Đánh giá chất lượng nước mặt của một số loại hình sử dụng đất chính huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 89 - 97)

- Điều kiện tự nhiên.

4.4.2.Đánh giá chất lượng nước mặt của một số loại hình sử dụng đất chính huyện Thạch Thất

11 Cây ăn quả Kim Quan 0, 0,15 3, 0,47 10,

4.4.2.Đánh giá chất lượng nước mặt của một số loại hình sử dụng đất chính huyện Thạch Thất

dưỡng dễ tiêu lại thấp, thậm chí là nghèo dinh dưỡng dễ tiêụ Một phần dinh dưỡng khi bón vào đất đã bị keo đất giữ lại khiến cây trồng không thể sử dụng được. Vì vậy cần có biện pháp cải thiện kết cấu đất để cải thiện dung tích trao đổi cation của đất.

* Về hàm lượng kim loại nặng trong đất

Đất ở đây chưa bị ô nhiêm kẽm (Zn) và Cadimi (Cd) nhưng đã có một số mẫu xấp xỉ tới ngưỡng ô nhiễm đồng (Cu). Hàm lượng đồng trong đất dao động từ 13,55 – 46,56 mg/kg đất, hàm lượng chì dao động từ 12,58 – 40,89 mg/kg đất, hàm lượng kẽm dao động từ 22,02 – 91,53 mg/kg đất.

Trong tất cả các mẫu phân tích đều có hàm lượng kim loại nặng đây chính là dấu hiệu của sự tích lũy kim loại nặng trong đất nông nghiệp huyện Thạch Thất. Cần có biện pháp áp dụng để hạn chế sự tích lũy kim loại nặng cho đất nông nghiệp ở đâỵ

4.4.2. Đánh giá chất lượng nước mặt của một số loại hình sử dụng đất chính huyện Thạch Thất huyện Thạch Thất

Chất lượng nước mặt cũng là yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất khi ta sử dụng nước tưới cho cây như vậy đã cung cấp thêm cho đất một số các chất dinh dưỡng cần thiết đồng thời cả các chất không có lợi có trong nước vào đất.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, sự phân bố của các loại hình sử dụng đất, 14 điểm thuộc các loại hình sử dụng đất chính được lựa chọn để tiến hành lấy mẫu phân tích vào hai thời điểm tháng 7/ 2011 và tháng 12/ 2011. Kết quả được trình bày dưới đây là giá trị trung bình của kết quả phân tích

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 81

trong hai lần lấy mẫụ Trong đó các mẫu nước mặt được chia thành ba nhóm đối tượng: nhóm 1 là các mẫu nước tầng mặt được lấy từ kênh dẫn nước tưới cho các LUT chuyên lúa, lúa – màu, chuyên rau màu, nhóm 2 gồm các mẫu nước được lấy từ các ao, hồ chứa tự nhiên dùng để tưới cho LUT cây ăn quả, chuyên trồng hoa, nhóm 3 là các mẫu nước được lấy từ các ao nuôi cá của người dân.

a) Đánh giá chất lượng nước trên kênh dẫn nước của huyện Thạch Thất

Kết quả phân tích chất lượng nước trên các kênh dẫn nước được thể hiện trong bảng 4.8

Từ số liệu của bảng 4.8 cho thấy, nước mặt trên các kênh dẫn của huyện Thạch Thất có một số chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép; Cụ thể hàm lượng amoni vượt ngưỡng cho phép của QCVN 08/ cột B1 từ 6,22 – 11,86 lần, 6/6 mẫu đều có hàm lượng amoni vượt ngưỡng cho phép. Hàm lượng PO43- của M5, M6 cũng vượt ngưỡng cho phép là 3,33 và 2,93 lần. Đây chính là dấu hiệu của ô nhiễm hợp chất hữu cơ.

Ngoài ra nước mặt của các kênh dẫn ở đây cũng có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, tất cả các mẫu đều có hàm lượng kim loại nặng. Nếu so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08/ cột B1 thì tất cả các mẫu được lấy đều có hàm lượng Pb vượt ngưỡng cho phép. Nhưng so với tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thủy lợi TCVN 6773: 2000 thì hàm lượng Pb trong các mẫu vẫn nằm dưới ngưỡng cho phép.

Nếu đánh giá riêng số liệu phân tích của từng mẫu so với ngưỡng cho phép thì thì M5, M6 có 2/10 chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn. M1, M2, M3, M4 có 1/10 chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 82

Bảng 4.8 Kết quả phân tích nước mặt trên các kênh mương dẫn nước của huyện Thạch Thất

LUT chuyên lúa

LUT lúa - lúa - màu LUT chuyên rau màu TT Chỉ tiêu Đơn vị M1 M2 M3 M4 M5 M6 TCVN 6773: 2000 QCVN 08: 2008/ BTNMT/B1 1 pH - 5,93 6,52 6,41 6,74 6,32 6,22 5,5 – 8,5 5,5 – 9,0 2 DO mg/l 5,97 5,24 5,39 5,53 5,95 5,39 - ≥ 4 3 BOD5 mg/l 7,30 4,24 5,54 5,61 6,74 5,21 - ≤ 15 4 COD mg/l 25,55 14,85 19,38 19,64 23,6 18,22 - ≤ 30 5 NH4+* mg/l 4,61 4,50 4,41 2,42 3,27 3,23 - ≤ 0,5 6 NO3-* mg/l 0,53 0,40 0,39 0,34 0,71 2,73 - ≤ 10 7 PO43-* mg/l 0,13 0,13 0,23 0,08 1,00 0,88 - ≤ 0,3 8 K+ g/l 0,09 0,35 0,34 0,14 0,06 0,23 - - 9 Na+ g/l 0,11 0,25 0,08 0,11 0,10 0,16 - - 10 Ca2+ g/l 0,05 0,06 0,02 0,04 0,05 0,04 - - 11 Mg2+ g/l 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 - - 12 SAR - 5,17 10,07 7,52 6,20 4,7 9,02 ≤ 18 - 13 Cu mg/l 0,14 0,01 0,12 0,13 0,18 0,15 - ≤ 0,5 14 Pb mg/l 0,06 0,10 0,06 0,07 0,08 0,06 ≤ 0,1 ≤ 0,05 15 Zn mg/l 0,09 0,14 0,09 0,09 0,11 0,19 < 1 ≤ 1,5 Đánh giá

- TCVN 6773 – 2000. Tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợi

- QCVN 08: 2008/BTNMT/B1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất chất lượng nước mặt. Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợị

- (-) Tiêu chuẩn không quy định cụ thể.

- NH4+* tính theo N. NO3-* tính theo N. PO43-* tính theo P.

Với các chỉ tiêu còn lại thì giá trị của pH, DO, BOD5, COD, SAR, Cu, Zn của tất cả các mẫu đều nằm dưới ngưỡng quy định trong QCVN 08/ cột B1 và TCVN 6773: 2000.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 83

Từ những so sánh trên có thể nhận thấy chất lượng nước mặt của các mẫu nước trên các kênh dẫn đã có dấu hiệu ô nhiễm hợp chất hữu cơ và ô nhiễm kim loại nặng nhưng đều ở mức nhẹ, với mẫu nước trên kênh dẫn phục vụ tưới cho LUT lúa – màu, LUT chuyên rau màu có dấu hiệu ô nhiễm cao hơn. Với các mẫu M1, M2, M3, M4, M5 vẫn có thể sử dụng làm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu, riêng với M6 cần đánh giá một số chỉ tiêu khác theo tiêu chuẩn nước dùng cho trồng rau mới có thể kết luận tiếp tục sử dụng được cho sản xuất rau hay không.

b) Đánh giá chất lượng nước mặt trong các hồ chứa tự nhiên

Nồng độ của các chỉ tiêu chất lượng nước mặt trong các hồ chứa tự nhiên trên địa bàn huyện Thạch Thất được thể hiện ở bảng 4.9

Qua số liệu trong bảng 4.9 ta có một số nhận xét như saụ Chỉ số pH trong nước mặt của các hồ chứa tự nhiên dao động trong khoảng từ 6,35 – 6,54 tức là ở mức chua nhẹ đến trung tính. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) dao động từ 5,13 – 5,41mg/l; chỉ số BOD5 dao động từ 5,66 – 7,59 mg/l; COD trong khoảng từ 19,82 – 26,55 mg/l; chỉ số NH4+, NO3- và PO43- trong khoảng tương ứng 3,20 – 3,99 mg/l; 3,51 – 11,22 mg/l; 0,12 – 0,18 mg/l.

So sánh với cột QCVN 08/cột B1 (Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt dùng cho thủy lợi), nước mặt trong các ao, hồ chứa tự nhiên trên địa bàn huyện Thạch Thất đều có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ. Chỉ tiêu NH4+ của 4/4 mẫu đều vượt ngưỡng cho phép.

Trong tất cả các mẫu nghiên cứu đều có các kim loại nặng Cu, Pb, Zn. Hàm lượng Pb của 4/4 mẫu đều vượt ngưỡng so với tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợi QCVN 08/ cột B1, nhưng so với TCVN 6773: 2000 thì hàm lượng Pb ở mức xấp xỉ của ngưỡng cho phép. Như vậy nước trong các ao, hồ chứa tự nhiên ở đây đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ và ô nhiễm kim loại nặng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.9. Kết quả phân tích nước mặt trong các hồ chứa tự nhiên trên địa bàn huyện Thạch Thất

LUT cây cây

ăn quả

LUT chuyên trồng hoa

TT Chỉ tiêu Đơn vị M7 M8 M9 M10 TCVN 6773: 2000 QCVN 08: 2008/ BTNMT/B1 1 pH - 6,54 6,37 6,35 6,37 5,5 – 8,5 5,5 – 9,0 2 DO mg/l 5,41 5,4 5,13 5,4 - ≥ 4 3 BOD5 mg/l 5,66 7,59 6,74 7,59 - ≤ 15 4 COD mg/l 19,82 26,55 23,59 26,55 - ≤ 30 5 NH4+* mg/l 2,49 3,10 3,05 3,10 - ≤ 0,5 6 NO3-* mg/l 1,36 0,79 2,53 0,79 - ≤ 10 7 PO43-* mg/l 0,18 0,18 0,12 0,18 - ≤ 0,3 8 K+ g/l 0,28 0,31 0,11 0,31 - - 9 Na+ g/l 0,09 0,09 0,11 0,09 - - 10 Ca2+ g/l 0,02 0,05 0,02 0,05 - - 11 Mg2+ g/l 0,00 0,01 0,00 0,01 - - 12 SAR - 12,69 4,23 15,51 4,23 ≤ 18 - 13 Cu mg/l 0,14 0,09 0,20 0,09 - ≤ 0,5 14 Pb mg/l 0,09 0,09 0,06 0,09 ≤ 0,1 ≤ 0,05 15 Zn mg/l 0,08 0,07 0,09 0,07 < 1 ≤ 1,5 Đánh giá

- TCVN 6773 – 2000. Tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợi

- QCVN 08: 2008/BTNMT/B1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất chất lượng nước mặt. Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợị

- (-) Tiêu chuẩn không quy định cụ thể.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 85

Đánh giá chung cả 4 mẫu M7, M8, M9, M10 đều có 2/10 chỉ tiêu không đạt so với tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợị Vẫn có thể tiếp tục dùng nước trong các ao, hồ chứa tự nhiên này làm nước tưới tuy nhiên cần chú ý các vấn đề ô nhiễm chất hữu cơ và ô nhiễm kim loại nặng.

c) Đánh giá chất lượng nước mặt trong các ao nuôi cá

Bảng 4.10. Kết quả phân tích nước mặt trong các ao nuôi cá trên địa bàn huyện Thạch Thất Mẫu LUT NTTS TT Chỉ tiêu Đơn vị M11 M12 M13 M14 TCVN 6773: 2000 QCVN 08: 2008/ BTNMT/A2 1 pH - 6,78 6,27 6,17 6,37 5,5 – 8,5 6 – 8,5 2 DO mg/l 5,05 5,25 5,36 5,21 - ≥ 5 3 BOD5 mg/l 6,02 5,54 6,39 5,50 - ≤ 6 4 COD mg/l 21,06 19,40 22,35 19,25 - ≤ 15 5 NH4+* mg/l 3,11 2,77 3,06 4,68 - ≤ 0,2 6 NO3-* mg/l 0,33 0,32 1,07 0,83 - ≤ 5 7 PO43-* mg/l 0,10 0,10 1,01 0,11 - ≤ 0,3 8 K+ g/l 0,12 0,05 0,26 0,20 - - 9 Na+ g/l 0,07 0,04 0,21 0,20 - - 10 Ca2+ g/l 0,07 0,01 0,05 0,04 - - 11 Mg2+ g/l 0,01 0,00 0,01 0,01 - - 12 SAR - 2,47 11,28 9,87 11,28 ≤ 18 - 13 Cu mg/l 0,17 0,13 0,13 0,28 - ≤ 0,2 14 Pb mg/l 0,06 0,11 0,06 0,17 ≤ 0,1 ≤ 0,02 15 Zn mg/l 0,07 0,08 0,07 0,08 <1 ≤ 1,0 Đánh giá

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 86

- QCVN 08: 2008/BTNMT/A2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất chất lượng nước mặt. Cột A2: Dùng cho mục nuôi trồng thủy sản.

- (-) Tiêu chuẩn không quy định cụ thể.

- NH4+* tính theo N. NO3-* tính theo N. PO43-* tính theo P.

Để đánh giá chất lượng nước mặt dùng cho các ao nuôi cá ta so sánh các chỉ tiêu chất lượng nước với QCVN 08/ cột A2 (Bảng 4.10). Theo đó giá trị pH, hàm lượng DO và Zn của tất cả các mẫu là nằm trong ngưỡng cho phép của chất lượng nước dùng cho thủy sản. Tuy nhiên M11 và M13 có hàm lượng BOD5 vượt quá ngưỡng lần lượt là 1,003 và 1,065 lần. Tất cả các mẫu nước trong các ao nuôi cá đều có hàm lượng COD và NH4+ của cao hơn so với QCVN 08/ cột A2 lần lượt từ 1,28 – 1,49 lần và 13,85 – 23,4 lần.

Hàm lượng một số kim loại nặng trong các ao nuôi cũng đều không đảm bảo chất lượng so với QCVN 08/ cột A2. Hàm lượng Cu của M14 vượt 1,4 lần so với ngưỡng cho phép. Hàm lượng Pb trong các mẫu đều vượt quá QCVN 08/ cột A2 từ 3 – 8,5 lần.

Từ những so sánh trên, có thể thấy chất lượng nước mặt trong các ao nuôi cá trên địa bàn huyện Thạch Thất hiện tại không được tốt, khi mà trong 4 mẫu phân tích có tới 2 mẫu có 4/10 chỉ tiêu chất lượng không thỏa mãn QCVN 08/ cột A2. Riêng mẫu M13 có tới 5/10 chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn.

Tuy nhiên nếu so sánh với TCVN 6773: 2000 và QCVN 08/ cột B1 thì vẫn có thể sử dụng nước trong các ao nuôi cá trong khu vực làm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cần chú ý tới vấn đề ô nhiễm chất hữu cơ và ô nhiễm kim loại nặng trong nước.

g) Chất lượng nước ngầm

Đối chiếu số liệu phân tích ở bảng 4.11 với quy chuẩn chất lượng nước mặt dùng cho các mục đích khác (QCVN 08 : 2008/BTNMT /cột B1)và tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợi (TCVN 6773: 2000) ta thấy: có thể sử dụng nước giếng khoan tại xã Dị Nậu làm nước tưới phục vụ cho sản xuất nông

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 87

nghiệp, cụ thể cho loại hình sử dụng đất chuyên rau màu để phát triển theo hướng sản xuất rau an toàn.

Bảng 4.11. Chất lượng nước ngầm Mẫu

TT Chỉ tiêu Đơn vị Dị Nậu

1 Dị Nậu 2 TCVN 6773: 2000 QCVN 08: 2008/ BTNMT/B1 1 pH - 6,39 6,56 5,5 – 8,5 5,5 – 9,0 2 DO mg/l 6,05 5,84 - ≥ 4 3 BOD5 mg/l 8,50 5,67 - ≤ 15 4 COD mg/l 24,00 22,67 - ≤ 30 5 NH4+* mg/l 0,35 1,17 - ≤ 0,5 6 NO3-* mg/l 0,57 0,02 - ≤ 10 7 PO43-* mg/l 0,50 0,48 - ≤ 0,3 8 K+ g/l 0,01 0,01 - - 9 Na+ g/l 0,01 0,01 - - 10 Ca2+ g/l 0,01 0,02 - - 11 Mg2+ g/l 0 0 - - 12 SAR - 2,82 1,41 ≤ 18 - 13 Cu mg/l 0,14 0,13 - ≤ 0,5 14 Pb mg/l 0,01 0,01 ≤ 0,1 ≤ 0,05 15 Zn mg/l 0 0,02 < 1 ≤ 1,5 Đánh giá Đạt Đạt

- TCVN 6773 – 2000. Tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợi

- QCVN 08: 2008/BTNMT/B1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất chất lượng nước mặt. Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 88 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- (-) Tiêu chuẩn không quy định cụ thể.

- Dị Nậu 1, Dị Nậu 2: Mẫu nước giếng khoan tại xã Dị Nậụ - NH4+* tính theo N. NO3-* tính theo N. PO43-* tính theo P.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 89 - 97)