Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu KỈ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN 2015 (Trang 53 - 56)

III. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

2.1 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Trường Đại học Cửu Long từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thời gian tự học của sinh viên trường Đại học Cửu Long.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các bạn sinh viên đang học năm 2 đến năm 4 tại Trường Đại học Cửu Long.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp song song với phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:

Nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám phá: Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận tay đôi với một chuyên gia được chọn để thảo luận trong đó chuyên gia được chọn là Thầy Đặng Văn Phan và 15 bạn sinh viên đang học tại trường Đại học Cửu Long để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên. Sau đó, dựa vào bảng câu hỏi điều chỉnh để phỏng vấn thử 20 bạn sinh viên. Từ kết quả đó dùng để thiết kế bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xem xét sự khác nhau về thời gian tự học trên tuần của 2 nhóm đối tượng sinh viên đào tạo theo 2 hình thức khác nhau: Sinh viên đào tạo theo hình thức tín chỉ và sinh viên được đào tạo theo hình thức niên chế. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xem xét những nhân tố ảnh hưởng (đã được xác định ở phần nghiên cứu định tính) đến thời gian tự học của sinh viên trong một tuần.

Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp chọn mẫu

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.Tổng thể nghiên cứu là các bạn sinh viên đang học tại trường Đại học Cửu Long.

Phương pháp xác định cỡ mẫu

Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên trường Đại học Cửu Long. Đối với mô hình hồi

52

quy tuyến tính thì kích thước cỡ mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đưa vào mô hình phân tích. Theo Mai Văn Nam (2008) cho rằng cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu để sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính là 8 lần số biến cộng với 50. Do đề tài có 13 biến được xây dựng trong mô hình hồi quy tuyến tính vì vậy cỡ mẫu ít nhất của đề tài phải là (8 x 13) + 50 = 154 mẫu. Tóm lại, dựa vào phương pháp trên và nhằm tăng thêm tính khoa học cho nghiên cứu nên trong nghiên cứu này nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn 573 bạn sinh viên. Cỡ mẫu được phân bổ như sau:

Bảng 1: Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn nghiên cứu

STT Khoa Số quan sát (Người) Tỷ lệ (%)

1 Khoa học Nông nghiệp 71 12,4

2 Ngoại ngữ - Đông phương học 77 13,4

3 Công nghệ thông tin 57 9,9

4 Kỹ thuật – công nghệ 93 16,2

5 Kế toán – Tài chính – Ngân hàng 99 17,3

6 Ngữ văn 65 11,3

7 Quản trị Kinh doanh 111 19,4

Tổng cộng 573 100

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015.

Phương pháp phân tích

Để thực hiên được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phần mềm thống kê kinh tế SPSS để hỗ trợ việc chạy mô hình hồi quy tuyết tính, thống kê mô tả, phân tích ANOVA để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên Trường Đại học Cửu Long.

Mô hình nghiên cứu

Mô hình hồi qui tuyến tính được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên Trường Đại học Cửu Long. Mô hình phân tích có dạng:

53

TGTH = β0 + β1GT + β2SDDH + β3KHTH + β4PTDT + β5SNDH + β6DTB + β7DLT + β8SOTC + β9BTN + β10MT + β11INTER + β12NO

Trong đó: TGTH là biến phụ thuộc và các biến TGTH, GT,NO,SDDH, KHTH,

PTDT, SNDH, DTB, DLT, SOTC, BTN, MT, INTER là các biến độc lập (biến giải thích). Các biến độc lập trong mô hình được giải thích cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến Diễn giải Loại Đơn vị tính Tác giả Kỳ

vọng TGTH Thời gian tự học

của sinh viên

Định lượng

Giờ/tuần

GT Giới tính Biến giả = 1 nếu là nam; = 0 nếu là nữ

Anh, 2013; Đặng và ctv, 2014

-

NO Nơi ở Biến giả = 1 nếu ở nhà

trọ = 0 khác

Đặng và ctv, 2014 +

SDDH Số điểm đậu Đại học Định lượng Số điểm Đặng và ctv, 2014 + PTDT Phương thức đào tạo Biến giả = 1 tín chỉ; = 0 niên chế Bộ GD&ĐT, 2007 + SNDH Số năm học Đại học Định lượng Số năm Đặng và ctv, 2014 + DTB Số điểm tích lũy trung bình Định lượng Số điểm Đặng và ctv, 2014 +

KHTH Kế hoạch tự học Biến giả = 1 nếu có kế hoạch tự học; = 0 nếu không có kế hoạch tự

54 học học

DLT Đi làm thêm Biến giả = 1 có đi làm thêm; = 0 không đi làm thêm Đặng và ctv, 2014; Thu, 2014; Khoa, 2007; và Anh, 2013 - SOTC Số tín chỉ trong HK Định lượng Số tín chỉ Đặng và ctv, 2014 - BTN Tỷ lệ môn học có BT nhóm Định lượng % Đặng và ctv, 2014 + MT Máy tính cá nhân Biến giả = 1 là có; = 0 là không có Đặng và ctv, 2014; Lê Đình, 2003 + INTE R

Internet Biến giả = 1 là có; =0 là không có.

Đặng và ctv, 2014; Anh, 2013; Lê Đình, 2003

+

Một phần của tài liệu KỈ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN 2015 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)