Hiện trạng chất lượng nước mặt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 35 - 36)

Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt ở nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền của nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giớị Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng (Trần Thanh Xuân, 2004) [21].

Số liệu về chất lượng nước mặt Việt Nam còn rất ít. Tuy các kết quả thực nghiệm chưa được thực hiện nhiều nhưng cũng cho thấy mức độ ô nhiễm ở hạ lưu của một số con sông chính ngày càng tăng. Các kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước ở thượng lưu của hầu hết các con sông chính của Việt Nam còn khá tốt, trong khi mức độ ô nhiễm ở hạ lưu của các sông này ngày càng tăng do ảnh hưởng của các đô thị và các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm tại các sông tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ về các sông giảm. Xu thế cho thấy các giá trị đo được của hai thông số ô nhiễm cơ bản là hàm lượng BOD5 và amôni (NH4+) dao động khá nhiều và vượt mức tiêu chuẩn chất lượng nước loại A một vài lần. Tình trạng ô nhiễm còn trở nên trầm trọng hơn vào mùa khô khi mà các dòng chảy sông ngòi hạ thấp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003) [5].

Hàm lượng chất rắn lơ lửng tổng số đo được tại các sông hồ và hệ thống kênh rạch chính đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5 – 2,5 lần (Singh, 1985) [30]. Một số điểm cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng, coliform, hóa chất bảo vệ thực vật,... Tuy nhiên vấn đề này mới chỉ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 27

mang tính chất cục bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003) [5].

Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: Trong khu vực nội thành của các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, hệ thống các ao hồ, kênh rạch và các sông nhỏ là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, khu dân cư. Hiện nay hệ thống này đều ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép 5 – 10 lần (đối với tiêu chuẩn nguồn nước mặt loại B theo TCVN 5942 – 1995). Các hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng. Nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003) [5].

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 35 - 36)