III. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. Giải quyết vấn đề
2.2.2 Phân tích các nhấn tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn trường Đại học của các bạn học sinh lớp 12 ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long
các bạn học sinh lớp 12 ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long
Quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố bên trong và bên ngoài. Nhưng để xác định một cách khoa học những nhân tố nào thực sự có ảnh hưởng như thế nào thì cần phải được kiểm định bằng các mô hình kinh tế lượng. Dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính đa biến đã được thiết lập ở phần cơ sở lý luận, sử dụng phần mềm thống kê kinh tế SPSS để hỗ trợ phân tích, kết quả như sau
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
Nhân tố Hệ số B Hệ số Beta Mức ý nghĩa VIF
Hằng số (constant) 0,388 0,037
Cơ hội trúng tuyển 0,071 0,097 0,081 2,024
Sự nhận định của bản thân 0,084 0,087 0,081 1,610
Sự định hướng của các cá nhân 0,131 0,171 0,000 1,446 Nỗ lực giao tiếp của trường Đại học 0,119 0,122 0,031 2,059 Cơ hội việc làm trong tương lai 0,169 0,232 0,000 1,409 Đặc điểm của trường Đại học 0,206 0,235 0,000 1,777
Cơ hội khẳng định bản thân 0,118 0,140 0,002 1,347
44
Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,533
Hệ số Sig.F 0,000
Hệ số Durbin-Watson 1,663
Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính từ số liệu điều tra thực tế, 2015.
Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 3 ta thấy, hệ số Sig.F của mô hình = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê, phù hợp với tập dự liệu và có thể sử dụng được, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình là 53,3%, tức là sự biến thiên của xu hướng lựa chọn trường Đại học được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào mô hình là 53,3%. Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,663 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Trong và Ngọc. 2008). Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10 nên ta kết luận rằng các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Trọng và Ngọc, 2008).
Qua kết quả phân tích còn cho thấy, tất cả 7 biến đưa vào mô hình đều tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%. Như vậy, các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình được sử dụng tốt. Từ các hệ số này, phương trình hồi quy cho mô hình được viết lại như sau:
Y = 0,388 + 0,071CHTT + 0,084SNDBT +0,171SDH + 0,122NLGT + 0,232CHVL 0,232CHVL
+ 0,235DDT + 0,140CHKDBT Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Cơ hội trúng tuyển càng cao thì xu hướng chọn trường đó càng cao.
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa Sig = 0,081 < 0,1. Ta có thể kết luận rằng có mối tương quan thuận giữa nhân tố Cơ hội trúng tuyển với quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh. Như vậy, ta đã có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H1 ở mức ý nghĩa 10%.
Giả thuyết H2: Sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng đến học sinh về việc chọn trường Đại học nào đó càng lớn thì học sinh sẽ chọn trường đó nhiều hơn.
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa Sig = 0,000 > 0,1. Ta có thể kết luận rằng có mối tương quan thuận giữa nhân tố sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng với quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh. Như vậy, ta đã có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H2 ở mức ý nghĩa 1%.
45
Giả thuyết H3: Trường Đại học có nỗ lực trong tư vấn tuyển sinh, quảng bá hình ảnh đến học sinh càng nhiều thì học sinh sẽ có xu hướng chọn trường đó càng lớn.
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa Sig = 0,031 < 0,05. Ta có thể kết luận rằng có mối tương quan thuận giữa nhân tố nỗ lực giao tiếp của trường Đại học với quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh. Như vậy, ta đã có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H3 ở mức ý nghĩa 5%.
Giả thuyết H4: Trường Đại học đáp ứng được cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cao hơn những trường khác thì học sinh chọn trường đó càng nhiều.
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,01. Ta có thể kết luận rằng có mối tương quan thuận giữa nhân tố cơ hội việc làm trong tương lai với quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh. Như vậy, ta đã có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H4 ở mức ý nghĩa 1%.
Giả thuyết H5: Đặc điểm của trường Đại học càng tốt thì học sinh sẽ chọn trường đó nhiều hơn.
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,01. Ta có thể kết luận rằng có mối tương quan thuận giữa nhân tố đặc điểm của trường Đại học với quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh. Như vậy, ta đã có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H5 ở mức ý nghĩa 1%.
Giả thuyết H6: Cơ hội khẳng định bản thân của các bạn học sinh càng lớn thì xu hướng chọn trường đó của học sinh càng cao.
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa Sig = 0,002 < 0,01. Ta có thể kết luận rằng có mối tương quan thuận giữa nhân tố cơ hội khẳng định bản thân với quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh. Như vậy, ta đã có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H6 ở
mức ý nghĩa 1%.
Giả thuyết H7: Sự nhận định của bản thân về các trường Đại học càng tốt thì học sinh sẽ lựa chọn trường đó nhiều hơn.
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa Sig = 0,081 < 0,1. Ta có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố sự nhận định của bản thân về trường Đại học với quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh. Như vậy, ta đã có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H7 ở mức ý nghĩa 10%.