Ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

Trong canh tác nông nghiệp con người đã áp dụng các mô hình sử dụng đất nông nghiệp khác nhau (mô hình lúa – lúa, lúa – màu – lúa, lúa – tôm, chuyên canh cây màu, chuyên canh cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản …) nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó là vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đặc biệt là chất lượng đất và nước trên vùng đất canh tác.

Trong đề tài NCKH “Đánh giá tính bền vững của mô hình Lúa – Tôm ở xã Phú Nhuận – Thoại Sơn – An Giang” của trường Đại học An Giang cho biết sự khác biệt về chất lượng đất giữa 2 mô hình sử dụng đất nông nghiệp lúa – lúa và lúa – tôm như sau:

Độ xốp của đất: Giữa 2 mô hình có sự chênh lệch về độ xốp, ở mô hình lúa– lúa có độ xốp cao hơn so với mô hình lúa – tôm, sở dĩ như vậy là do mô hình lúa – tôm để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm người dân đã tiến hành cải tạo nền đáy bằng cách nạo vét hết tầng mặt của đất mà tầng này lại chứa nhiều chất hữu cơ nên đã làm cho đất ở tầng canh tác có độ xốp thấp hơn so với tầng canh tác của mô hình lúa – lúạ Vấn đề này cũng có thể làm hạn chế sự phát triển của bộ rễ lúa làm cho cây lúa phát triển kém hơn (Carter và cs, 1997) [24].

Bảng 2.8. Độ xốp của đất ở tầng canh tác trong 2 mô hình lúa – lúa và lúa – tôm

Đv: % thể tích đất

Mô hình canh tác Mẫu đất

Lúa - Lúa Lúa - Tôm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36

Chất dinh dưỡng của đất: Sau một chu kỳ canh tác, các chỉ tiêu hoá học đất trong mô hình Lúa – Lúa đều giảm, trong khi đó ở mô hình Lúa – Tôm đều có xu hướng tăng lên (thể hiện ở bảng 2.9). Luân canh Lúa – Tôm cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sâu bệnh và cỏ dại tốt hơn so với mô hình độc canh 2 vụ lúa (Carter và cs, 1997) [24].

Bảng 2.9. Kết quả một số chỉ tiêu hoá học đất ở 2 mô hình sử dụng đất Các chỉ tiêu phân tích hình Đợt lấy mẫu pHH2O pHKCl % CHC % N % P2O5

Ca_trao đổi meq/100g) 1 5,10 4,37 6,12 0,31 0,02 6,40 2 4,63 4,15 8,02 0,47 0,01 6,25 Lúa – Lúa 4 4,97 3,95 7,04 0,30 0,01 6,01 1 4,62 4,02 2,76 0,21 0,01 5,48 2 6,53 6,29 4,28 0,21 0,01 7,09 Lúa - Tôm 3 6,39 5,80 4,42 0,21 0,01 6,98

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 44 - 46)