biệt những vấn đề liên quan đến các kỹ năng cần thiết trong NCKH.
4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH trong SV tại ĐH Cửu Long Long
* Đối với nhà trường
- Giải quyết tốt hơn các vấn đề đã nêu trong giới hạn của NCKH trong SV tại ĐH Cửu Long. Long.
- Song, cần nâng cao nhận thức của SV và CBQL về hoạt động NCKH trong SV.
- Tạo môi trường hoạt động sôi nổi: hình thành các giải thưởng khoa học công nghệ với quy mô khác nhau để thu hút cũng như tạo nên một môi trường khoa học năng động, có cơ chế khuyến khích GV tham gia hướng dẫn khoa học thông qua việc khen thưởng về vật chất và tinh thần để tôn vinh công việc NCKH.
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo trong khoa học tại Trường.
* Đối vơi khoa
- Tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm NCKH trong SV. - Tổ chức nhiều hội thảo về chuyên ngành.
- Tăng cường cho SV đi thực tế.
III. KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích, đánh giá với những năm đã thực hiện NCKH, bài viết đã nêu rõ những thành tựu và giới hạn của việc NCKH trong SV tại ĐH Cửu Long. Chất lượng hoạt động NCKH trong SV tại ĐH Cửu Long ngày càng được quan tâm và đầu tư từ phía nhà trường và đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu và thực tiễn đến SV. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động NCKH là chưa tương xứng với tiềm năng của ĐH Cửu Long, việc tổ chức thực hiện các hoạt động NCKH trong SV còn nhiều bất cặp.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Cửu Long, Kỷ yếu 15 năm thành lập trường Đại Học Cửu Long, 2015.
2. Đại học Cửu Long, Tập san hội thảo 15 năm hình thành và phát triển Đại Học Cửu
Long, 2015.
3. Phòng QLKH – SĐH & HTQT, Thống kê đề tài, dự án nghiên cứu khoa học qua các
25
26
TÍNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG MÁY PHUN THUỐC LÚA TỰ HÀNH
Phạm Hửu Trọng I. TÓM TẮT
Từ việc đi thực tế nắm bắt những hạn chế của các máy phun thuốc đi trước và hiểu được những yêu cầu của người sử dụng đối với máy phun thuốc lúa tự hành. Đưa ra hướng giải quyết các mặt hạn chế và đáp ứng những yêu cầu của người sử dụng bằng cách kế thừa những sản phẩm đã có, những sản phẩm được thương mại hóa, để không mất thời gian kiểm chứng và dể dàng thay thế các chi tiết đó khi hư hỏng. Sau khi tiến hành nghiên cứu đạt được kết quả là: giải quyết được các bài toán đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, bài toán về cần phun, bài toán về đường vết bánh xe để lại trên mặt ruộng và bài toán di chuyển trên nền đất yếu. Cụ thể là lựa chọn được phương án thiết kế cần phun hệ thống khung gầm, hệ thống dẫn hướng 4 bánh cũng như hệ thống dẫn động 2 cầu. Từ các phương án thiết kế mô phỏng trên máy tính.