tự nhiên.

11 Cây ăn quả Kim Quan 0, 0,15 3, 0,47 10,

4.5.1. Các biện pháp nhằm cải tạo và nâng cao chất lượng đất

a) Về dinh dưỡng trong đất

Có thể nhận thấy rằng đất nông nghiệp của huyện Thạch Thất có hàm lượng dinh dưỡng tổng số trong đất đều ở mức trung bình đến cao, nhưng hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu lại ở mức thấp (trừ hàm lượng lân dễ tiêu). Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp để duy trì được lượng dinh dưỡng tổng số trong đất đồng thời tăng cường dinh dưỡng dễ tiêu, là dinh dưỡng mà cây trồng trực tiếp sử dụng.

* Tăng cường hàm lượng OC cho đất

Biện pháp sinh vật giữ vai trò quan trọng

Cần bổ sung phân bón hữu cơ để tăng hàm lượng mùn trong đất. OC có thể cung cấp bổ sung cho đất theo nhiều cách khác nhau như: có thể bón phân hữu cơ cho đất như phân chuồng, phân xanh, phân bắc, phân gia cầm, bùn ao, hoặc sau mỗi vụ thu hoạch có thể vùi trực tiếp xác tàn dư thực vật trong quá trình làm đất để bổ sung OC cho đất.

Biện pháp canh tác

Ngoài biện pháp bón phân và vùi xác thực vật trong đất chúng ta cần chú ý tới biện pháp canh tác để nâng cao hàm lượng mùn. Cần thực hiện biện pháp cày bừa, tưới tiêu hợp lý, xới xáo đất hợp lý … và kịp thời để đất luôn có độ ẩm thích hợp nhất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 89

Ở tất cả các LUT nghiên cứu nitơ dễ tiêu đều có giá trị từ thấp đến trung bình nên việc bổ sung thêm dinh dưỡng nitơ cho đất là rất cần thiết. Đặc biệt đối với các cây trồng trong thời kỳ đầu sinh trưởng và phát triển.

Việc cung cấp thêm nitơ cho đất đơn giản chỉ là bón các loại phân có chứa hàm lượng nitơ cao vào trong đất. Phân có thể là phân hữu cơ hoặc phân vô cơ. Tuy nhiên nitơ có chứa trong phân hữu cơ lại rất khó sử dụng phải trải qua quá trình phân hủy lâu dài cây trồng mới có thể sử dụng được do vậy phương pháp tối ưu nhất vẫn là bón phân vô cơ cho đất. Các loại phân vô cơ có thể sử dụng bón cho đất bao gồm: Urê, NH4Cl, (NH4)2SO4,…

* Tăng cường hàm lượng kali cho đất

Cần phải tăng cường lượng phân kali dễ tiêu vừa tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, vừa góp phần cải thiện hàm lượng kali trong đất. Có nhiều cách để làm tăng hàm lượng kali cho đất nhưng biện pháp đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất vẫn là việc bón phân hóa học có thành phân kali cao cho đất. Các loại phân hóa học có thể sử dụng để làm tăng hàm lượng kali cho đất có thể liệt kê bao gồm: KCl, K2SO4, NPK, …

Ngoài ra chúng có thể bổ sung thêm phân hữu cơ có hàm lượng kali cao cho đất. Bón thêm tro bếp để tăng hàm lượng hữu cơ cho đất.

Kali là nguyên tố rất dễ dàng bị rửa trôi, vì vậy ngoài việc cung cấp kali cho đất chúng ta cần chú ý tới việc bảo toàn hàm lượng kali cho đất. Hoặc chú ý không nên bổ sung quá nhiều kali cho đất tránh hiện tượng cây trồng không sử dụng hết gây lãng phí.

b) Giảm sự tích lũy hàm lượng kim loại nặng trong đất

Hiện tại các mẫu nghiên cứu đều chưa bị ô nhiễm kim loại nặng so với quy chuẩn, tuy nhiên trong tất cả các mẫu nghiên cứu đều có đồng, chì, kẽm đó là dấu hiệu tích lũy kim loại nặng trong đất. Cần áp dụng biện pháp quản lý để giảm lượng tích lũy kim loại nặng trong đất như: kiểm soát phân bón không bón các phân có hàm lượng các kim loại nặng, không sử dụng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 90

HCBVTV có hàm lượng kim loại nặng (nhất là đồng) và kiểm soát chất lượng nước sử dụng tưới cho nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)