Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 50 - 58)

- Điều kiện tự nhiên.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa, có tọa độ địa lý từ: 20o58’23” đến 21o06’10” vĩ độ bắc và 105o27’54” đến 105o38’22” kinh độ đông.

Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.

Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oaị

Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hoà Bình). Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tâỵ

b) Đặc điểm địa hình

Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và có các dạng địa hình chính:

+ Dạng địa hình đồng bằng: phân bố trên địa bàn 11 xã, tập trung bên bờ trái sông Tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng từ 3 đến 10 m so với mặt biển. Nền địa chất khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày trên 1m, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong ở tầng sâụ Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.

+ Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò: có trên địa bàn 9 xã, độ cao trung bình so với mặt biển từ 10 m đến hơn 15 m. Có nhiều đồi độc lập, thấp, thoải, độ dốc trung bình 3-8o, đã hình thành nhiều hồ thuỷ lợi nhỏ và vừa, tiêu biểu là hồ Tân Xã. Đất phát triển trên nền đá đã phong hoá nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20-50cm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 42

+ Dạng địa hình núi thấp: nằm trên địa bàn 3 xã phía tây là Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Trên địa bàn có một số núi cao (trên 900m), hình thành các dãy núi, đồị Nhìn chung địa hình xu hướng nghiêng từ bắc xuống nam, từ đông sang tâỵ Có những khu vực khá bằng, độ cao tuyệt đối dưới 100m tạo nên những vùng đồng ruộng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

c) Khí hậu, thời tiết

Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các đặc trưng khí hậu chính như sau:

- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4oC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,7oC (vào tháng 1). Tháng nóng nhất là tháng 5 có nhiệt độ trung bình trên 37,5oC. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.680 giờ, năm cao nhất 1.700 giờ, năm thấp nhất 1.460 giờ.

- Lượng mưa bình quân năm là 1.628 mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm saụ

- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

Tóm lại, khí hậu ở Thạch Thất có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Nền khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên hệ thống cây trồng phong phú, đa dạng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 43

d) Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện Thạch Thất gồm có 3 nhóm đất với 8 đơn vị đất là: đất phù sa không được bồi trung tính, ít chua, đất phù sa glây, đất lầy, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, đất đỏ vàng trên đá sét, đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

Bảng 4.1. Diện tích các loại đất huyện Thạch Thất

TT Tên đất Kí hiệu Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa không được bồi

trung tính, ít chua Pe 5307,34 29,59 2 Đất phù sa glây Pg 926,32 5,16 3 Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính Fk 171,23 0,95 4 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 3707,01 20,67 5 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 5550,73 30,95 6 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 2019,54 11,26 7 Đất lầy J 163,05 0,91 8 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 89,49 0,50 Tổng 17934,71 100

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Thạch Thất, TP Hà Nội)

- Nhóm đất phù sa gồm: Đất phù sa không được bồi trung tính, ít chua, đất phù sa glâỵ Nhóm này phần lớn phân bố ở địa hình vàn, vàn cao phản ứng của đất ở tầng mặt từ chua đến ít chua (pHKCl từ 4,1 đến 5,73). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số từ trung bình đến giàu, càng xuống các tầng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 44

dưới hàm lượng hữu cơ càng giảm. Lân tổng số từ trung bình đến khá, lân dễ tiêu nghèo đến khá, kali tổng số khá, nhưng kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Cation trao đổi Canxi và Magie trao đổi thấp. Dung tích trao đổi cation (CEC) trung bình.

Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng tùy thuộc vào cấp địa hình tương đốị

Đây là nhóm đất có độ phì nhiêu khá nên ưu tiên trồng lúa nước, các loại hoa màu và cây công ngiệp ngắn ngàỵ

- Nhóm đất đỏ vàng gồm: Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. Nhóm đất này thường có thành phần cơ giới là thịt trung bình đến thịt nặng, khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng trong đất khá, phản ứng của đất rất chua (pHKCl là 4,0). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng mặt khá, càng xuống sâu thì hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số từ trung bình đến giàu, lân dễ tiêu nghèo (< 5mg/100 gam đất). Kali tổng số và dễ tiêu đều nghèọ Lượng canxi và magie trao đổi thấp.

Đây là nhóm đất có độ phì thấp, phân bố ở địa hình ít dốc nên có thể trồng lúa nước; cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày: mía, xả, ngô, sắn ...hoặc cây ăn quả (nhãn, vải ...) và cây lâm nghiệp.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Thường có thành phần cơ

giới từ thịt nhẹ đến trung bình, phản ứng của đất chua (pHKCl là 4,0). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng mặt khá, càng xuống sâu thì hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo (< 5mg/100 gam đất). Kali tổng số và dễ tiêu đều nghèọ Lượng canxi và magie trao đổi thấp.

Loại đất này phù hợp cho canh tác lúa nước (2 vụ/ năm) ở những nơi chủ động nước tưới hoặc luân canh lúa – màụ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện năm 2010 là 20.250,85 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 9.259,90 ha chiếm 45,72%, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 524 m2/ngườị Diện tích đất phi nông nghiệp là 9.995,46 ha chiếm 49,36% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng 996,49 ha chiếm 4,92%.

e) Tài nguyên nước

- Nước mặt: nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi sông Tích, kênh dẫn nước Đồng Mô - Ngải Sơn, Phù Sạ Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ (trong đó có các hồ thuỷ lợi nhỏ và vừa) rồi cung cấp nước tưới cho đồng ruộng. Nước sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi, giếng khoan, hệ thống cấp nước tập trung.

Các xã vùng núi (Tiến Xuân, Yên Trung và Yên Bình) nguồn nước mặt là từ các suối nhỏ, nhìn chung độ dốc lớn, dòng chảy khá mạnh, đặc biệt là vào mùa mưạ Sản xuất và sinh hoạt của nhân dân chủ yếu lấy từ nguồn nước nàỵ Khu vực thung lũng bằng có một số công trình thủy lợi nhỏ (hồ xóm Nhòn, hồ suối Ngọc ở xã Tiến Xuân), các hồ ao nhỏ nằm rải rác. Nhiều suối nhỏ bắt nguồn từ hợp thủy, khe suối trên núi chảy qua các cánh đồng là nguồn cung cấp nước cho cánh đồng.

- Nước ngầm: Vùng gò đồi có mực nước ngầm khá nông, kết quả khoan thăm dò ở Hoà Lạc thấy nước ngầm ở độ sâu 70-80m, lượng nước tuy không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng có mực nước ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, nhiều giếng có nước ở độ sâu 5 m.

Để sử dụng tốt tài nguyên nước cho mục tiêu phát triển sản xuất và sinh hoạt cần quy hoạch theo hướng giữ lại nguồn nước hồ Tân Xã và các hồ nhỏ phân bố rải rác trong huyện; sử dụng có hiệu quả nguồn nước được cấp bởi hệ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 46

thống kênh Đồng Mô - Ngải Sơn, Phù Sa; xây dựng các trạm cấp nước tập trung phục vụ sinh hoạt, các cụm, điểm công nghiệp.

f) Tài nguyên nhân văn

Thạch Thất là vùng đất cổ, được khai phá từ thời xa xưa, tên huyện có từ thời thuộc Hán. Từ xưa, trong huyện có nhiều người thi cử và đỗ đạt cao, giữ những trọng trách lớn trong các triều đại phong kiến. Trong đó nhiều người được lưu danh trong sử sách, tiêu biểu là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (thế kỷ XVI).

Thạch Thất là huyện có nhiều di tích lịch sử - tôn giáo, với 98 di tích đình, chùa, đền, miếu, trong đó có 30 di tích đã được xếp hạng. Chùa Tây Phương là công trình di tích lịch sử được xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc giạ Trong huyện có nhiều làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một trong những cái nôi của: múa rối nước, hát chèo, vật cổ điển... Hàng năm nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.

Gắn liền với các di tích là lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, Thạch Thất là nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm truyền thống đa dạng, phong phú, đồng thời là nơi có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Quy hoạch sử dụng đất cần khai thác triệt để các thế mạnh về tài nguyên nhân văn vào mục tiêu phát triển kinh tế của huyện và khu vực.

g) Tài nguyên khoáng sản

Thạch Thất nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính chỉ có: sét để sản xuất gạch ngói, đá ong. Sét có nhiều ở xã Đại Đồng, đất để sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều ở các xã: Cẩm Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng. Đá ong phân bố dọc tỉnh lộ 420, chủ yếu tập trung ở xã Bình Yên.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 47

Việc khai thác các nguồn tài nguyên trên cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, tránh hiện tuợng khai thác tự phát có thể làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến môi trường.

h) Tài nguyên rừng

Diện tích rừng trên địa bàn huyện Thạch Thất là 2.457,14 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình với 2.174,29 ha (bằng 88,5%). Tại đây diện tích rừng nhiều, tập trung bao gồm cả rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Diện tích rừng phòng hộ có 346,03 ha tập trung chủ yếu ở xã Tiến Xuân với 301,03 hạ Diện tích rừng đặc dụng với 325,9 ha có ở Yên Trung và Yên Bình. Diện tích rừng sản xuất chiếm tới gần 70% tổng diện tích rừng. Cây rừng bao gồm tre, nứa, các loại gỗ tạp là chính, các loại gỗ quý còn rất ít. Động vật tự nhiên còn ít, là các thú nhỏ, các loài chim.

Diện tích còn lại (282,85 ha) là rừng trồng sản xuất, phân bố rải rác ở các gò đồi trên địa bàn của 6 xã, trong đó diện tích khá tập trung ở các xã Bình Yên (153,01 ha), Thạch Hòa (62,57 ha), Cần Kiệm (52,45 ha), còn lại các xã Kim quan, Phú Kim, Đồng Trúc diện tích ít, phân tán. Tập đoàn cây trồng lâm nghiệp gồm: bạch đàn, keo lá chàm, keo tai tượng... Ngoài ý nghĩa kinh tế cây lâm nghiệp được trồng trên đất đồi núi dốc có tác dụng phòng hộ, bảo vệ đất, tạo cảnh quan môi trường, điều hoà khí hậụ Động vật tự nhiên ít do chỉ có rừng trồng nằm phân tán ở các đồi núi độc lập, chủ yếu là các loài chim.

Những năm gần đây diện tích rừng trên địa bàn huyện bị thu hẹp khá nhanh do việc thực hiện các công trình, dự án lớn.

i) Cảnh quan môi trường

Do đặc điểm địa hình: đồng bằng xen lẫn đồi bát úp với độ dốc không lớn, có những dòng sông, suối chảy uốn khúc và có những hồ, ao nằm rải rác đã tạo nên cho Thạch Thất một cảnh quan thiên nhiên đẹp. Sông Tích chảy

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 48

uốn quanh từ Bắc xuống Nam, hồ Tân Xã mênh mông nằm ngay trong vùng phát triển công nghệ cao trên địa bàn huyện.

Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, quốc lộ 32, 21, tỉnh lộ 419, 420, 446... chạy qua địa bàn huyện tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng mật độ xe cơ giới hoạt động ngày một tăng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Mật độ phương tiện giao thông hoạt động với mật độ dày gây tiếng ồn, khí thảị Các tuyến đường đang được thi công nâng cấp và mở rộng, các cụm, điểm công nghiệp đang san lấp, xây dựng... tạo ra nhiều khói bụi làm cho không khí bị ô nhiễm.

Ở một số xã, các khu dân cư sống tập trung với mật độ cao, lượng rác thải sinh hoạt nhiều mà không được thu gom và xử lý. Các hồ ao trong khu dân cư hiện nay bị san lấp nhiều ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước. Bởi vậy vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu dân cư đang xuất hiện và ngày càng nặng thêm.

Tại các làng nghề vấn đề môi trường càng bức xúc hơn. Các làng nghề phát triển chủ yếu do tự phát, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư, thực chất là sản xuất tại đất ở của gia đình. Rác thải và phế liệu trong sản xuất chưa được tập kết và xử lý đúng phương pháp. Tại một số làng nghề đã xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

Tại các điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quy hoạch và xây dựng tập trung, vấn đề môi trường được quan tâm hơn, từng bước hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý rác và nước thảị Trong sản xuất trồng trọt, người nông dân còn sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, bệnh và các chế phẩm hoá học cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường.

* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên:

- Thuận lợi

+ Có một số tuyến đường như: cao tốc Láng – Hòa Lạc, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 32 ... chạy qua địa bàn huyện. Đồng thời giáp ranh với các

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 49

quận đang trên đà phát triển nhanh của thành phố như Hà Đông, Cầu Giấy, Thanh Xuân và Sơn Tây ...nên huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển của một huyện ven đô.

+ Đất đai đa dạng, độ phì trung bình đến khá kết hợp với đặc điểm khí hậu thủy văn cho phép phát triển một nền nông nghiệp toàn diện: đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; có điều kiện xen canh gối vụ, rút ngắn chu kỳ sản xuất nông nghiệp của các cây, con để có hiệu quả kinh tế caọ

+ Do huyện có sông Tích chảy qua với các bãi cát bồi tụ hàng năm chính vì vậy đã cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng.

- Hạn chế:

Lượng mưa hàng năm phân bố không đều, mưa tập trung vào mùa mưa

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)