Khảo sát số heo con qua các thời điểm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 57 - 61)

Theo Nguyễn Tấn An (2009), số con sơ sinh sinh ra phụ thuộc vào tuổi nái, chế độ nuôi dưỡng chăm sóc trước và sau khi phối. Vì nếu dinh dưỡng kém thì số trứng rụng ít đi làm giảm tỷ lệ đậu thai, giảm số con sinh ra/ổ. Ngoài ra, việc xác định thời điểm phối giống, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến số con sinh ra. Bên cạnh đó, Thạch Thanh Thúy (2002) cho rằng lứa 1 có số con sơ sinh thấp là phù hợp với sinh lý bình thường của gia súc bởi vì heo cái hậu bị mới chuyển lên sinh lý sinh dục chưa ổn định, số trứng rụng biến động cao (13-25 trứng/lần lên giống) đến lứa đẻ tiếp theo số trứng rụng ổn định hơn (22-25 trứng/lần lên giống). Kết quả số heo con qua các thời điểm được trình bày qua Bảng 4.1.

Bảng 4.1: Số heo con qua các thời điểm

NT Chỉ tiêu

NT1 NT2 NT3 SEM P

Số con sơ sinh (con/ổ) 8,67 9,33 9,67 0,88 0,73 Số con sơ sinh còn sống (con/ổ) 8,67 9,00 9,67 0,79 0,68 Số con còn sống để nuôi (con/ổ) 8,67 9,00 9,33 0,64 0,77 Số con 21 ngày tuổi (con/ổ) 8,00 9,00 9,00 0,75 0,58 Số con cai sữa (con/ổ) 8,00 8,67 8,67 0,64 0,71

Tỷ lệ nuôi sống (%) 92,59 96,29 92,86 3.71 0,74

NT1: Nhóm heo có thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: Nhóm heo có thể trọng TB (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Nhóm heo có thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)

47

NT1: Nhóm heo có thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: Nhóm heo có thể trọng TB (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Nhóm heo có thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)

SCSSĐN: Số con sơ sinh để nuôi; SC21: Số con 21 ngày tuổi; SCCS: Số con cai sữa

Hình 4.1: Số heo con qua các thời điểm

Qua Bảng 4.1 và Hình 4.1, số con sơ sinh của NT1, NT2 và NT3 lần lượt là 8,67, 9,33 và 9,67. Tuy sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng ta thấy ở NT3 có số con cao nhất là 9,67 và ở NT1 có số con thấp nhất là 8,67. Kết quả cho thấy, số con sơ sinh tương đối thấp so với kết quả nghiên cứu của Nhan Văn Thông (2008) là (10,5-11,33 con), kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Dân (2006) với số con sơ sinh ở heo nái tơ là 9-10 con/ổ, so với kết quả nghiên cứu của Trương Thanh Phong (2008) số con sơ sinh lứa 1 là 7 con/ổ, Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004) với 7-8 con/ổ thì kết quả theo dõi của tôi cao hơn.

Kết quả thu được tương đối phù hợp với nhận định của Nguyễn Minh Thông (1997), heo nái tơ lứa đẻ đầu do cơ thể chưa ổn định cần nhu cầu duy trì, tăng trưởng và mang thai hoặc nuôi con nên kết quả sản xuất thường kém hơn heo nái rạ. Theo Võ Trọng Hốt (2000), thì khả năng sản suất của heo nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau. Heo cái hậu bị ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con ổ/thấp. Sau đó từ lứa 2 trở đi, số heo con/ổ sẽ tăng dần lên cho đến lứa thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm.

48

Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), mối quan hệ giữa cường độ sinh trưởng với heo cái hậu bị với khả năng sinh sản của chúng đã được nhiều tác giả đề cập tới nhóm tác giả Berruecos và cộng sự (1970); England M.J (1997); Newton và cộng sự (1975) (Dẫn theo tài liệu của Phùng Thị Dân ctv., 1980) đã xác định, có mối tương quan không thuận giữa khả năng tăng khối lượng của heo cái hậu bị và khả năng sinh sản của chúng sau đó. Điều này cho thấy, để đạt số con sơ sinh nhiều và đảm bảo heo mẹ nuôi con tốt thì ta nên chọn những con có thể trọng khi đẻ không mập cũng không quá ốm.

Qua Bảng 4.1, số con sơ sinh còn sống (con/ổ) của NT3 là 9,67 cao nhất, kế đến là NT2 với 9,00 và thấp nhất là NT1 với 8,67, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nhan Văn Thông (2008) số con sơ sinh sống (10,5-10,41), so với kết quả của Võ Văn Ninh (2006) 8-10 con còn sống, thì kết quả thu được là khá phù hợp. Do nơi tiến hành bố trí thí nghiệm nuôi heo nái đẻ là chuồng ô nên trong 3 ngày đầu sau khi đẻ heo mẹ còn khá mệt và heo con dễ bị mẹ đè khi đi xung quanh mẹ. Bên cạnh đó, Ấn phẩm Kiến thức chăn nuôi heo (2010) cũng cho rằng vào những ngày nóng do năng lực cho sữa của heo nái thường xuyên bị giảm sút và heo con nằm gần mẹ dễ bị đè. Vào những ngày mát mẽ heo được bú sữa đầy đủ, nằm trong lồng úm cách xa mẹ nên hạn chế được vấn đề nái đè (tỷ lệ chết do heo mẹ đè chiếm 55,3% tổng số con chết trong vòng 3 ngày đầu). Những con có trọng lượng khi đẻ lớn thì số con sơ sinh lớn, khả năng sống của heo con sơ sinh cũng cao hơn những con quá nhỏ.

Số con sơ sinh để nuôi (con/ổ) ở NT 3 cao nhất có 9,67, NT2 thấp hơn với 9,00, trong khi NT1 thấp nhất chỉ có 8,67, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự chênh lệch giữa số con sơ sinh/ổ và số heo con để nuôi/ổ do nhiều nguyên nhân: heo con sinh ra yếu, trọng lượng sơ sinh thấp, thai chết khô, bị ngộp,… Vì vậy, số heo con còn sống để nuôi luôn thấp hơn số con sơ sinh/ổ. Theo Nguyễn Tấn An (2009), số heo con để nuôi là số heo còn sống sau 24 giờ kể từ khi nái đẻ xong con cuối cùng. Số heo con hao hụt lúc sơ sinh là do nhiều nguyên nhân: do chăm sóc heo con, chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ, heo con sinh ra yếu, thai chết khô, bị dị tật, trọng lượng quá nhỏ nên bị loại ngay, heo con bị đè,… cho nên số heo con còn sống bao giờ cũng thấp hơn số con sơ sinh đẻ ra/ổ.

Qua Bảng 4.1, số con 21 ngày tuổi (con/ổ) của NT2 và NT3 là 9,00 con/ổ, trong khi đó ở NT1 chỉ có 8,00 con/ổ, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Nhan Văn Thông (2008) số con 21 ngày tuổi biến động trong khoảng 9,17-9,67 con. Theo

49

Nguyễn Minh Thông (1997), thời gian từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, đây là giai đoạn phần lớn heo con bị hao hụt trong thời gian theo mẹ. Trong giai đoạn sơ sinh như sự khác biệt môi trường trong bụng mẹ và môi trường bên ngoài, hay là từ giai đoạn úm sang bỏ úm, rồi những ngày đầu tiếp xúc với nước (do tắm mẹ, rửa chuồng,…) làm ẩm độ chuồng nuôi cao mà cơ thể heo con thì sức đề kháng thấp nên dễ gây ra bệnh tật, tiêu chảy. Điều này chẳng những ảnh hưởng đến thể trọng của heo con mà còn làm tỉ lệ hao hụt tăng lên (do heo bị còi, kiệt sức chết) vì thế yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng rất quan trọng.

Số con cai sữa (con/ổ) qua Bảng 4.1, NT2 và NT 3 cho kết quả bằng nhau 8,67 (con/ổ), NT1 có 8,00 (con/ổ) sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả của Huỳnh Thị Ái Xuyên (2008) 8,80 (con/ổ) với heo lứa đầu tiên và thấp hơn so với Trần Trung Tình (2012) số con cai sữa ở lứa 1-2 là 8,94 (con/ổ). Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn so với kết quả của Nhan Văn Thông (2008) với số con cai sữa: 9,17-9,67.

Theo nhận định của Lưu Tuấn Kiệt (2007), số con cai sữa là chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của heo. Số con cai sữa phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, phản ánh tính nuôi con của nái và khả năng thích nghi của heo con. Bên cạnh đó, Trần Thị Bích Phượng (2007), cho rằng sự hao hụt của heo con trong giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào lượng thức ăn và chất lượng thức ăn cung cấp cũng như qui trình chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ.

Dựa vào Bảng 4.1, tỷ lệ nuôi sống (%) của NT2 cao nhất với 96,3%, kế đến là NT 3 là 92,86 và thấp nhất là NT1 92,59%. Qua kết quả cho thấy, nhóm heo có thể trọng trung bình có tỷ lệ nuôi sống cao nhất, tuy nhiên do điều kiện nuôi ở trại là dạng chuồng ô nên heo con dễ chết bị mẹ đè vì thế mà tỷ lệ nuôi sống tương đối thấp hơn so với những heo nuôi dạng chuồng ép.

Theo Nguyễn Thiện và ctv. (2005), chỉ tiêu số heo con cai sữa (CS)/lứa là chỉ tiêu quan trọng nhất có liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi heo con bú sữa, khả năng tiết sữa và khả năng nuôi con của heo mẹ. Theo Nguyễn Thiện (1996), thể trạng heo quá béo khi đẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết sữa của heo nái nuôi con. Mặc khác, trọng lượng lúc đẻ ảnh hưởng rất lớn đến heo mẹ trong thời gian nuôi con. Heo có tầm vóc vừa phải không quá mập cũng không quá ốm, sẽ giúp cho heo mẹ đẻ dễ hơn là heo mập mỡ hay quá gầy, tỷ lệ hao hụt heo con chết do mẹ đè tỷ lệ thuận với tầm vóc của heo mẹ. Trọng lượng heo quá nhỏ hoặc gầy ốm cũng đồng nghĩa với việc heo mẹ chưa

50

chuẩn bị tốt thỏa mãn điều kiện để nuôi con, cung cấp sữa quá ít heo con không đủ bú dẫn đến dễ chết do đói không đủ sữa bú,…

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 57 - 61)