III. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
2.2 Kết quả nghiên cứu và bình luận
Tác động của phương pháp tự học đến thời gian tự học của sinh viên
Kiểm định giả thuyết Ho1: Có sự khác nhau về thời gian tự học giữa các bạn sinh viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học.
Bảng 3: Kết quả kiểm định sự khác nhau về thời gian tự học của sinh viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học
Trang bị phương pháp tự học Giá trị trung bình
Kết quả kiểm định phương sai Phân tích ANOVA Mức ý nghĩa Mức ý nghĩa Có phương pháp tự học 14,97 0,884 0,015 Không có phương pháp tự học 13,01
55
Theo bảng 3, ta thấy kết quả kiểm định Levene biến thời gian tự học có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05 có thể nói phương sai thời gian tự học đối với biến phương pháp tự học có mức ý nghĩa lớn hơn 5%, do đó phương sai của các nhóm so sánh là bằng nhau từ đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Với độ tin cậy 95%, phân tích ANOVA có kết quả như sau: biến phương pháp tự học có mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 5% (0,015 < 0,05) nên có sự khác biệt về thời gian tự học giữa sinh viên có trang bị phương pháp tự học và sinh viên không trang bị phương pháp tự học. Cụ thể là sinh viên có trang bị phương pháp tự học sẽ có thời gian tự học nhiều hơn so với sinh viên không có trang bị phương pháp tự học (do giá trị trung bình của sinh viên có phương pháp tự học = 14,97 lớn hơn giá trị trung bình của sinh viên không có phương pháp tự học = 13,01). Từ đó, ta đã có đủ bằng chứng để kết luận kiểm định giả thuyết Ho1: Có sự khác nhau về thời gian tự học giữa các bạn sinh viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học được chấp nhận.
Tác động của phương pháp tự học đến kết quả học tập
Kiểm định giả thuyết Ho2: Có sự khác nhau về kết quả học tập giữa các bạn sinh
viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học.
Bảng 4: Kết quả kiểm định sự khác nhau về kết quả học tập giữa các bạn sinh viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học
Trang bị phương pháp tự học Giá trị trung bình
Kết quả kiểm định phương sai Phân tích ANOVA Mức ý nghĩa Mức ý nghĩa Có phương pháp tự học 7,13 0,812 0,085 Không có phương pháp tự học 7,04
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015.
Theo bảng 4, ta thấy kết quả kiểm định Levene biến kết quả học tập có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05 có thể nói phương sai kết quả học tập đối với biến phương pháp tự học có mức ý nghĩa lớn hơn 5%, do đó phương sai của các nhóm so sánh là bằng nhau từ đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Với độ tin cậy 90%, phân tích ANOVA có kết quả như sau: Biến phương pháp tự học có mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 10% (0,085 < 0,1) nên có sự khác biệt về kết quả học tập giữa sinh viên có trang bị phương pháp tự học và sinh viên không trang bị
56
phương pháp tự học. Chi tiết hơn là sinhviên có trang bị phương pháp tự học sẽ có kết quả học tập tốt hơn so với sinh viên không có trang bị phương pháp tự học (do giá trị trung bình của sinh viên có phương pháp tự học = 7,13 lớn hơn giá trị trung bình của sinh viên không có phương pháp tự học = 7,04). Từ đó, ta đã có đủ bằng chứng để kết luận:
Kiểm định giả thuyết Ho2: Có sự khác nhau về kết quả học tập giữa các bạn sinh viên
có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học được chấp nhận.
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Thời gian tự học của sinh viên trường Đại học Cửu Long bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Nhưng để xác định một cách khoa học những nhân tố nào thực sự có ảnh hưởng như thế nào thì cần phải được kiểm định bằng các mô hình kinh tế lượng. Dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính đa biến đã được thiết lập ở phần phương pháp nghiên cứu, sử dụng phần mềm thống kê kinh tế SPSS để hỗ trợ phân tích, kết quả như sau:
Bảng 5: Kết quả hồi qui tuyến tính đa biến
Nhân tố Hệ số B Hệ số Beta Mức ý nghĩa VIF
Hằng số (constant) 9,071 TUOI -0,961 -0,095 0,001 1,784 GIOITINH -4,050 -0,214 0,000 1,932 SNHD 1,633 0,129 0,009 5,398 NO -0,688 -0,035 0,117 1,080 PTDT 0,900 0,042 0,316 3,812 SDDH 0,585 0,131 0,000 2,050 DTB 1,077 0,071 0,017 1,935 SOTC -0,024 -0,019 0,481 1,561 BTN 0,046 0,113 0,000 1,707 KHTH 1,913 0,099 0,000 1,213
57 DLT -4,971 -0,262 0,000 1,577 DLT -4,971 -0,262 0,000 1,577 MT 6,236 0,326 0,000 1,685 INTER 4,833 0,196 0,000 1,899 Hệ số R2 0,748 Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,742 Hệ số Sig.F 0,000 Hệ số Durbin-Watson 1,523
Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính từ số liệu điều tra thực tế, 2015.
Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 5 ta thấy, hệ số Sig.F của mô hình = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê, phù hợp với tập dự liệu và có thể sử dụng được, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (thời gian tự học). Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình là 74,2%, tức là sự biến thiên của thời gian tự học được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào mô hình là 74,2%. Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,523 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Trọng và Ngọc, 2008).Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10 nên ta kết luận rằng các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Trọng và Ngọc, 2008).
Qua kết quả phân tích còn cho thấy, trong 13 biến đưa vào mô hình thì có 3 biến không có ý nghĩa thống kê đó là nơi ở, phương thức đào tạo và số tín chỉ vì có mức ý
nghĩa lớn hơn 10%. Điều này cho thấy, không đủ cơ sở để kết luận rằng Nơi ở, Phương
thức đào tạo, Số tín chỉ có ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên trường Đại học
Cửu Long.
Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi qui còn cho thấy trong 10 biến có ý nghĩa thống kê (Sig. < 5%) thì có 7 biến tác động cùng chiều với thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên. Cụ thể: số năm học Đại học, số điểm đậu Đại học, điểm trung bình tích lũy học kỳ, tỷ lệ phần trăm môn học có bài tập nhóm trong học kỳ, kế hoạch tự học, trang bị máy tính cá nhân và kết nối internet để phục vụ học tập tương quan thuận với thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên, hay nói cách khác là số năm học Đại học, số điểm đậu Đại học, điểm trung bình tích lũy học kỳ, tỷ lệ môn học có bài tập nhóm trong học kỳ cao hơn; các bạn sinh viên có kế hoạch tự học, có trang bị máy tính cá nhân và có kết nối internet để phục vụ học tập thì thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên sẽ tốt hơn.
58
Ngược lại, giới tính của các bạn sinh viên, độ tuổi của các bạn sinh viên và các bạn sinh viên đi làm thêm có tác động nghịch chiều với thời gian tự học trong tuần hay nói cách khác nếu các bạn sinh viên là nam, sinh viên có đi làm thêm và độ tuổi của các bạn sinh viên càng cao thì thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên sẽ giảm. Điều này được giải thích thực tế là các bạn sinh nữ có nhận thức đúng đắn hơn về việc tự học hơn các bạn sinh viên nam và khi các bạn sinh viên có đi làm thêm thì họ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho công việc từ đó thời gian tự học trong tuần sẽ giảm là phù hợp.