Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ký túc xá của trường

Một phần của tài liệu KỈ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN 2015 (Trang 62)

III. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

d)Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ký túc xá của trường

Ký túc xá của trường là nơi mà các bạn sinh viên tin tưởng nhất để có thể chuyên tâm lo học hành nhưng hiện nay việc quản lý quá yếu kém làm ảnh hưởng mạnh đến việc học hành của các bạn sinh viên. Do đó, nhà trường cần phải đặt ra các điều kiện cho nhà trọ Huy Hưng thực hiện nhằm đảm bảo về an ninh, trật tự và dãy nhà trọ nam nữ phải nằm riêng biệt nhau, … Có như vậy, thì các bạn sinh viên mới có thể cải thiện được kết quả học tập trong thời gian tới.

3. Kết luận 3.1 Kiến nghị 3.1 Kiến nghị

61

3.1.1 Đối với các bạn sinh viên

Các bạn sinh viên nên nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của viêc tự học đối với học tập và cuộc sống của mình trong tương lai. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cần phải xác định mục tiêu học tập rõ ràng từ đó kiên trì theo đổi mục tiêu đến cùng. Kèm theo đó, là việc lập một kế hoạch tự học đầy đủ và chi tiết cho tất cả các môn học trong học kỳ ngay từ đầu khóa học. Tuy nhiên, các bạn sinh viên cũng nên chú ý đến vấn đề thời gian, chi phí, không gian và điều kiện bản thân. Cuối cùng, các bạn sinh viên cũng nên học tập những kinh nghiệm từ anh chị, bạn bè, thầy cô, người thân, … từ đó sẽ giúp cho các bạn sinh viên tăng cường thêm những kiến thức và rèn luyện được kỹ năng tự học của mình trong tương lai.

3.1.2 Đối với Trường Đại học Cửu Long

Nhà trường nên có những hướng điều chỉnh về phương thức đào tạo sao cho phù hợp với xu thế phát triển của trường, đặc biệt là đối với đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, nhà trường nên mở ra các khóa tập huấn về phương pháp tự học, các kỹ năng lập kế hoạch, các buổi tọa đàm nhằm giúp các bạn sinh viên thiết lập mục tiêu và quản lý thời gian một cách tốt nhất.

Cán bộ giảng viên nên lồng ghép các chương trình giảng dạy với việc kết nối bài tập thực tế để các bạn sinh viên tự mài mò nghiên cứu từ đó cải thiện được thời gian tự học của các bạn sinh viên.

Cuối cùng, nhà trường nên quan tâm hơn về các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tự học của các bạn sinh viên. Đặc biệt, là việc trang bị các tài liệu, sách giáo khoa ở thư viện trường đảm bảo về số lượng và chủng loại các loại sách để đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khi cần của các bạn sinh viên.

3.1.3 Đối với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên

Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên nên phổ biến sâu rộng tầm quan trọng của việc tự học đến với các bạn sinh viên nhằm giúp các bạn sinh viên cải thiện kết quả học tập theo hướng tốt nhất.

Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên nên có những buổi thảo luận, trao đổi với các bạn sinh viên về kỹ năng tự học, phương pháp học, cách thức xác định mục tiêu, … từ đó sẽ giúp cho các bạn sinh viên có thể cải thiện được việc tự học của mình trong thời gian tới theo hướng tốt nhất.

3.2 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài thì nhóm tác giả đã chấp nhận 2 giả thuyết nghiên cứu đó là: Thứ nhất, có sự khác nhau về thời gian tự học giữa các bạn sinh viên có

62

trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học. Thứ hai, có sự khác nhau về kết quả học tập giữa các bạn sinh viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học.

Bên cạnh đó,với kết quả nghiên cứu của đề tài đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên trường Đại học Cửu Long, các nhân tố đó là: Độ tuổi; giới tính; số năm học tại trường; số điểm đậu Đại học của sinh viên; điểm tích lũy trung bình; tỷ lệ các môn học có bài tập nhóm; kế hoạch học tập của sinh viên; đi làm thêm; máy tính cá nhân và sử dụng kết nối Internet để phục vụ học tập. Trong đó, 2 nhân tố tác động mạnh nhất đến thời gian tự học đó là đi làm thêm và máy tính cá nhân của sinh viên.

Với những kết quả nghiên cứu trên thì đề tài cũng đưa ra một số giải pháp giúp cho các bạn sinh viên cải thiện được thời gian tự học của mình bằng cách thực hiện các giải pháp về: vấn đề thay đổi cách nghĩ, cách học của sinh viên; kỹ năng lập kế hoạch tự học cho sinh viên; hoàn thiện cơ sở vật chất và vấn đề đào tạo. Kèm theo đó, Nhà trường kết hợp với các bạn sinh viên nên áp dụng một số giải pháp khác như: giải pháp duy trì khả năng tự học thông qua việc thực hiện bài tập; giải pháp về rèn luyện các kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo cho sinh viên; giải pháp về mở các khóa đào tạo, tập huấn phương pháp tự học hiệu quả và cuối cùng là giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý ký túc xá của trường.

Cuối cùng, nhóm tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp đỡ cho các bạn sinh viên cải thiện được thời gian tự học của mình. Cụ thể, đối với trường Đại học Cửu Long, đối với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và đối với các bạn sinh viên. Nhóm chúng tôi hy vọng rằng bài nghiên cứu này có thể sẽ đem lại một cái nhìn khoa học hơn về vấn đề tự học và học tập ở trường Đại học Cửu Long hiện nay. Đây là một vấn đề không mới nhưng để có thể cải thiện nó thì Nhà trường và các bạn sinh viên phải cùng giải quyết từng khó khăn một cách hợp lý nhất. Đây cũng là cách để các bạn có cơ hội để nhìn nhận và đánh giá về việc tự học của chính bản thân mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Thế Anh (2013), Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, luận văn Thạc

sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Lê Đình (2003), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành Vật lý, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, Mã số

63

3. Nguyễn Hữu Đặng và ctv (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự

học của sinh viên khoa kinh tế Đại học Cần Thơ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Trường, Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Hồ Anh Khoa (2007), Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng quỹ thời gian

đến kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, trường Đại học Cần Thơ.

5. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình Kinh tế lượng (Econometrics), Nhà xuất bản Văn

hóa Thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.

7. Dương Thị Minh Thu, Nguyễn Hoàng Minh, Lê Trường Khanh và Nguyễn Thị Kim Ngân (2014), Đánh giá sự tác động từ việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Cửu Long, Tạp chí Khoa học, Đại học Cửu Long.

64

NHỮNG VẤN ĐỀ SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ MẮC PHẢI TRONG VIỆC HỌC VIẾT TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VIẾT TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

KHẮC PHỤC

Thạch Thị Sa Pha, ThS. Nguyễn Thanh Trúc

TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả này khám phá vấn đề viết Tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ tại Trường Đại Học Cửu Long, và đưa ra một số giải pháp để giúp sinh viên vượt qua những vấn đề này để cải thiện năng lực viết Tiếng Anh. Thời gian để hoàn thành đề tài là 6 tháng. Đối tượng nghiên cứu là 109 sinh viên của các lớp Anh Văn Khóa 13 và 14. Dữ liệu để phân tích là bảng câu hỏi và bài viết Tiếng Anh. Kết quả tìm thấy nhiều vấn đề trong bài viết của người tham gia, nhưng chủ yếu phân tích 6 loại lỗi đó là (1) các thì và hình thức của động từ, (2) mạo từ, (3) sự hòa hợp giữa động từ và chủ từ, (4) số ít và số nhiều, (5) từ liên kết và sự chuyển ý và (6) câu sai mệnh đề phụ và câu liên tiếp. Kết quả cũng cho thấy rằng người tham gia mắc nhiều lỗi về thì và hình thức của động từ, số ít và số nhiều, và từ liên kết và sự chuyển tiếp. Một số giải pháp được đề nghị nhằm cải thiện việc dạy và học môn viết Tiếng Anh tại trường Đại học Cửu Long.

Một phần của tài liệu KỈ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN 2015 (Trang 62)