Thức ăn chế biến công nghiệp dành cho heo con theo mẹ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 43)

2.7.1 Thức ăn hỗn hợp (TĂHH)

Theo Vũ Duy Giảng và ctv. (1997), TĂHH cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con vật duy trì và sản xuất mà không cần thêm một loại thức ăn nào khác (trừ nước uống). TĂHH hoàn chỉnh được sản xuất dưới 2 dạng: TĂHH dạng

33

bột và TĂHH dạng viên. Hiện nay, thức ăn viên chiếm 60-70% tổng lượng TĂHH.

Theo Tôn Thất Sơn và ctv. (2005) ưu điểm của thức ăn dạng viên thể hiện như sau:

+ So với thức ăn dạng bột khi cho gia súc ăn thức ăn dạng viên giảm được lượng thức ăn rơi vãi 10-15%. Giảm được thời gian cho ăn và dễ cho ăn. Một ưu điểm nổi bật của TĂHH dạng viên là khi ăn, vật nuôi không có sự lựa chọn thức ăn, ép chúng phải ăn theo nhu cầu dinh dưỡng đã định.

+ Thức ăn dạng viên còn giảm được bụi và giảm được những bệnh đường hô hấp cho vật nuôi. Thức ăn dạng viên còn giúp cho người chăn nuôi giảm được không gian dự trữ.

2.7.2 Thức ăn đậm đặc

Thức ăn đậm đặc loại thức ăn cao đạm, giàu vitamin, khoáng, có chất kích thích ngon miệng, hương vị thơm,... được chế biến hỗn hợp từ nhiều loại dưỡng chất như bột cá, bột sữa, bột thịt xương, bột đá (CaCO3), bột vỏ sò, AA (L-Lys, DL-Met), premix vitamin-khoáng, hương liệu thơm, chất kết dính,... (Lê Minh Hoàng, 2000).

2.7.3 Các chất bổ sung

Các chất bổ sung có nguồn gốc từ tổng hợp hóa học, ly trích tự nhiên hoặc lên men vi sinh vật với thành phần và chức năng rất đa dạng. Có thể kể đến như acid amin tinh khiết, kháng sinh, enzyme, chất tạo mùi, chất chống oxy hóa, chất chống mốc,… Các premix vi khoáng và premix vitamin cũng được xếp trong nhóm này. Premix là một hỗn hợp được trộn trước gồm các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Zn, Mn, I, Se,…) và các loại vitamin cần thiết cho thú chiếm số lượng rất nhỏ trong thức ăn nên thường được tính bằng mg/kg (ppm). Trong premix hầu như không có protein và năng lượng. Một vài loại premix tùy theo nhà sản xuất có khi yêu cầu mức sử dụng đến 4% trong thức ăn. Trường hợp này nếu không tính toán công thức ngay từ đầu có thể dẫn đến thức ăn sau khi pha trộn bị giảm bớt lượng protein, acid amin, năng lượng so với nhu cầu mong muốn. Tùy theo thành phần có premix vitamin, premix khoáng, hay premix vitamin-khoáng, trong đó premix vitamin dễ sử dụng hơn các loại premix khác.

34

2.8 Một số bệnh thường gặp ở heo con 2.8.1 Tiêu chảy ở heo con 2.8.1 Tiêu chảy ở heo con

Theo Trương Lăng (2000), Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy là do chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn thay đổi, không đảm bảo dinh dưỡng, phương thức và thời gian cho ăn thay đổi,... Bệnh tiêu chảy phổ biến ở heo con sau cai sữa chuyển sang gia đoạn nuôi thịt, bệnh gây viêm ruột cấp tính và mãn tính. Bệnh không chỉ xảy ra ở 1-2 con mà xảy ra với số lượng lớn.

2.8.2 Bệnh đường hô hấp

Bệnh viêm phổi do Mycoplasma. Đặc điểm của bệnh là ho kéo dài nhiều tuần, heo chậm lớn, sức kháng bệnh yếu,… Nếu kết hợp với các vi trùng gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng viêm phổi nặng với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, thở khó.

2.8.3 Bệnh ghẻ

Thường gây ra do loài Sarcoptes scabiei var suis đây là loài ghẻ quan trọng ở heo. Đặc điểm của bệnh là tổn thương thường thấy ở phần đầu sau đó lan rộng ra khắp cơ thể, đuôi và chân. Ngứa ngáy và eo có phản ứng tăng mẫn cảm với ghẻ. Da dày, xù xì, khô và phủ một lớp vẩy màu xám sau đó tạo những lỗ hổng lớn ăn sâu xuống da, có khi kết hợp với nấm.

2.8.4 Bệnh về khớp

Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi khuẩn (Streptococcus suis, E.coli, Staphylococcus…) và Mycoplasma. Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi; đồng thời bệnh làm cho lợn tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn.

35

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương tiện thí nghiệm

3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013 tại Nông Trường Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cần Thơ

Vị trí:Nông trường Cờ Đỏ thuộc Công ty TNHH MTV Nông Nghiệp Cờ

Đỏ, tọa lạc tại xã Thạnh phú, huyện Cờ Đỏ, Thành Phố Cần thơ. Nằm trên vùng đất phù sa nước ngọt quanh năm do sông Hậu bồi đắp. Tổng diện tích tự nhiên là 5.900 ha. Nông trường Cờ Đỏ được thành lập từ năm 1976. Trại heo được xây dựng theo mô hình VAC. Trong đó, chuồng nuôi heo ao nuôi cá và xung quanh trại có cây cối làm không khí mát mẽ cho chuồng nuôi.

Vị trí trại heo Nông trường Cờ Đỏ

36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2 Chuồng trại

Chuồng trại được xây dựng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Hướng cửa chuồng hướng về phía Đông, nhận được ánh sáng sớm giúp heo con sưởi ấm và diệt khuẩn trong chuồng nuôi. Trại nuôi heo được bố trí theo hệ thống chuồng hở, sự kết hợp giữa ao nuôi cá và chuồng trại xung quanh có cây xanh tạo bóng mát, nên làm cho nhiệt độ chuồng nuôi luôn mát mẻ.

Hình 3.2: Sơ đồ tổng quát trại nuôi heo tại Nông trường Cờ Đỏ

Trại hiện có 5 dãy chuồng, 3 dãy nuôi heo nái sinh sản và 2 dãy nuôi heo thịt. Dãy chuồng được xây dựng kiểu 2 mái, mái lợp ngói và nền làm bằng xi măng chắc chắn (Hình 3.3).

Chuồng xây kiểu dãy đôi gồm: 35 ô ép bằng sắt nuôi nái khô chờ phối và nái mang thai; 14 ô cho nái nuôi con, trong mỗi ô chuồng có ô úm cho heo con; 6 ô cho heo con sau cai sữa. Diện tích ô chuồng heo nái nuôi con là 2,5 m x 3,5 m. Diện tích ô cai sữa là 3 m x 3,5 m.

DÃY 1 HEO NÁI SINH SẢN HEO CAI SỮA DÃY 3 HEO NÁI SINH SẢN HEO CAI SỮA NHÀ TRỰC NHÀ KHO DÃY NUÔI HEO THỊT

DÃY NUÔI HEO THỊT

AO NUÔI CÁ VĂN PHÒNG LÀM VIỆC NHÀ KHO KÊNH RẠCH ĐƯỜNG LỘ CỔNG TRẠI LỐI ĐI B DÃY 2 HEO NÁI SINH SẢN HEO CAI SỮA

37

Hình 3.3: Dãy chuồng nuôi heo thí nghiệm

3.1.3 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành khảo sát vào thời điểm heo bắt đầu đẻ đến hết giai đoạn nuôi con. Mỗi heo được đo dài thân và vòng ngực lúc bắt đầu đẻ.

Các heo nái đẻ được bố trí ngẫu nhiên khi thực hiện lấy các chỉ tiêu. Các số liệu thuộc các chỉ tiêu theo dõi được thu thập hàng ngày và ghi vào sổ.

Số lượng heo thí nghiệm: 9 heo nái đẻ lứa 1

NT1: 3 con nái có thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: 3 con nái có thể trọng TB (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: 3 con nái có thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)

Hình 3.4: Heo thí nghiệm

3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm

Cân dùng trong thí nghiệm gồm 2 loại: cân đồng hồ nhỏ 5 kg để cân thức ăn và heo con sơ sinh, độ chính xác 20 g; cân đồng hồ nhỏ 30 kg để cân heo con 21 ngày tuổi và cai sữa, độ chính xác 100 g.

38

Sổ ghi chép lý lịch heo nái đẻ, mỗi heo nái được ghi chép rỏ ràng về số con sơ sinh đẻ ra tình trạng sức khỏe, khả năng sử dụng thức ăn của nái trong giai đoạn nuôi con và sự tăng trưởng phát triển của heo con. Các số liệu sau đó được nhập vào máy tính và quản lý bằng phần mềm excel.

Các dụng cụ khác như: thước dây, ống tiêm, thuốc thú y, kìm bấm răng, kéo, kìm cắt đuôi, bút lông, lồng cân heo, máy chụp hình,…

3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm

Thức ăn dùng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam

Hình 3.6: Thức ăn dùng trong thí nghiệm NOVO 9666, NOVO 9667 và HI-GRO 550S

Gồm 3 loại thức ăn:

+ Thức ăn hỗn hợp dạng viên dành cho heo nái mang thai (sau phối giống-2 tuần trước khi đẻ) NOVO 9666. Nguyên liệu gồm: bắp, tắm, cám gạo, bột cá, khô dầu các loại, axit amin, khoáng đa lượng, premix vitamin-khoáng vi lượng, chất phụ gia,…

39

+ Thức ăn hỗn hợp dạng viên dành cho heo nái nuôi con (2 tuần trước khi đẻ đến phối giống) và nọc (100kg thể trọng trở lên) NOVO 9667. Nguyên liệu gồm: bắp, tắm, cám gạo, bột cá, khô dầu các loại, axit amin, khoáng đa lượng, premix vitamin-khoáng vi lượng, chất phụ gia,…

+ Thức ăn hỗn hợp dạng viên dành cho heo sữa (5 ngày tuổi-12kg thể trọng) HI-GRO 550S. Nguyên liệu gồm: bắp, tắm, cám gạo, bột cá, khô dầu các loại, axit amin, khoáng đa lượng, premix vitamin-khoáng vi lượng, chất phụ gia,…

Ba loại thức ăn này được phối hợp các thành phần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho heo ở các giai đoạn khác nhau và thành phần dinh dưỡng của từng loại thức ăn được trình bày ở các Bảng 3.1; 3.2 và 3.3 như sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1: Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp (NOVO 9666)

Thành phần Hàm lượng

Độ ẩm (tối đa) 14%

Protein thô (tối thiểu) 13%

Xơ thô (tối đa) 8%

Ca (tối thiểu - tối đa) 0,6 – 1,4%

Năng lượng trao đổi (tối thiểu) 2900 Kcal/kg

Kháng sinh, hóa dược không có

P tổng số (tối thiểu – tối đa) 0,5 – 1,0%

Lysine tổng số (tối thiểu) 0,6%

40

Bảng 3.2: Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp (NOVO 9667)

Thành phần Hàm lượng

Độ ẩm (tối đa) 14%

Protein thô (tối thiểu) 16%

Xơ thô (tối đa) 7%

Ca (tối thiểu - tối đa) 0,6 – 1,2%

Năng lượng trao đổi (tối thiểu) 3100 Kcal/kg

Amoxycillin (tối đa) hoặc Avilamycin (tối đa) 150 mg/kg hoặc 10 mg/kg Hoặc Sulfadimedine (tối đa) hoặc Trimetroprim (tối đa) 160 mg/kg hoặc 40 mg/kg

P tổng số (tối thiểu-tối đa) 0,5-1,0%

Lysine tổng số (tối thiểu) 0,9%

Methionine+Cystine tổng số (tối thiểu): 0,5%

Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp (HI-GRO 550S) được trình bày qua Bảng 3.2.

Bảng 3.3: Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp (HI-GRO 550S)

Thành phần Hàm lượng

Độ ẩm (tối đa) 14%

Protein thô (tối thiểu) 21%

Xơ thô (tối đa) 3,5%

Ca (tối thiểu - tối đa) 0,6 – 1,2%

Năng lượng trao đổi (tối thiểu) 3300 Kcal/kg (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Amoxycillin (tối đa) hoặc Colistin (tối đa)

300 mg/kg 180 mg/kg

Hoặc Tilmicosin (tối đa) 200 mg/kg

P tổng số (tối thiểu – tối đa) 0,5 – 1,0%

Lysine tổng số (tối thiểu) 0,6%

Methionine+Cystine tổng số (tối thiểu) 0,4%

3.1.6 Nước uống cho heo trong thí nghiệm

Nước cho heo uống được bơm từ hệ thống mạch nước ngầm và xử lý sau đó đưa lên dụng cụ chứa nước và đưa đến núm uống tự động ở mỗi ô chuồng.

41

3.1.7 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm

Các loại vaccin phòng bệnh dịch tả, PRRS, Mycoplasma, Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng

Thuốc phòng và trị bệnh: Penicilline, Tulavitryl, Forloxin, Vicox Toltra,..

3.1.7 Công tác thú y tiêm phòng cho cái hậu bị, nái mang thai và heo con theo mẹ

a) Công tác phòng bệnh và tình hình bệnh tại trại

+ Sau đợt xuất heo hoặc chuyển heo các ô chuồng được chà rữa sạch, quét vôi và để trong 3=>5 ngày trước khi cho heo khác vào.

+ Trong thời gian thực tập ở trại, heo con bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy và ít viêm khớp. Không thấy hội chứng MMA xảy ra trên heo sinh sản.

+ Heo nọc: Tiêm phòng các loại vaccine dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, parvo. Tiêm nhắc 4 tháng 1 lần. Đối với FMD 6 tháng 1 lần.

+ Heo nái: Vaccine FMD tiêm nhắc lại 6 tháng 1 lần. Tiêm vaccine dịch tả lần 1 từ 22-24 ngày nuôi con, lần 2 từ 90-95 ngày mang thai. Tiêm vaccine tụ huyết trùng từ 70 ngày mang thai. Vaccine phó thương hàn: 90-100 ngày mang thai.

+ Heo hậu bị: Tiêm vaccine dịch tả, FMD 6 tháng tuổi tiêm 1 lần. Tiêm vaccine parvo: 150 ngày tuổi tiêm 1 lần.

Lịch tiêm phòng heo con theo mẹ được trình bày ở Bảng 3.4 như sau.

Bảng 3.4: Tiêm phòng cho heo con theo mẹ

Ngày tuổi Bệnh Tên thuốc Hãng Liều lượng

3 ngày Fe Feriron Vemedim 2 ml

Cầu trùng Vicox Toltra Vemedim 1 giọt

7 ngày Fe Feriron Vemedim 2 ml

Cầu trùng Vicox Toltra Vemedim 2 giọt

Viêm phổi Mycolasma Bayer 1 ml

14 ngày Viêm phổi Mycolasma Bayer 1 ml

42

3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (lứa đẻ đầu ở heo cái hậu bị, khác nhau ở thể trọng khi phối giống) và 3 lần lặp lại (mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 heo cái hậu bị). Bố trí thí nghiệm được trình bày qua Bảng 3.5.

NT1: Thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: Thể trọng trung bình (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)

Bảng 3.5: Bố trí thí nghiệm

3.2.2 Phương pháp tiến hành

Theo dõi năng suất sinh sản của đàn heo cái hậu bị đối với từng nhóm heo có ngày tuổi phối giống bằng nhau: số con đẻ ra trên lứa, trọng lượng sơ sinh, số con 21 ngày tuổi, trọng lượng heo con lúc 21 ngày tuổi, số con cai sữa, trọng lượng cai sữa của heo con theo mẹ.

Xác định mức độ hao mòn của cơ thể nái thông qua khối lượng hao mòn và tỷ lệ hao mòn qua giai đoạn nuôi con.

Phương pháp thu thập số liệu :

+ Mỗi heo được theo dõi riêng, các số liệu được thu thập và ghi chép vào sổ

+ Ghi nhận tuổi phối giống, số con đẻ ra, số con để nuôi, số con 21 ngày tuổi và số con cai sữa

+ Cân trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ, lúc 21 ngày tuổi và lúc cai sữa + Theo dõi lượng thức ăn của heo nái mang thai, heo nuôi con trong thời gian thí nghiệm và thức ăn tập ăn cho heo con theo mẹ

+ Đo dài thân và vòng ngực của heo thí nghiệm được đo bằng thước dây; Vòng ngực đo ở các thời điểm: nái chuẩn bị đẻ, đẻ sau 24h và cai sữa.

NT Lặp lại Thể trọng nhỏ Thể trọng TB Thể trọng lớn 1 … … … 2 … … … 3 … … …

43

3.2.2.1 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo nái trước đẻ và nuôi con

+ Heo được tắm 1-2 lần/ngày (9h sáng và 14h chiều) tùy theo thời tiết trong ngày. Chất thải được thải trực tiếp xuống ao nuôi cá không qua xử lý.

+ Heo được cho ăn ngày 2 bữa: sáng và chiều; lượng tùy vào nhu cầu giai đoạn và thể trạng của heo nái như: heo nái mang thai 2-3 kg/ngày, heo nái khô chờ phối 2kg/ngày và heo nái nuôi con 4-5 kg/ngày.

+ Heo nái sau khi sinh thì không cho ăn và được tiêm phòng viêm vú, viêm tử cung bằng thuốc Procain Penicillin với liều 4.000.000 IU được chích 1 lần và tiêm Vit C cho heo nái mẹ. Tiêm oxytocin kích thích sự co bóp tống nhau ra ngoài sau khi nái đã đẻ hết con.

3.2.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo con giai đoạn theo mẹ

+ Heo sơ sinh sau khi đẻ ra được lau chùi cẩn thận, cân trọng lượng và ghi vào sổ, sau đó rải bột úm giữ ấm cho heo con. Heo sơ sinh được nuôi trong ô úm có lót đệm giữ ấm, có đèn úm vào ban đêm lẫn ban ngày, giai đoạn này không tắm, đến sau 10 ngày tuổi thì tắt đèn vào ban ngày và mở đèn úm vào ban đêm, đồng thời bắt đầu tập cho heo con ăn bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên dành cho heo sữa (5 ngày tuổi-12 kg thể trọng). Sau khi heo mẹ sinh xong thì cho heo con bú sữa đầu nếu trường hợp heo đẻ chậm ta có thể cho những heo con vừa đẻ ra bú sữa nhằm mục đích thúc vú kích thích heo mẹ rặn đẻ đẩy con ra ngoài.

+ Heo con sơ sinh sau 3 ngày tuổi thì chích sắt Ferion, 2 ml/con, bấm răng, cắt rốn đã khô và cho uống ngừa cầu trùng Vicox Toltra, với liều lượng 1 giọt/con (1 giọt = 0,8 ml).

+ Heo con chết, thai chết, nhau thai được cho cá ăn.

+ Những bầy heo con thí nghiệm đến 21 ngày tuổi thì cân heo ghi lại khối lượng vào sổ.

+ Heo con 1 tháng tuổi thì cai sữa. Cân trọng lượng heo con cai sữa ghi vào sổ, cân từng con để độ chính xác cao.

+ Sau khi cai sữa khoảng 1 tuần, heo cùng trọng lượng được dồn lại với nhau, một ô khoảng 25 con.

+ Đến trọng lượng khoảng 35-40 kg/con thì chuyển qua dãy chuồng nuôi thịt. Khi chuyển heo con xuống chuồng nuôi thịt chỉ chuyển những con khỏe

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 43)