Ở Việt Nam, hầu hết các loại HCBVTV sử dụng trong nông nghiệp đều được nhập khẩu từ nước ngoàị Khối lượng thuốc nhập khẩu tăng theo từng năm. Hiện tượng nhập lậu các loại HCBVTV (bao gồm cả thuốc cấm (khoảng 10%)), thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử dụng vẫn không kiểm soát được.
Việc lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, canh tác không đúng kỹ thuật đang gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất trên phạm vi cả nước.
Kết quả quan trắc cũng cho thấy, một số vùng đất nông nghiệp bị ô nhiễm như ở vùng rau thành phố Hồ Chí Minh, hàm lượng CO tầng đất mặt dao động từ 9,9 - 15mg/kg, vượt ngưỡng cho phép về an toàn nông phẩm;
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34
Crom (Cr) tầng đất mặt đạt 23 - 59mg/kg, vượt ngưỡng an toàn; vùng rau Hóc Môn hàm lượng chì (Pb) trong tầng đất mặt đạt 89mg/kg, vượt ngưỡng cho phép; vùng Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) bị phú dưỡng nitơ (NH4+ dao động từ 30,29mgN/kg đến 102,2mgN/kg; NO3- 6,49mgN/kg đến 7,7mgN/kg). Ở gần nhà máy Phân lân Văn Điển có sự phú dưỡng phốt pho, các KLN như Cd, Cu, Pb và Zn đều xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép (Carter và cs, 1997) [24].
Bảng 2.7 Dư lượng HVBVTV trong một số đất ở Hà Nội
TT Địa điểm lấy mẫu ĐT Lindane Metylparthion Monitor
1 Yên Sở - Thanh Trì 0,002 0 0 0
2 Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì 0 0,001 0 0
3 Thanh Liệt – Thanh Trì 0,001 0,001 0 0
4 Mỹ Đình – Từ Liêm 0 0,007 0 0
5 Minh Khai – Từ Liêm 0 0,003 0 0
6 Uy Nỗ - Đông Anh 0,002 0,005 0 0
7 Bắc Hồng – Đông Anh 0,002 0,005 0 0
8 Vĩnh Ngọc – Đông Anh 0,007 0,007 0 0
9 Cổ Bi – Gia Lâm 0 0,007 0 0
10 Nam Hồng - Đông Anh 0,4 - - 0
11 Tiên Dương – Đông Anh 0,1 - - 0,005
12 Đông Xuân – Sóc Sơn 0 - - 0,007
Ngưỡng cho phép 0,1 0,1 0,1 0,1
(Nguồn: Đề tài KC.08.06, 2005)
Đa số các hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) phân huỷ trong nước rất chậm (từ 6 tháng đến 24 tháng), tạo ra dư lượng đáng kể ở trong đất. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rớt xuống đất và lôi cuốn vào chu trình đất – cây – động vật – ngườị Theo Lichtenstein (1961), 1
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35
năm sau khi phun, ĐT còn 80%, Lindan còn 60%, Aldrin còn 20%; sau 3 năm ĐT còn 50%, Aldrin còn 5%. Clo hữu cơ tồn tại trong đất từ 4 – 15 năm, cacbonat từ 1 – 2 năm (Carter và cs, 1997) [24].